Học viện Quốc phòng cần nâng cao khả năng dự báo chiến lược
22:03, ngày 03-01-2017
Sáng 03-1, tại Hà Nội, Học viện Quốc phòng (Bộ Quốc phòng) tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày truyền thống và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất. Chủ tịch nước Trần Đại Quang tới dự và có bài phát biểu chỉ đạo tại lễ kỷ niệm.
Trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, với trọng trách là một trung tâm huấn luyện - đào tạo, nghiên cứu khoa học nghệ thuật quân sự hàng đầu của quân đội và đất nước, Học viện Quốc phòng luôn quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng vào công tác huấn luyện - đào tạo; tích cực xây dựng, đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp huấn luyện - đào tạo sát với từng đối tượng, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đề ra, từng bước nâng tầm dư duy cũng như năng lực thực tiễn cho đội ngũ cán bộ cấp chiến dịch - chiến lược.
Học viện Quốc phòng đã đào tạo, bồi dưỡng hàng vạn cán bộ cao cấp, nhiều cán bộ đã và đang đảm nhiệm những trọng trách cấp cao của Đảng, Nhà nước và Quân đội. Đối với nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước thuộc diện Trung ương quản lý, Học viện đã mở 63 lớp, với nội dung chương trình, phương pháp bồi dưỡng từng bước được đổi mới. Thực hiện nhiệm vụ đối ngoại về quốc phòng, trong những năm qua, Học viện đã hoàn thành gần 70 khóa đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ cao cấp của quân đội Lào, Campuchia, Cuba và một số nước.
Học viện Quốc phòng đã cử các chuyên gia, nhà khoa học thỉnh giảng ở Mỹ, Hàn Quốc, Mozambique... về những vấn đề liên quan đến chính sách quốc phòng của Việt Nam. Qua đó, Học viện đã góp phần tích cực vào công tác đối ngoại quốc phòng của Đảng, Nhà nước, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam, của Quân đội nhân dân Việt Nam trên trường quốc tế.
Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang trân trọng gắn Huân chương Độc lập hạng Nhất lên lá cờ truyền thống của Học viện Quốc phòng.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh trải qua 40 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, Học viện đã bám sát tình hình thực tiễn, chủ động tham mưu với Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng hoạch định các chủ trương, đường lối, cơ chế, chính sách về quốc phòng, quân sự, xây dựng quân đội; về bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho đội ngũ cán bộ cao cấp thuộc diện Trung ương quản lý; về chiến lược xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Học viện đã chú trọng triển khai nghiên cứu nhiều đề tài khoa học cấp quốc gia, cấp Bộ Quốc phòng; tham gia nghiên cứu tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận và có những đóng góp xứng đáng vào công tác lý luận của Đảng, Nhà nước và Quân đội.
Công tác đối ngoại quốc phòng của Học viện có nhiều tiến bộ, thông qua trao đổi tiếp xúc đoàn, nghiên cứu học thuật, chia sẻ kinh nghiệm trên các diễn đàn quốc tế để khẳng định vị thế, uy tín của Học viện, góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Đánh giá tình hình trong những năm tới, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trong tình hình mới đặt ra rất nặng nề, đòi hỏi Quân đội nhân dân nói chung và Học viện Quốc phòng nói riêng tiếp tục đổi mới, phát huy vai trò nòng cốt trong sự nghiệp tăng cường quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trước bối cảnh này, Chủ tịch nước Trần Đại Quang yêu cầu Học viện Quốc phòng phải chủ động nghiên cứu, nắm chắc tình hình, nâng cao khả năng dự báo chiến lược, kịp thời tham mưu với Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng những vấn đề về quốc phòng, quân sự, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa và sẵn sàng đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ địch. Cùng với đó, Học viện cần chú trọng nghiên cứu các giải pháp đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch về “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, đòi “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang, đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang yêu cầu Học viện đẩy mạnh tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học quốc phòng, quân sự, nghệ thuật quân sự và văn hóa quân sự Việt Nam, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ huấn luyện - đào tạo, góp phần xây dựng, phát triển lý luận quốc phòng, quân sự, nghệ thuật quân sự Việt Nam, đồng thời cung cấp những luận cứ khoa học để bổ sung, hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tích cực đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy và học tập theo hướng nâng cao nhận thức lý luận cơ bản, gắn lý luận với thực tiễn đổi mới đất nước trên cơ sở thấm nhuần sâu sắc phương pháp tư duy, nhận thức, hành động theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị Học viện tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế để nâng cao trình độ cán bộ, giảng viên, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của Học viện; đẩy mạnh xây dựng môi trường văn hóa, môi trường học tập, nghiên cứu; tăng cường củng cố mối quan hệ đoàn kết gắn bó quân dân, xây dựng môi trường văn hóa trong sạch, lành mạnh.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng chỉ rõ Học viện phải chú trọng công tác xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (Khóa XI, XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị (Khóa XII) về đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ", tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, quán triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào thực hiện chức năng, nhiệm vụ, đề cao tinh thần trách nhiệm, quyết tâm chính trị cho cán bộ, giảng viên, học viên, công nhân viên, chiến sĩ của Học viện./.
Học viện Quốc phòng đã đào tạo, bồi dưỡng hàng vạn cán bộ cao cấp, nhiều cán bộ đã và đang đảm nhiệm những trọng trách cấp cao của Đảng, Nhà nước và Quân đội. Đối với nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước thuộc diện Trung ương quản lý, Học viện đã mở 63 lớp, với nội dung chương trình, phương pháp bồi dưỡng từng bước được đổi mới. Thực hiện nhiệm vụ đối ngoại về quốc phòng, trong những năm qua, Học viện đã hoàn thành gần 70 khóa đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ cao cấp của quân đội Lào, Campuchia, Cuba và một số nước.
Học viện Quốc phòng đã cử các chuyên gia, nhà khoa học thỉnh giảng ở Mỹ, Hàn Quốc, Mozambique... về những vấn đề liên quan đến chính sách quốc phòng của Việt Nam. Qua đó, Học viện đã góp phần tích cực vào công tác đối ngoại quốc phòng của Đảng, Nhà nước, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam, của Quân đội nhân dân Việt Nam trên trường quốc tế.
Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang trân trọng gắn Huân chương Độc lập hạng Nhất lên lá cờ truyền thống của Học viện Quốc phòng.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh trải qua 40 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, Học viện đã bám sát tình hình thực tiễn, chủ động tham mưu với Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng hoạch định các chủ trương, đường lối, cơ chế, chính sách về quốc phòng, quân sự, xây dựng quân đội; về bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho đội ngũ cán bộ cao cấp thuộc diện Trung ương quản lý; về chiến lược xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Học viện đã chú trọng triển khai nghiên cứu nhiều đề tài khoa học cấp quốc gia, cấp Bộ Quốc phòng; tham gia nghiên cứu tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận và có những đóng góp xứng đáng vào công tác lý luận của Đảng, Nhà nước và Quân đội.
Công tác đối ngoại quốc phòng của Học viện có nhiều tiến bộ, thông qua trao đổi tiếp xúc đoàn, nghiên cứu học thuật, chia sẻ kinh nghiệm trên các diễn đàn quốc tế để khẳng định vị thế, uy tín của Học viện, góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Đánh giá tình hình trong những năm tới, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trong tình hình mới đặt ra rất nặng nề, đòi hỏi Quân đội nhân dân nói chung và Học viện Quốc phòng nói riêng tiếp tục đổi mới, phát huy vai trò nòng cốt trong sự nghiệp tăng cường quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trước bối cảnh này, Chủ tịch nước Trần Đại Quang yêu cầu Học viện Quốc phòng phải chủ động nghiên cứu, nắm chắc tình hình, nâng cao khả năng dự báo chiến lược, kịp thời tham mưu với Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng những vấn đề về quốc phòng, quân sự, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa và sẵn sàng đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ địch. Cùng với đó, Học viện cần chú trọng nghiên cứu các giải pháp đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch về “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, đòi “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang, đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang yêu cầu Học viện đẩy mạnh tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học quốc phòng, quân sự, nghệ thuật quân sự và văn hóa quân sự Việt Nam, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ huấn luyện - đào tạo, góp phần xây dựng, phát triển lý luận quốc phòng, quân sự, nghệ thuật quân sự Việt Nam, đồng thời cung cấp những luận cứ khoa học để bổ sung, hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tích cực đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy và học tập theo hướng nâng cao nhận thức lý luận cơ bản, gắn lý luận với thực tiễn đổi mới đất nước trên cơ sở thấm nhuần sâu sắc phương pháp tư duy, nhận thức, hành động theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị Học viện tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế để nâng cao trình độ cán bộ, giảng viên, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của Học viện; đẩy mạnh xây dựng môi trường văn hóa, môi trường học tập, nghiên cứu; tăng cường củng cố mối quan hệ đoàn kết gắn bó quân dân, xây dựng môi trường văn hóa trong sạch, lành mạnh.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng chỉ rõ Học viện phải chú trọng công tác xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (Khóa XI, XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị (Khóa XII) về đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ", tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, quán triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào thực hiện chức năng, nhiệm vụ, đề cao tinh thần trách nhiệm, quyết tâm chính trị cho cán bộ, giảng viên, học viên, công nhân viên, chiến sĩ của Học viện./.
20 năm tái lập tỉnh Bắc Ninh: Kiến thiết một thành phố thông minh  (03/01/2017)
Hà Nội: Truy thu, phạt hàng nghìn tỷ đồng sau thanh, kiểm tra  (03/01/2017)
Eurozone đối mặt với nhiều thách thức kinh tế trong năm 2017  (03/01/2017)
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 26-12-2016 đến ngày 01-01-2017)  (03/01/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay