Eurozone đối mặt với nhiều thách thức kinh tế trong năm 2017
21:56, ngày 03-01-2017
Trong bối cảnh chưa thoát khỏi tình trạng tăng trưởng thấp và tỷ lệ thất nghiệp cao trong năm 2016, Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) được dự báo sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức kinh tế trong năm 2017 do tác động từ những biến động chính trị tại khu vực.
Việc tăng lãi suất cùng sự quay lại của lạm phát cũng là yếu tố làm suy yếu khả năng tăng trưởng kinh tế của khu vực này.
Gần 10 năm qua, thế giới vẫn phải gánh chịu nhiều hậu quả của cuộc suy thoái kinh tế lớn nhất trong vòng 80 năm, nền kinh tế của Eurozone do đó cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn khi mà đồng tiền chung chỉ mới ra đời được 15 năm. Hiện nay các nguy cơ đối với nền kinh tế khu vực này cũng đã thay đổi về bản chất.
Nhà kinh tế học Nadia Gharbi của Ngân hàng Pictet (Thụy Sĩ) nhận định năm 2017, nguyên nhân tác động chính không phải do kinh tế, tài chính mà biến động chính trị có thể tác động đến hoạt động kinh tế.
Với việc ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ và nước Anh bỏ phiếu rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) - hay còn gọi là Brexit, năm 2016 đánh dấu sự chuyển hướng quan trọng về chính trị. Nhà kinh tế học Philippe Waechter thuộc ngân hàng Natixis AM (Pháp) cảnh báo đây chỉ là những dấu hiệu ban đầu cho thấy nhiều thách thức đang chờ đợi.
Năm 2017, các cuộc bầu cử mang tính quyết định diễn ra tại Hà Lan, Pháp, Đức và có thể cả tại Italy. Không loại trừ khả năng phong trào dân túy có thể giành chiến thắng tại các cuộc bầu cử rất quan trọng này. Nhà kinh tế học Maxime Sbaihi của Bloomberg Intelligence nhận định phe theo chủ nghĩa dân túy giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử sẽ là thách thức lớn đe dọa sự gắn kết của đồng tiền chung châu Âu, dù ông tin tưởng sẽ không có nước nào rời khỏi Eurozone.
Giới phân tích cho rằng những biến động chính trị đang là "áp lực" đối với các nhà đầu tư tư nhân, dẫn đến việc thị trường có thể đòi hỏi lãi suất cao hơn đối với các doanh nghiệp và các chính phủ.
Các tổ chức tài chính công chắc chắn sẽ bị suy yếu. Hơn thế nữa, những lo lắng liên quan đến cuộc đàm phán để nước Anh rời khỏi EU sẽ thực sự khởi động vào đầu năm 2017 càng làm cho tình hình trở nên căng thẳng hơn. Đó là chưa kể sự hoài nghi xung quanh chương trình nghị sự của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump khi ông này tiếp quản Nhà trắng trong tháng 1 này. Những tuyên bố của ông Trump về ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ một khi được áp dụng có thể gây nguy hại cho thương mại thế giới vốn đang trong tình trạng nhiều biến động.
Ngoài ra, tình trạng lạm phát quay trở lại dự báo sẽ cản trở sức mua. Việc giá dầu tăng chắc chắn dẫn tới giá cả sinh hoạt tăng lên trong Eurozone. Theo Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), lạm phát có thể tăng từ 0,2% trong năm 2016 lên 1,2% năm 2017 nhằm đạt mức mục tiêu 2% mà Eurozone đề ra.
Thoạt nhìn, đó có thể là một tín hiệu tốt khi mà bóng đen của giảm phát đe dọa châu Âu từ năm 2013 cuối cùng đã được đẩy lùi. Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế thuộc cơ quan bảo hiểm Humanis, Stéphanie Villers, tại "lục địa già", sự quay trở lại của lạm phát có thể làm giảm sức mua của các hộ gia đình, kéo theo tăng trưởng kinh tế giảm.
Một số nhà phân tích cũng cho rằng Eurozone sẽ đứng trước nguy cơ đe dọa từ việc tăng lãi suất trong năm 2017. Ngân hàng dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ngày 15-12 đã công bố quyết định nâng lãi suất cơ bản thêm 25 điểm phần trăm, tiếp đó Pháp, Đức và Italy cũng nâng lãi suất, khiến chu kỳ giảm lãi suất diễn ra từ hơn một thập niên qua đã kết thúc.
Đa số các nhà kinh tế đánh giá đây là một tín hiệu tốt vì thời gian qua lãi suất đã rơi xuống mức quá thấp. Tuy nhiên, chuyên gia Gilles Moëc của ngân hàng Bank of America ML nhấn mạnh điều này chỉ thực sự tốt với điều kiện là lạm phát không bùng lên quá cao.
Ông Moëc nhận định tại châu Âu, lạm phát cao có thể gây hậu quả nặng nề đặc biệt là ở các nước có sức khỏe kinh tế yếu như Italy và Bồ Đào Nha. Để ngăn chặn nguy cơ trên, vào tháng 12 vừa qua ECB đã quyết định gia hạn chương trình mua lại nợ công (80 tỷ euro/tháng) đến cuối năm 2017. Nhưng việc đó là chưa đủ khi mà công cụ tiền tệ tỏ ra không còn hiệu quả như trước đây và ECB hiện cũng đang cạn tiền.
Ngoài ra, một nguy cơ khác nữa là khi mà Mỹ tăng lãi suất, các nguồn vốn sẽ lại đổ về Mỹ và chính điều này làm suy yếu các thị trường mới nổi và rộng hơn là toàn bộ nền kinh tế thế giới./.
Gần 10 năm qua, thế giới vẫn phải gánh chịu nhiều hậu quả của cuộc suy thoái kinh tế lớn nhất trong vòng 80 năm, nền kinh tế của Eurozone do đó cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn khi mà đồng tiền chung chỉ mới ra đời được 15 năm. Hiện nay các nguy cơ đối với nền kinh tế khu vực này cũng đã thay đổi về bản chất.
Nhà kinh tế học Nadia Gharbi của Ngân hàng Pictet (Thụy Sĩ) nhận định năm 2017, nguyên nhân tác động chính không phải do kinh tế, tài chính mà biến động chính trị có thể tác động đến hoạt động kinh tế.
Với việc ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ và nước Anh bỏ phiếu rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) - hay còn gọi là Brexit, năm 2016 đánh dấu sự chuyển hướng quan trọng về chính trị. Nhà kinh tế học Philippe Waechter thuộc ngân hàng Natixis AM (Pháp) cảnh báo đây chỉ là những dấu hiệu ban đầu cho thấy nhiều thách thức đang chờ đợi.
Năm 2017, các cuộc bầu cử mang tính quyết định diễn ra tại Hà Lan, Pháp, Đức và có thể cả tại Italy. Không loại trừ khả năng phong trào dân túy có thể giành chiến thắng tại các cuộc bầu cử rất quan trọng này. Nhà kinh tế học Maxime Sbaihi của Bloomberg Intelligence nhận định phe theo chủ nghĩa dân túy giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử sẽ là thách thức lớn đe dọa sự gắn kết của đồng tiền chung châu Âu, dù ông tin tưởng sẽ không có nước nào rời khỏi Eurozone.
Giới phân tích cho rằng những biến động chính trị đang là "áp lực" đối với các nhà đầu tư tư nhân, dẫn đến việc thị trường có thể đòi hỏi lãi suất cao hơn đối với các doanh nghiệp và các chính phủ.
Các tổ chức tài chính công chắc chắn sẽ bị suy yếu. Hơn thế nữa, những lo lắng liên quan đến cuộc đàm phán để nước Anh rời khỏi EU sẽ thực sự khởi động vào đầu năm 2017 càng làm cho tình hình trở nên căng thẳng hơn. Đó là chưa kể sự hoài nghi xung quanh chương trình nghị sự của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump khi ông này tiếp quản Nhà trắng trong tháng 1 này. Những tuyên bố của ông Trump về ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ một khi được áp dụng có thể gây nguy hại cho thương mại thế giới vốn đang trong tình trạng nhiều biến động.
Ngoài ra, tình trạng lạm phát quay trở lại dự báo sẽ cản trở sức mua. Việc giá dầu tăng chắc chắn dẫn tới giá cả sinh hoạt tăng lên trong Eurozone. Theo Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), lạm phát có thể tăng từ 0,2% trong năm 2016 lên 1,2% năm 2017 nhằm đạt mức mục tiêu 2% mà Eurozone đề ra.
Thoạt nhìn, đó có thể là một tín hiệu tốt khi mà bóng đen của giảm phát đe dọa châu Âu từ năm 2013 cuối cùng đã được đẩy lùi. Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế thuộc cơ quan bảo hiểm Humanis, Stéphanie Villers, tại "lục địa già", sự quay trở lại của lạm phát có thể làm giảm sức mua của các hộ gia đình, kéo theo tăng trưởng kinh tế giảm.
Một số nhà phân tích cũng cho rằng Eurozone sẽ đứng trước nguy cơ đe dọa từ việc tăng lãi suất trong năm 2017. Ngân hàng dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ngày 15-12 đã công bố quyết định nâng lãi suất cơ bản thêm 25 điểm phần trăm, tiếp đó Pháp, Đức và Italy cũng nâng lãi suất, khiến chu kỳ giảm lãi suất diễn ra từ hơn một thập niên qua đã kết thúc.
Đa số các nhà kinh tế đánh giá đây là một tín hiệu tốt vì thời gian qua lãi suất đã rơi xuống mức quá thấp. Tuy nhiên, chuyên gia Gilles Moëc của ngân hàng Bank of America ML nhấn mạnh điều này chỉ thực sự tốt với điều kiện là lạm phát không bùng lên quá cao.
Ông Moëc nhận định tại châu Âu, lạm phát cao có thể gây hậu quả nặng nề đặc biệt là ở các nước có sức khỏe kinh tế yếu như Italy và Bồ Đào Nha. Để ngăn chặn nguy cơ trên, vào tháng 12 vừa qua ECB đã quyết định gia hạn chương trình mua lại nợ công (80 tỷ euro/tháng) đến cuối năm 2017. Nhưng việc đó là chưa đủ khi mà công cụ tiền tệ tỏ ra không còn hiệu quả như trước đây và ECB hiện cũng đang cạn tiền.
Ngoài ra, một nguy cơ khác nữa là khi mà Mỹ tăng lãi suất, các nguồn vốn sẽ lại đổ về Mỹ và chính điều này làm suy yếu các thị trường mới nổi và rộng hơn là toàn bộ nền kinh tế thế giới./.
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 26-12-2016 đến ngày 01-01-2017)  (03/01/2017)
Đảng ủy Binh chủng Tăng Thiết giáp học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII  (03/01/2017)
Đâu là điểm mới trong chính sách đối ngoại của tân Tổng thống đắc cử Donald Trump?  (03/01/2017)
Hội nghị lần thứ 11 Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (khóa VIII)  (03/01/2017)
Bình Phước phấn đấu trở thành tỉnh tiên phong, đổi mới, giàu có của vùng Đông Nam bộ  (03/01/2017)
Tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân trong tình hình hiện nay  (03/01/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay