Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình nghị sự 2030
TCCSĐT - Ngày 10-11-2016, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp tổ chức hội thảo “Tham vấn dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững”.
Tham dự Hội thảo có đại diện Quốc hội, các bộ, ngành, các đối tác phát triển, các tổ chức phi chính phủ của Việt Nam và quốc tế… Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương và Giám đốc UNDP tại Việt Nam Louise Chamberlain đồng chủ trì Hội thảo.
Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Hội thảo là một trong các hoạt động tham vấn mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư (cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Kế hoạch hành động) tổ chức để huy động, khuyến khích sự đóng góp của tất cả các bên liên quan trong quá trình xây dựng dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia.
Việt Nam đã cụ thể hóa việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 thông qua các Nghị quyết của Quốc hội và các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ. Kế hoạch hành động quốc gia được xây dựng dựa trên một quá trình rà soát các chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển hiện hành chủ yếu của Việt Nam có so sánh với 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDG) toàn cầu và 169 mục tiêu cụ thể. Quá trình này được thực hiện từ tháng 7 đến tháng 9-2016 với sự tham gia đóng góp của các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức trong nước, các tổ chức Liên hợp quốc, các đối tác phát triển và nhiều tổ chức quốc tế.
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương cho biết: “Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang hoàn thiện dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành. Kế hoạch hành động quốc gia được ban hành sẽ tạo ra khuôn khổ định hướng các mục tiêu phát triển bền vững cho Việt Nam đến năm 2030 cũng như khung định hướng cho các hoạt động, trách nhiệm và sự phối hợp của các bên liên quan trong việc triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đất nước. Kế hoạch hành động này sẽ là căn cứ pháp lý để Việt Nam thực hiện cam kết với cộng đồng quốc tế, đóng góp có trách nhiệm vào các nỗ lực chung của toàn cầu về phát triển bền vững”.
Giám đốc UNDP tại Việt Nam Louise Chamberlain hoan nghênh Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã huy động và khuyến khích sự đóng góp của các bên liên quan, đặc biệt là khu vực tư nhân và các tổ chức xã hội dân sự trong việc xây dựng dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia. Bà Louise Chamberlain nhấn mạnh: “Việc thực hiện các mục tiêu SDG đòi hỏi có sự thay đổi trong vai trò và cách vận hành của các chính phủ, đặc biệt cần cơ chế thúc đẩy phát triển đi đôi với trao quyền cho mọi người. Chính phủ cần huy động, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của người dân, doanh nghiệp và xã hội dân sự. Kế hoạch hành động nên nêu rõ ưu tiên cho các nhóm dân khó khăn và dễ bị tổn thương nhất (người dân tộc thiểu số, người nghèo và cận nghèo, người di cư), làm rõ cơ chế phối hợp và sự tham gia của các bên và tầm quan trọng của số liệu trong theo dõi thực hiện Chương trình nghị sự 2030”.
Tại Hội thảo, các chuyên gia quốc tế nêu 04 nhóm vấn đề cần được tính đến trong xây dựng Kế hoạch hành động cũng như trong thực hiện trong 04 năm tới: Thứ nhất là tầm quan trọng của số liệu và thông tin minh bạch; mở rộng cơ hội cho phân tích số liệu, cho phép người sử dụng số liệu ngoài Chính phủ được tiếp cận số liệu. Thứ hai là lựa chọn, đặt mục tiêu và áp dụng cách tiếp cận dựa trên quyền trong lập kế hoạch nhằm đạt được công bằng xã hội “Không để ai lại phía sau”. Thứ ba là kế hoạch hành động cần xây dựng nền tảng căn bản cho việc lồng các mục tiêu SDG vào kế hoạch phát triển ở tất cả các cấp của Việt Nam, từ chiến lược đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Thứ tư là tầm quan trọng của việc áp dụng một cách tiếp cận bao trùm và có sự tham gia nhằm đạt tính làm chủ và thực hiện thành công các hành động nhằm đạt được mục tiêu./.
Nâng cao vai trò của tổ chức cơ sở đảng ở các xã, thị trấn ven biển trong phát triển kinh tế ở Quảng Trị  (10/11/2016)
Ủy viên trưởng Nhân đại Trung Quốc thăm dự án Cung hữu nghị Việt - Trung  (10/11/2016)
Đề nghị trợ giúp pháp lý người chưa thành niên bị khởi tố  (10/11/2016)
Tập huấn nâng cao năng lực về REDD+ cho các cơ quan thông tấn, báo chí  (10/11/2016)
Quốc hội thông qua Nghị quyết về kế hoạch đầu tư công trung hạn  (10/11/2016)
Nga sẵn sàng hợp tác với tất cả các nước trên cơ sở luật pháp quốc tế  (10/11/2016)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên