Việt Nam sẵn sàng tham gia vào các nỗ lực cải tổ Liên hợp quốc
22:06, ngày 21-10-2016
Chiều 21-10, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có buổi tiếp bà Pratibha Mehta, Điều phối viên Thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam, đến chào từ biệt kết thúc nhiệm kỳ công tác.
Thay mặt Nhà nước và nhân dân Việt Nam, Chủ tịch nước Trần Đại Quang chúc mừng bà Pratibha Mehta đã hoàn thành tốt nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam; vui mừng nhận thấy mối quan hệ Việt Nam - Liên hợp quốc có những bước phát triển tốt đẹp trong thời gian 5 năm bà Pratibha Mehta đảm nhận cương vị Điều phối viên Thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam.
Nhiều chương trình, dự án được triển khai với kết quả tốt trong khuôn khổ Kế hoạch chung hợp tác Việt Nam - Liên hợp quốc giai đoạn 2012-2016, góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Chủ tịch nước nhấn mạnh Việt Nam hoan nghênh sự hỗ trợ của Liên hợp quốc nói chung và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nói riêng trong giai đoạn nước rút thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) và xây dựng các Báo cáo quốc gia MDGs.
Cùng với đó, các cơ quan Liên hợp quốc cũng hỗ trợ Việt Nam trong tiến trình xây dựng và chuẩn bị triển khai các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDG) và Chương trình Nghị sự 2030 hướng tới giai đoạn phát triển toàn cầu mới theo hướng bền vững và toàn diện hơn. Việt Nam đánh giá cao vai trò tư vấn chính sách vĩ mô của UNDP về phát triển.
Chủ tịch nước cho biết năm 2014, Việt Nam đã cử người tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc. Việt Nam cũng đã đảm nhiệm thành công vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016 và Ủy ban Kinh tế - Xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC) nhiệm kỳ 2016-2018.
Việc khánh thành Ngôi nhà xanh chung Liên hợp quốc vào tháng 5-2015 cũng là một điểm nhấn trong quan hệ hợp tác Việt Nam - Liên hợp quốc, góp phần tăng cường sự thống nhất và hiệu quả hoạt động giữa các cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam.
Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam là thành viên tích cực, có trách nhiệm của Liên hợp quốc, sẵn sàng tham gia vào các nỗ lực chung của Liên hợp quốc vì hòa bình, an ninh và phát triển cũng như các nỗ lực nhằm cải tổ Liên hợp quốc. Việt Nam đánh giá cao chuyến thăm Việt Nam của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon vào tháng 5-2015 và các chuyến thăm của nhiều Lãnh đạo cấp cao của Ban Thư ký Liên hợp quốc trong 5 năm qua.
Chủ tịch nước ghi nhận những kết quả trên có được nhờ sự nỗ lực của mỗi cơ quan Liên hợp quốc, cũng như các bộ, ngành Việt Nam và nhờ vai trò quan trọng của Bà Điều phối viên Thường trú.
Chủ tịch nước đánh giá cao những nỗ lực liên tục, không ngừng nghỉ của bà trong việc điều phối, đảm bảo sự phối hợp tốt giữa các cơ quan Liên hợp quốc trong hoạt động hỗ trợ Việt Nam, cũng như trong việc vận động, thu hút sự quan tâm của Lãnh đạo cấp cao của Liên hợp quốc và sự hỗ trợ của cộng đồng các nhà tài trợ cho Việt Nam.
Chủ tịch nước mong muốn trên cương vị mới là Điều phối viên Thường trú Liên hợp quốc kiêm Trưởng đại diện UNDP tại Tajikistan, Bà sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình; đồng thời tiếp tục là cầu nối, là sứ giả của Việt Nam với Liên hợp quốc nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung, ủng hộ những nỗ lực của Việt Nam vì hòa bình, hợp tác, tôn trọng luật pháp quốc tế trong quá trình xử lý tình hình khu vực và thế giới.
Về phần mình, thay mặt các cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam, bà Pratibha Mehta bày tỏ sự biết ơn sâu sắc về sự ủng hộ, giúp đỡ của các bộ, ngành, cơ quan của Việt Nam đã hỗ trợ các cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam hoạt động hiệu quả.
Bà Pratibha Mehta cho biết Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon còn lưu giữ những kỷ niệm tốt đẹp về chuyến thăm Việt Nam. Tổng Thư ký Ban Ki-moon đánh giá cao sự đóng góp của Việt Nam trong các hoạt động của Liên hợp quốc, nhất là ở các cơ quan ra quyết sách quan trọng như Hội đồng Nhân quyền, ECOSOC.
Bà Pratibha Mehta khẳng định Việt Nam ngày càng có vị thế, tiếng nói quan trọng tại Liên hợp quốc. Điều này xuất phát từ những đóng góp của Việt Nam, nhất là thành tựu xóa đói giảm nghèo, thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ, đã tạo niềm tin với cộng đồng quốc tế.
Bà Pratibha Mehta bày tỏ cam kết, các cơ quan Liên hợp quốc sẽ hướng tới giải quyết những vấn đề ưu tiên của Việt Nam theo mô hình hợp tác rộng mở hơn để chia sẻ các kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo, thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ, ứng phó biến đổi khí hậu./.
Nhiều chương trình, dự án được triển khai với kết quả tốt trong khuôn khổ Kế hoạch chung hợp tác Việt Nam - Liên hợp quốc giai đoạn 2012-2016, góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Chủ tịch nước nhấn mạnh Việt Nam hoan nghênh sự hỗ trợ của Liên hợp quốc nói chung và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nói riêng trong giai đoạn nước rút thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) và xây dựng các Báo cáo quốc gia MDGs.
Cùng với đó, các cơ quan Liên hợp quốc cũng hỗ trợ Việt Nam trong tiến trình xây dựng và chuẩn bị triển khai các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDG) và Chương trình Nghị sự 2030 hướng tới giai đoạn phát triển toàn cầu mới theo hướng bền vững và toàn diện hơn. Việt Nam đánh giá cao vai trò tư vấn chính sách vĩ mô của UNDP về phát triển.
Chủ tịch nước cho biết năm 2014, Việt Nam đã cử người tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc. Việt Nam cũng đã đảm nhiệm thành công vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016 và Ủy ban Kinh tế - Xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC) nhiệm kỳ 2016-2018.
Việc khánh thành Ngôi nhà xanh chung Liên hợp quốc vào tháng 5-2015 cũng là một điểm nhấn trong quan hệ hợp tác Việt Nam - Liên hợp quốc, góp phần tăng cường sự thống nhất và hiệu quả hoạt động giữa các cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam.
Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam là thành viên tích cực, có trách nhiệm của Liên hợp quốc, sẵn sàng tham gia vào các nỗ lực chung của Liên hợp quốc vì hòa bình, an ninh và phát triển cũng như các nỗ lực nhằm cải tổ Liên hợp quốc. Việt Nam đánh giá cao chuyến thăm Việt Nam của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon vào tháng 5-2015 và các chuyến thăm của nhiều Lãnh đạo cấp cao của Ban Thư ký Liên hợp quốc trong 5 năm qua.
Chủ tịch nước ghi nhận những kết quả trên có được nhờ sự nỗ lực của mỗi cơ quan Liên hợp quốc, cũng như các bộ, ngành Việt Nam và nhờ vai trò quan trọng của Bà Điều phối viên Thường trú.
Chủ tịch nước đánh giá cao những nỗ lực liên tục, không ngừng nghỉ của bà trong việc điều phối, đảm bảo sự phối hợp tốt giữa các cơ quan Liên hợp quốc trong hoạt động hỗ trợ Việt Nam, cũng như trong việc vận động, thu hút sự quan tâm của Lãnh đạo cấp cao của Liên hợp quốc và sự hỗ trợ của cộng đồng các nhà tài trợ cho Việt Nam.
Chủ tịch nước mong muốn trên cương vị mới là Điều phối viên Thường trú Liên hợp quốc kiêm Trưởng đại diện UNDP tại Tajikistan, Bà sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình; đồng thời tiếp tục là cầu nối, là sứ giả của Việt Nam với Liên hợp quốc nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung, ủng hộ những nỗ lực của Việt Nam vì hòa bình, hợp tác, tôn trọng luật pháp quốc tế trong quá trình xử lý tình hình khu vực và thế giới.
Về phần mình, thay mặt các cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam, bà Pratibha Mehta bày tỏ sự biết ơn sâu sắc về sự ủng hộ, giúp đỡ của các bộ, ngành, cơ quan của Việt Nam đã hỗ trợ các cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam hoạt động hiệu quả.
Bà Pratibha Mehta cho biết Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon còn lưu giữ những kỷ niệm tốt đẹp về chuyến thăm Việt Nam. Tổng Thư ký Ban Ki-moon đánh giá cao sự đóng góp của Việt Nam trong các hoạt động của Liên hợp quốc, nhất là ở các cơ quan ra quyết sách quan trọng như Hội đồng Nhân quyền, ECOSOC.
Bà Pratibha Mehta khẳng định Việt Nam ngày càng có vị thế, tiếng nói quan trọng tại Liên hợp quốc. Điều này xuất phát từ những đóng góp của Việt Nam, nhất là thành tựu xóa đói giảm nghèo, thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ, đã tạo niềm tin với cộng đồng quốc tế.
Bà Pratibha Mehta bày tỏ cam kết, các cơ quan Liên hợp quốc sẽ hướng tới giải quyết những vấn đề ưu tiên của Việt Nam theo mô hình hợp tác rộng mở hơn để chia sẻ các kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo, thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ, ứng phó biến đổi khí hậu./.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Đông Uruguay  (21/10/2016)
Đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam - Campuchia lần thứ 2  (21/10/2016)
Tổng thống Myanmar và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam  (21/10/2016)
Giao lưu học sinh, sinh viên, vận động viên tiêu biểu dân tộc thiểu số các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch  (21/10/2016)
Đối thoại nhân quyền thường niên giữa Việt Nam và Thụy Sỹ  (21/10/2016)
Hội thảo Việt - Pháp về tăng cường xúc tiến thương mại và đầu tư  (21/10/2016)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên