Những sự kiện trong nước đáng chú ý trong tuần (từ 23-2-2009 đến 1-3-2009)
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam thăm Thái Lan và dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Hiệp hội các quốc gia Ðông - Nam Á.
Ngày 23-2-2009, tại Thủ đô Băng-cốc (Thái Lan), Ðoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam, do Ðại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng, dẫn đầu, đã hội đàm với đoàn lãnh đạo Bộ Quốc phòng Thái Lan do Bộ trưởng Quốc phòng Pra-vít Vông-xu-van (Prawit Wongsuwan) dẫn đầu. Hai bên thông báo cho nhau về tình hình an ninh, quốc phòng mỗi nước, đồng thời trao đổi quan điểm về các biện pháp nhằm thúc đẩy và nâng mối quan hệ quân sự giữa Việt Nam và Thái Lan phát triển ngang tầm với các lĩnh vực khác, góp phần thúc đẩy các mối quan hệ chung. Bộ trưởng Phùng Quang Thanh tham dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Hiệp hội các quốc gia Ðông - Nam Á (ADMM) lần thứ ba tại Pat-tay-a. Tại ADMM lần này, phía Việt Nam nêu vấn đề tôn trọng Tuyên bố ứng xử Biển Ðông (DOC), trong đó nêu rõ tình hình Biển Ðông phức tạp, tồn tại tranh chấp, do đó các bên cần hết sức kiềm chế, không làm phức tạp thêm tình hình, tiến tới xây dựng bộ Quy tắc ứng xử Biển Ðông (COC), trên cơ sở đó tìm giải pháp các bên chấp nhận được, đồng thời tôn trọng chủ quyền của các nước, tôn trọng công ước Luật Biển quốc tế năm 1982.
2. Chính phủ Nhật Bản cam kết nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam.
Ngày 23-2-2009, tại Tô-ki-ô, Thủ tướng Nhật Bản Ta-rô A-sô tiếp Bộ trưởng Kế hoạch và Ðầu tư Võ Hồng Phúc với tư cách là Ðặc phái viên của Thủ tướng, sang thăm và làm việc tại Nhật Bản. Bộ trưởng Ngoại giao Hi-rô-phu-mi Na-ka-sô-nê đã gặp và thảo luận với Bộ trưởng Võ Hồng Phúc về quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản. Liên quan lĩnh vực ODA Nhật Bản dành cho Việt Nam, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc và Bộ trưởng Na-ka-sô-nê khẳng định Việt Nam đã và đang sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA của cộng đồng quốc tế dành cho Việt Nam nói chung và của Nhật Bản nói riêng; Chính phủ Việt Nam kiên quyết chống và có các biện pháp thiết thực phòng ngừa tham nhũng trong lĩnh vực ODA. Nhân dịp này, Chính phủ Nhật Bản đã cam kết nối lại viện trợ cho Việt Nam thông qua việc ký công hàm trao đổi viện trợ ODA cho bốn dự án hạ tầng cơ sở của Việt Nam trong tài khóa 2008 trị giá 900 triệu USD ngay trong tháng 3-2009.
3. Việt Nam và Trung Quốc chào mừng hoàn thành công tác phân giới cắm mốc.
Ngày 23-2-2009, tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn - Việt Nam) - Hữu Nghị quan (Khu tự trị Choang - Quảng Tây - Trung Quốc), Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc phối hợp tổ chức Lễ Chào mừng hoàn thành công tác phân giới cắm mốc (PGCM) đường biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc theo nghi thức trang trọng cấp Nhà nước. Với nỗ lực to lớn của hai nước, đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo hai bên, các vấn đề do lịch sử để lại đã được giải quyết tích cực, hoàn thành công tác phân giới cắm mốc và đưa Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa hai nước vào cuộc sống tạo cơ sở vững chắc để xây dựng biên giới Việt - Trung hòa bình, hữu nghị, ổn định lâu dài, mở ra những cơ hội tốt đẹp cho công cuộc phát triển của mỗi nước, nhất là các địa phương biên giới, góp phần tích cực vào hòa bình, ổn định và phát triển chung của cả khu vực.
4. Hội nghị điển hình tiên tiến và sơ kết 20 năm thực hiện “Ngày Biên phòng toàn dân”.
Ngày 23-2-2009, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã gặp thân mật các đại biểu về dự Hội nghị điển hình tiên tiến và sơ kết 20 năm thực hiện “Ngày Biên phòng toàn dân” do Bộ Quốc phòng và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức. Xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia là một bộ phận quan trọng trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc, là nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Trong đó, nhân dân các dân tộc ở khu vực biên giới, hải đảo có vị trí đặc biệt quan trọng, đóng góp to lớn vào những thành tựu xây dựng, quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia.
5. Phiên họp thứ 17 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XII.
Từ ngày 23-2 đến 27-2-2009, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã họp phiên thứ 17 tại Hà Nội dưới sự chủ toạ của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng. Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về 3 dự án Luật dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 là các dự án Luật người cao tuổi; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ và Luật sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật nhà ở và sửa đổi, bổ sung Điều 121 của Luật Đất đai. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về phương án phân bổ trái phiếu Chính phủ năm 2009; chuẩn bị tiến hành chất vấn tại phiên họp thứ 18 (3-2009) của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, thông qua Pháp lệnh án phí, lệ phí Toà án và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự; quyết định việc nâng cấp Báo Người đại biểu nhân dân.
6. Kỷ niệm 54 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam
Ngày 26-2-2009, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng cho biết, Việt Nam bác bỏ những nhận xét thiếu khách quan dựa trên những thông tin sai trái về Việt Nam được đưa ra trong báo cáo nhân quyền của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ năm 2008. Cần khẳng định rõ, ở Việt Nam, các quyền tự do cơ bản của người dân được quy định cụ thể trong Hiến pháp cũng như các văn bản pháp luật khác và được tôn trọng trên thực tế. Người dân tham gia đầy đủ vào mọi mặt của đời sống xã hội. Nhà nước Việt Nam tôn trọng các quyền tự do dân chủ của người dân và luôn bảo đảm điều kiện thuận lợi để người dân thực hiện các quyền của mình, đồng thời kiên quyết đấu tranh với các hành vi lợi dụng các quyền đó để xâm hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân. Hoa Kỳ cần có cách tiếp cận khách quan và toàn diện đối với các khác biệt giữa hai nước trong lĩnh vực nhân quyền thông qua đối thoại, lắng nghe, trên tinh thần hợp tác và tôn trọng lẫn nhau, tính tới các đặc thù lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi nước, giúp tăng cường hiểu biết lẫn nhau.
9. Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương (khóa X).
Ngày 27-2-2009, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN), lãng phí theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương (khóa X). Nhìn lại kết quả của 2 năm thực hiện Nghị quyết, nhìn chung công tác PCTN, lãng phí đã có những chuyển biến tích cực cả về nhận thức và hành động, đạt được những kết quả bước đầu; trên một số lĩnh vực, tham nhũng, lãng phí có bước kiềm chế. Số vụ việc tham nhũng, lãng phí lớn, nghiêm trọng, phức tạp xảy ra trong 2 năm qua có giảm hơn. Kết quả trên cho thấy, việc ban hành Nghị quyết Trung ương 3 là đúng đắn, khẳng định quyết tâm cao của Đảng cũng như khả năng thực hiện của hệ thống chính trị và toàn xã hội trong công tác đấu tranh PCTN, lãng phí, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân. Năm 2009, phải quyết tâm tạo sự chuyển biến tích cực, có hiệu quả hơn trong công tác PCTN; phấn đấu trên nhiều lĩnh vực tệ tham nhũng được kiềm chế, ngăn chặn và từng bước đẩy lùi, góp phần thiết thực ổn định tình hình chính trị và phát triển kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
10. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 14 tại Thái Lan.
Tăng cường hợp tác, liên kết ASEAN  (02/03/2009)
Hội nghị cấp cao ASEAN 14 kết thúc tốt đẹp  (01/03/2009)
Thực hiện giá điện mới từ 1-3-2009  (01/03/2009)
Tăng cường sức mạnh ASEAN, vượt qua khủng hoảng tài chính  (01/03/2009)
Các kỳ Hội nghị cấp cao ASEAN  (01/03/2009)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên