Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác dân vận năm năm 2017
21:10, ngày 05-01-2017
Sáng 05-01-2017, tại Hà Nội, Ban Dân vận Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác dân vận năm 2016, triển khai nhiệm vụ năm 2017.
Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân; Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương đã dự hội nghị. Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương chủ trì Hội nghị.
Công tác dân vận góp phần phát huy dân chủ, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Báo cáo về tình hình và kết quả công tác dân vận năm 2016, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương Thào Xuân Sùng nêu rõ: mặc dù đất nước gặp nhiều khó khăn, công tác dân vận của cả hệ thống chính trị có những chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Nhận thức của hệ thống chính trị đối với vị trí, vai trò của công tác dân vận được nâng lên. Chính quyền các cấp chú trọng hơn công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội; triển khai thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định sản xuất và đời sống; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và thực hiện tốt hơn quy chế dân chủ cơ sở. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tiếp tục đẩy mạnh có kết quả các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình, điển hình "Dân vận khéo". Công tác dân vận đã góp phần phát huy dân chủ, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và đồng thuận xã hội để thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của đất nước và từng địa phương.
Đánh giá kết quả ba năm Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện Quyết định số 217 của Bộ Chính trị (ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội) và Quyết định số 218 của Bộ Chính trị (ban hành quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền), Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân nêu rõ: tại 63 tỉnh, thành phố, hầu hết các huyện và các xã đã triển khai hoạt động giám sát theo nhu cầu của địa phương, có sự phối hợp chặt chẽ với cấp ủy và chính quyền các cấp.
Từ khi có Quyết định 217 và Hiến pháp năm 2013, hoạt động này mới được triển khai thực chất, sâu rộng và hiệu quả hơn. Các hoạt động giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã góp phần làm sáng tỏ những kết quả, hạn chế trong việc thực hiện chính sách, pháp luật của Chính phủ và chính quyền các địa phương, các tổ chức, các doanh nghiệp, bệnh viện, các trường đại học, viện nghiên cứu, các ngân hàng; kiến nghị những giải pháp nhằm thực hiện đúng và có hiệu quả hơn các chính sách, quy định pháp luật; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân, tổ chức, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, hạn chế vi phạm pháp luật...
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị, trên cơ sở Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), Ban Dân vận Trung ương chủ trì phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kiến nghị quy trình giám sát đối với tổ chức Đảng, đảng viên; có cơ chế, kế hoạch, định mức bố trí kinh phí phù hợp cho hoạt động giám sát và phản biện; có hình thức phù hợp để đưa các thông tin kết quả giám sát, phản biện đến với nhân dân. Quy định rõ thời hạn các cơ quan, đơn vị khi nhận được văn bản kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội phải có trách nhiệm giải quyết và trả lời chính thức...
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình nêu rõ để triển khai có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, quán triệt Nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác dân vận và góp phần tăng cường, đổi mới công tác dân vận cơ quan nhà nước, thời gian tới, Ban cán sự đảng Chính phủ tập trung triển khai một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm. Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg về tăng cường và đổi mới công tác dân vận trong cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới.
Hệ thống thể chế pháp luật tiếp tục được hoàn thiện theo tinh thần Hiến pháp năm 2013; nghiên cứu xây dựng Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về dân chủ trực tiếp ở các loại hình cơ sở khác như ở cơ quan và doanh nghiệp. Các Bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện mục tiêu của Chính phủ mới là “Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ Nhân dân”. Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện tốt cơ chế giám sát của Nhân dân đối với các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước....
Đổi mới mạnh mẽ công tác dân vận chính quyền
Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng chí Đinh Thế Huynh nhiệt liệt biểu dương các cấp ủy đảng, chính quyền, lực lượng vũ trang, Mặt trận, các đoàn thể nhân dân và đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận của cả hệ thống chính trị đã nỗ lực, quyết tâm, tích cực, chủ động làm tốt công tác dân vận trong thời gian qua.
Phân tích bối cảnh tình hình đất nước, Thường trực Ban Bí thư nêu rõ công tác dân vận của Đảng cần nắm chắc tình hình nhân dân; đổi mới nội dung và phương thức vận động quần chúng, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, nhất là nắm bắt diễn biến tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của nhân dân; đổi mới mạnh mẽ công tác dân vận chính quyền, phát huy vai trò của nhân dân trong xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, tạo sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân, góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và các chỉ thị, nghị quyết của Đảng.
Nêu một số vấn đề để Ban Dân vận Trung ương nghiên cứu, xem xét, lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt hơn, hiệu quả hơn công tác dân vận, Thường trực Ban Bí thư đề nghị cần tập trung giải quyết kịp thời, hiệu quả những bức xúc chính đáng của nhân dân; làm cho nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tăng cường mối quan hệ máu thịt của nhân dân với Đảng và Nhà nước. Trong đó, tập trung giải quyết các vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống, làm việc, đền bù thu hồi đất, tai nạn giao thông, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, tệ nạn xã hội. Trong xây dựng cơ chế, chính sách, cần quán triệt và thực hiện nghiêm nguyên tắc: Mọi chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phải thuận với lòng dân, xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân, viêc gì có lợi ích cho dân thì hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì hết sức tránh. Các cấp ủy, tổ chức đảng coi trọng và thực sự dựa vào dân để xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh thời gian tới cần có nhiều phương thức, hình thức vận động các tầng lớp nhân dân tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Quyết định 217, 218 của Bộ Chính trị, đặc biệt là việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; thực hiện nghiêm túc, hiệu quả phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp phải thực hiện nghiêm túc tiếp dân định kỳ hoặc đột xuất để tiếp nhận thông tin, lắng nghe, đối thoại trực tiếp và xử lý phán ánh, kiến nghị của nhân dân. Các cấp ủy, tổ chức đảng xây dựng các quy định để nhân dân được nhận xét, đánh giá, kiểm tra, giám sát cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên; sớm mở rộng việc thực hiện quy định lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân đối với cơ quan, cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp.
Đồng chí Đinh Thế Huynh lưu ý cần quan tâm chăm lo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, hướng mạnh về cơ sở, thực hiện tốt vai trò là người đại diện, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của đoàn viên, hội viên và nhân dân. Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục với nội dung, hình thức đa dạng: dễ hiểu, gần với đời sống của nhân dân, phù hợp với trình độ dân trí và đặc điểm, tình hình cụ thể của từng giai tầng xã hội.
Thường trực Ban Bí thư đề nghị các cấp ủy quan tâm chỉ đạo nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước; chú trọng xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến, cách làm hay, sáng tạo. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tích cực, chủ động trong thực hiện giám sát và phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; đổi mới và đa dạng hóa các hình thức tập hợp đoàn viên, hội viên và nhân dân vào các tổ chức, hoạt động phù hợp, thật sự mang lại lợi ích chính đáng cho nhân dân. Các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội coi trọng công tác vận động, tập hợp công nhân, người lao động trong các doanh nghiệp, khu công nghiệp và quần chúng nhân dân trên địa bàn dân cư vào sinh hoạt, hoạt động trong các tổ chức quần chúng. Quan tâm tới công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng miền múi, đồng bào có đạo, phát huy vai trò của người có uy tín trong cộng đồng...
Động viên các tầng lớp nhân dân tham gia phát triển kinh tế - xã hội
Phát biểu kết luận Hội nghị, Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai nhấn mạnh công tác dân vận năm 2017 phải gắn sát với quá trình triển khai Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và Chỉ thị 05 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tập trung vào các nội dung: tăng cường công tác dân vận của Đảng và chính quyền để góp phần đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ở các cấp, các ngành, các địa phương, cơ quan, đơn vị. Toàn ngành Dân vận tiếp tục thực hiện có hiệu quả phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra; phát huy vai trò của nhân dân góp phần đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên.
Trưởng Ban Dân vận nêu rõ năm 2017, công tác dân vận của cả hệ thống chính trị sẽ phải được tiếp tục đẩy mạnh; tăng cường tiếp xúc lắng nghe, đối thoại, trao đổi, động viên các tầng lớp nhân dân tham gia sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống; dành nhiều sự quan tâm hơn cho những người dân có khó khăn trong cuộc sống; phối hợp chặt chẽ công tác dân vận trong hệ thống chính trị; xem trọng công tác dân vận chính quyền; công tác mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội; củng cố và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận theo quan điểm tin dân, trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, dựa vào dân, có trách nhiệm với dân.
Tại Hội nghị, các đồng chí Nguyễn Thế Trung, Nguyên Phó trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương, Lò Văn Giàng, Nguyên Phó trưởng Ban Dân vận Trung ương đã được trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì vì thành tích đặc biệt xuất sắc trong quá trình công tác, góp phần vào xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc./.
Công tác dân vận góp phần phát huy dân chủ, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Báo cáo về tình hình và kết quả công tác dân vận năm 2016, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương Thào Xuân Sùng nêu rõ: mặc dù đất nước gặp nhiều khó khăn, công tác dân vận của cả hệ thống chính trị có những chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Nhận thức của hệ thống chính trị đối với vị trí, vai trò của công tác dân vận được nâng lên. Chính quyền các cấp chú trọng hơn công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội; triển khai thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định sản xuất và đời sống; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và thực hiện tốt hơn quy chế dân chủ cơ sở. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tiếp tục đẩy mạnh có kết quả các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình, điển hình "Dân vận khéo". Công tác dân vận đã góp phần phát huy dân chủ, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và đồng thuận xã hội để thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của đất nước và từng địa phương.
Đánh giá kết quả ba năm Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện Quyết định số 217 của Bộ Chính trị (ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội) và Quyết định số 218 của Bộ Chính trị (ban hành quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền), Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân nêu rõ: tại 63 tỉnh, thành phố, hầu hết các huyện và các xã đã triển khai hoạt động giám sát theo nhu cầu của địa phương, có sự phối hợp chặt chẽ với cấp ủy và chính quyền các cấp.
Từ khi có Quyết định 217 và Hiến pháp năm 2013, hoạt động này mới được triển khai thực chất, sâu rộng và hiệu quả hơn. Các hoạt động giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã góp phần làm sáng tỏ những kết quả, hạn chế trong việc thực hiện chính sách, pháp luật của Chính phủ và chính quyền các địa phương, các tổ chức, các doanh nghiệp, bệnh viện, các trường đại học, viện nghiên cứu, các ngân hàng; kiến nghị những giải pháp nhằm thực hiện đúng và có hiệu quả hơn các chính sách, quy định pháp luật; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân, tổ chức, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, hạn chế vi phạm pháp luật...
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị, trên cơ sở Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), Ban Dân vận Trung ương chủ trì phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kiến nghị quy trình giám sát đối với tổ chức Đảng, đảng viên; có cơ chế, kế hoạch, định mức bố trí kinh phí phù hợp cho hoạt động giám sát và phản biện; có hình thức phù hợp để đưa các thông tin kết quả giám sát, phản biện đến với nhân dân. Quy định rõ thời hạn các cơ quan, đơn vị khi nhận được văn bản kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội phải có trách nhiệm giải quyết và trả lời chính thức...
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình nêu rõ để triển khai có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, quán triệt Nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác dân vận và góp phần tăng cường, đổi mới công tác dân vận cơ quan nhà nước, thời gian tới, Ban cán sự đảng Chính phủ tập trung triển khai một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm. Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg về tăng cường và đổi mới công tác dân vận trong cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới.
Hệ thống thể chế pháp luật tiếp tục được hoàn thiện theo tinh thần Hiến pháp năm 2013; nghiên cứu xây dựng Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về dân chủ trực tiếp ở các loại hình cơ sở khác như ở cơ quan và doanh nghiệp. Các Bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện mục tiêu của Chính phủ mới là “Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ Nhân dân”. Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện tốt cơ chế giám sát của Nhân dân đối với các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước....
Đổi mới mạnh mẽ công tác dân vận chính quyền
Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng chí Đinh Thế Huynh nhiệt liệt biểu dương các cấp ủy đảng, chính quyền, lực lượng vũ trang, Mặt trận, các đoàn thể nhân dân và đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận của cả hệ thống chính trị đã nỗ lực, quyết tâm, tích cực, chủ động làm tốt công tác dân vận trong thời gian qua.
Phân tích bối cảnh tình hình đất nước, Thường trực Ban Bí thư nêu rõ công tác dân vận của Đảng cần nắm chắc tình hình nhân dân; đổi mới nội dung và phương thức vận động quần chúng, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, nhất là nắm bắt diễn biến tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của nhân dân; đổi mới mạnh mẽ công tác dân vận chính quyền, phát huy vai trò của nhân dân trong xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, tạo sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân, góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và các chỉ thị, nghị quyết của Đảng.
Nêu một số vấn đề để Ban Dân vận Trung ương nghiên cứu, xem xét, lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt hơn, hiệu quả hơn công tác dân vận, Thường trực Ban Bí thư đề nghị cần tập trung giải quyết kịp thời, hiệu quả những bức xúc chính đáng của nhân dân; làm cho nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tăng cường mối quan hệ máu thịt của nhân dân với Đảng và Nhà nước. Trong đó, tập trung giải quyết các vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống, làm việc, đền bù thu hồi đất, tai nạn giao thông, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, tệ nạn xã hội. Trong xây dựng cơ chế, chính sách, cần quán triệt và thực hiện nghiêm nguyên tắc: Mọi chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phải thuận với lòng dân, xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân, viêc gì có lợi ích cho dân thì hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì hết sức tránh. Các cấp ủy, tổ chức đảng coi trọng và thực sự dựa vào dân để xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh thời gian tới cần có nhiều phương thức, hình thức vận động các tầng lớp nhân dân tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Quyết định 217, 218 của Bộ Chính trị, đặc biệt là việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; thực hiện nghiêm túc, hiệu quả phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp phải thực hiện nghiêm túc tiếp dân định kỳ hoặc đột xuất để tiếp nhận thông tin, lắng nghe, đối thoại trực tiếp và xử lý phán ánh, kiến nghị của nhân dân. Các cấp ủy, tổ chức đảng xây dựng các quy định để nhân dân được nhận xét, đánh giá, kiểm tra, giám sát cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên; sớm mở rộng việc thực hiện quy định lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân đối với cơ quan, cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp.
Đồng chí Đinh Thế Huynh lưu ý cần quan tâm chăm lo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, hướng mạnh về cơ sở, thực hiện tốt vai trò là người đại diện, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của đoàn viên, hội viên và nhân dân. Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục với nội dung, hình thức đa dạng: dễ hiểu, gần với đời sống của nhân dân, phù hợp với trình độ dân trí và đặc điểm, tình hình cụ thể của từng giai tầng xã hội.
Thường trực Ban Bí thư đề nghị các cấp ủy quan tâm chỉ đạo nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước; chú trọng xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến, cách làm hay, sáng tạo. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tích cực, chủ động trong thực hiện giám sát và phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; đổi mới và đa dạng hóa các hình thức tập hợp đoàn viên, hội viên và nhân dân vào các tổ chức, hoạt động phù hợp, thật sự mang lại lợi ích chính đáng cho nhân dân. Các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội coi trọng công tác vận động, tập hợp công nhân, người lao động trong các doanh nghiệp, khu công nghiệp và quần chúng nhân dân trên địa bàn dân cư vào sinh hoạt, hoạt động trong các tổ chức quần chúng. Quan tâm tới công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng miền múi, đồng bào có đạo, phát huy vai trò của người có uy tín trong cộng đồng...
Động viên các tầng lớp nhân dân tham gia phát triển kinh tế - xã hội
Phát biểu kết luận Hội nghị, Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai nhấn mạnh công tác dân vận năm 2017 phải gắn sát với quá trình triển khai Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và Chỉ thị 05 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tập trung vào các nội dung: tăng cường công tác dân vận của Đảng và chính quyền để góp phần đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ở các cấp, các ngành, các địa phương, cơ quan, đơn vị. Toàn ngành Dân vận tiếp tục thực hiện có hiệu quả phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra; phát huy vai trò của nhân dân góp phần đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên.
Trưởng Ban Dân vận nêu rõ năm 2017, công tác dân vận của cả hệ thống chính trị sẽ phải được tiếp tục đẩy mạnh; tăng cường tiếp xúc lắng nghe, đối thoại, trao đổi, động viên các tầng lớp nhân dân tham gia sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống; dành nhiều sự quan tâm hơn cho những người dân có khó khăn trong cuộc sống; phối hợp chặt chẽ công tác dân vận trong hệ thống chính trị; xem trọng công tác dân vận chính quyền; công tác mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội; củng cố và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận theo quan điểm tin dân, trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, dựa vào dân, có trách nhiệm với dân.
Tại Hội nghị, các đồng chí Nguyễn Thế Trung, Nguyên Phó trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương, Lò Văn Giàng, Nguyên Phó trưởng Ban Dân vận Trung ương đã được trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì vì thành tích đặc biệt xuất sắc trong quá trình công tác, góp phần vào xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc./.
Nhân đọc “Đã gặp khó quên - Chân dung & Đối thoại”  (05/01/2017)
Tám kế sách lớn bảo vệ Tổ quốc từ xa trong lịch sử dân tộc Việt Nam  (05/01/2017)
10 cam kết của Vĩnh Phúc đối với nhà đầu tư  (05/01/2017)
10 cam kết của Vĩnh Phúc đối với nhà đầu tư  (05/01/2017)
Xây dựng năng lực thực thi đạo đức công vụ ở nước ta hiện nay  (05/01/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay