Hội nghị tòa án các tỉnh biên giới Việt Nam, Lào và Campuchia
Trong hai ngày 20 và 21-12, tại thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) đã diễn ra Hội nghị tòa án các tỉnh biên giới Việt Nam, Lào và Campuchia lần thứ 4, với sự tham dự của 120 đại biểu là chánh án, phó chánh án, thẩm phán và cán bộ tòa án của ba nước.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình và ngài Đớt Mun Ti - Chánh án Tòa án tối cao Vương quốc Campuchia và ngài Khăm Phăn Sít Thi Đăm Pha - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đồng chủ trì hội nghị.
Hội nghị lần này mang chủ đề “Tăng cường hợp tác hữu nghị và hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm giữa tòa án các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam, Lào và Campuchia”.
Phát biểu tại phiên khai mạc hội nghị, Chánh án Tòa án tối cao Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, các quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư giữa ba nước ngày càng phát triển, đã xuất hiện nhiều tác động tích cực nhưng cũng có những thách thức.
Tình hình tội phạm xuyên quốc gia, các tranh chấp thương mại và những vấn đề dân sự khác sẽ gia tăng về số lượng và phức tạp về tính chất. Vì vậy sự hợp tác chặt chẽ của tòa án ba nước để giải quyết hiệu quả các tranh chấp xuyên quốc gia trong lĩnh vực dân sự và phối hợp phòng chống tội phạm là yêu cầu tất yếu.
Mở rộng quan điểm này, Chánh án Tòa án tối cao Vương quốc Campuchia Đớt Mun Ti cho rằng, những nỗ lực hợp tác của tòa án ba nước được thực hiện phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm xuyên quốc gia, với mục đích tạo nên vùng biên giới hòa bình và phát triển, giúp người dân trong vùng biên giới ba nước có cuộc sống ngày càng tốt hơn.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Khăm Phăn Sít Thi Đăm Pha đánh giá sự hợp tác của tòa án ba nước, tòa án các tỉnh trong vùng biên giới ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả và thiết thực. Qua đó góp phần quan trọng vào việc vun đắp tình hữu nghị, đoàn kết, hợp tác truyền thống tốt đẹp giữa ba nước.
Hội nghị tập trung thảo luận ba chủ đề chính gồm: tổng kết, đánh giá việc triển khai thực hiện thông cáo chung từ hội nghị lần thứ 3 (năm 2014) đến nay, xây dựng cơ chế hợp tác đa phương và song phương trong thời gian tới; việc nâng cao hiệu quả hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác xét xử các vụ án hình sự, đặc biệt là công tác xét xử các vụ án buôn bán ma túy, mua bán động vật hoang dã, buôn bán người, vũ khí, rửa tiền; nâng cao hiệu quả hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác xét xử các vụ án dân sự nói chung và liên quan đến lĩnh vực hôn nhân, gia đình nói riêng. Các tham luận của Tòa án các tỉnh Huaphanh (Lào), Preah Sihanouk (Campuchia) và Hà Tĩnh (Việt Nam) được đánh giá cao trên tinh thần trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau giữa các địa phương có chung biên giới của ba nước.
Hội nghị tòa án các tỉnh biên giới Việt Nam, Lào và Campuchia xuất phát từ sáng kiến của Việt Nam, được tổ chức lần đầu vào năm 2010 và từ đó tiến hành luân phiên giữa ba nước, định kỳ 2 năm/lần./.
Hội nghị Cộng tác viên năm 2016: Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyên truyền của Tạp chí Cộng sản  (20/12/2016)
Bảo đảm chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội  (20/12/2016)
Truy tặng Huân chương Lao động hạng Nhì cho đồng chí Ngô Văn Minh  (20/12/2016)
Tổng kết phong trào thi đua liên kết xây dựng Nhà máy thuỷ điện Lai Châu  (20/12/2016)
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên