Thủ tướng Vương quốc Campuchia bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Akka Moha Sena Padei Techo Hun Sen dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Hoàng gia Campuchia bắt đầu thăm chính thức nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 20 đến 21-12-2016.
Tham gia đoàn gồm có: ngài Thống tướng Tia Banh, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; ngài Pờrạ XôKhon, Bộ trưởng Cao cấp, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế; ngài Va Kim Hông, Bộ trưởng Cao cấp phụ trách các vấn đề biên giới; ngài Him Chem, Bộ trưởng Cao cấp, Bộ trưởng Bộ Lễ nghi và Tôn giáo; ngài tiến sỹ Úc Ra-Bun, Bộ trưởng Bộ Phát triển nông thôn; ngài Xui Xem, Bộ trưởng Bộ Mỏ và Năng lượng; ngài Pan Xô Ra Xạ, Bộ trưởng Bộ Thương mại; ngài Veng Xa Khon, Bộ trưởng Bộ Nông, lâm, ngư nghiệp; ngài SờRy ThaMaRông, Bộ trưởng bên cạnh Thủ tướng.
Tham gia đoàn còn có ngài XốcChănĐa XộPhia, Bộ trưởng bên cạnh Thủ tướng, Tổng Thư ký Hội đồng Phát triển Campuchia; ngài tiến sỹ Cao Kim Huôn, Bộ trưởng bên cạnh Thủ tướng; ngài Ung Xiên, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế; ngài Đại tướng Úc Kim Lẹ, Quốc vụ khanh, Bộ Nội vụ; ngài Pờ Rạ Nguôn Hông, Đại sứ Vương quốc Campuchia tại Việt Nam.
Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Akka Moha Sena Padei Techo Hun Sen sinh ngày 5-8-1952, dân tộc Khmer, quê quán xã Peam Koh Sna, huyện Stoeng T’rang, tỉnh Kampong Cham, vào Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) ngày 30-8-1972. Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Akka Moha Sena Padei Techo Hun Sen, có vợ là bà Bun Rany Hun Sen, Chủ tịch Hội Chữ Thập đỏ Campuchia cũng đã được Quốc vương phong tước "Samdech".
Quá trình công tác, năm 1970, Samdech Akka Moha Sena Padei Techo Hun Sen tham gia phong trào đấu tranh, dẫn đến giải phóng đất nước vào ngày 17-4-1975; năm 1977, lãnh đạo một phong trào nổi dậy nhằm giải phóng Campuchia khỏi chế độ diệt chủng. Năm 1978, Samdech Akka Moha Sena Padei Techo Hun Sen là thành viên sáng lập Mặt trận Đoàn kết Cứu nước Campuchia (UFNSK).
Cùng với các phong trào yêu nước và được sự hỗ trợ của quân tình nguyện Việt Nam, UFNSK đã lãnh đạo nhân dân Campuchia giành chiến thắng và thoát khỏi chế độ diệt chủng Campuchia Dân chủ vào ngày 07-01-1979.
Năm 1979, Samdech Akka Moha Sena Padei Techo Hun Sen, là Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia; năm 1981-1985, ông là Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia; năm 1985-1991, ông là Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia.
Trong giai đoạn này, Thủ tướng Samdech Akka Moha Sena Padei Techo Hun Sen đã có nhiều đóng góp quan trọng cho hòa bình, hòa hợp dân tộc và phát triển Campuchia và việc đạt được Hiệp định Hòa bình Paris về Campuchia.
Năm 1993-1998, Samdech Akka Moha Sena Padei Techo Hun Sen đồng Thủ tướng, sau là Thủ tướng thứ hai của Chính phủ liên hiệp Campuchia. Trong giai đoạn này, ông đã chỉ đạo và đạt được nhiều kết quả quan trọng trong việc ổn định và phát triển kinh tế-xã hội, hòa hợp dân tộc và thống nhất Campuchia.
Từ tháng 7-1998 đến nay, Samdech Akka Moha Sena Padei Techo Hun Sen là Thủ tướng Vương quốc Campuchia. Trong giai đoạn này, Chính phủ Campuchia do Samdech Akka Moha Sena Padei Techo Hun Sen lãnh đạo đã đạt được nhiều thành tích quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đất nước Campuchia trên các lĩnh vực thực hiện Chiến lược Tứ giác phát triển, không ngừng nâng cao vị thế đối ngoại của Campuchia ở khu vực và quốc tế. Từ tháng 6-2015, Samdech Akka Moha Sena Padei Techo Hun Sen được Đảng Nhân dân Campuchia bầu làm Chủ tịch Đảng sau khi Samdech Chea Sim qua đời.
Về trình độ học vấn, danh hiệu, giải thưởng, Samdech Akka Moha Sena Padei Techo Hun Sen là Cử nhân Chính trị tại Đại học Campuchia; tiến sỹ về Khoa học Chính trị của Học viện Chính trị Quốc gia Hà Nội, Việt Nam; giáo sư, tiến sỹ danh dự của nhiều trường đại học, Viện nghiên cứu danh tiếng trên thế giới về các lĩnh vực khoa học chính trị, luật, quan hệ quốc tế, giáo dục...
Trường Đại học Southern California (Hoa Kỳ), Đại học Dankook (Hàn Quốc), Đại học Ramkhamhaeng (Thái Lan)...
Samdech Akka Moha Sena Padei Techo Hun Sen cũng được trao tặng nhiều giải thưởng quốc tế và khu vực như: Giải thưởng Hòa bình thế giới của Viện Hòa bình thế giới trao tặng, Giải thưởng “Thúc đẩy thế giới với một trái tim yêu hòa bình” và Giải thưởng Hòa bình U Thant của Trung tâm Quốc tế Sri Chinmoy; Danh hiệu “Thượng nghị sỹ suốt đời” và “Đại sứ lưu động cho Chủ tịch Thế giới” của Nghị viện Quốc tế về An toàn và Hòa bình (IPSP) trao tặng.
Samdech Akka Moha Sena Padei Techo Hun Sen được Quốc vương Norodom Sihamoni phong tước “Samdech Akka Moha Sena Padei Techo” (trước đây cũng đã được Quốc vương Norodom Sihanouk phong tước “Samdech”)./.
VietinBank dành 25 tỷ đồng tài trợ an sinh xã hội tại Bình Định  (20/12/2016)
VietinBank dành 25 tỷ đồng tài trợ an sinh xã hội tại Bình Định  (20/12/2016)
Bộ đội Biên phòng Lạng Sơn: Xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển  (20/12/2016)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay