Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo khắc phục hậu quả mưa lũ tại Thừa Thiên-Huế
10:41, ngày 16-10-2016
Chiều ngày 15-10, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng và đoàn công tác đã vào Thừa Thiên-Huế để chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả áp thấp nhiệt đới và mưa lũ xảy ra tại các tỉnh miền Trung.
Tham gia đoàn công tác của Phó Thủ tướng có Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn.
Ngay khi xuống sân bay Phú Bài, Thừa Thiên-Huế, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và đoàn công tác đã nghe lãnh đạo tỉnh báo cáo nhanh tình hình mưa lũ, thiệt hại và những biện pháp khắc phục hậu quả đang được triển khai.
Theo đó, từ 23h ngày 13-10 đến 3h ngày 14-10, áp thấp nhiệt đới trực tiếp ảnh hưởng đến Thừa Thiên-Huế, gây gió mạnh kèm mưa to đến rất to và dông, phổ biến ở mức 200-300 mm, có nơi đến 360 mm (trạm Bạch Mã).
Hậu quả, trên địa bàn tỉnh có 2 người chết và 2 người bị thương đang được điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế. Toàn tỉnh có 06 ngôi nhà bị sập, 334 nhà bị tốc mái từ 20-75%, tập trung ở các huyện Phú Vang, Phong Điền và thị xã Hương Trà. Về cây trồng, có 150 ha sắn, 98 ha rau màu ở các huyện Phú Vang, Phong Điền và thị xã Hương Trà bị ngập; 130 ha nuôi thủy sản hạ triều bị vỡ, nước tràn vào; 400 cây xanh lâu năm khu vực đô thị bị gãy đổ. Nhiều tuyến đường đô thị, các tỉnh lộ 4, 17, quốc lộ 49B bị ngập nặng hoặc bị sạt lở; một số công trình hạ tầng viễn thông, điện lực bị ảnh hưởng… Nhiều đoạn bờ sông, bờ biển bị sạt lở nặng, uy hiếp đến sự an toàn của một số hộ dân sống ven sông. Ước tính thiệt hại về vật chất trên toàn tỉnh là 12,5 tỷ đồng.
Để ứng phó với mưa lũ, các cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương trên địa bàn tỉnh đã chủ động thông tin tuyên truyền về tình hình mưa lũ để nhân dân biết, chủ động phòng tránh; kêu gọi tàu thuyền hoạt động đánh bắt trên biển về nơi trú ẩn an toàn; bố trí lực lượng hướng dẫn người và phương tiện qua lại các ngầm, tràn, các đoạn đường thường bị ngập lụt để bảo đảm an toàn; triển khai phương án cho học sinh trên địa bàn nghỉ học, phương án sẵn sàng di dân tại các khu vực ngập lụt.
Về công tác khắc phục hậu quả bão lũ, UBND tỉnh đã chỉ đạo các huyện, thị xã và thành phố Huế tập trung huy động lực lượng công an, bộ đội và dân quân địa phương giúp nhân dân khắc phục nhà cửa bị sập, tốc mái, sớm ổn định đời sống; vận động nhân dân giúp đỡ nhau lúc khó khăn; hướng dẫn người dân thu hoạch những diện tích rau màu bị ngập úng; chỉ đạo các lực lượng chức năng nhanh chóng khắc phục thiệt hại do áp thấp nhiệt đới và mưa lớn gây ra để sớm phục hồi và ổn định các hoạt động giao thông, điện lực, giáo dục, y tế, vệ sinh môi trường…
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá cao sự chủ động, quyết liệt của Thừa Thiên-Huế trong ứng phó với mưa lũ những ngày qua, từ đó hạn chế thiệt hại về người và tài sản.
Trong những ngày tới, Phó Thủ tướng đề nghị tỉnh cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, đặc biệt là diễn biến của cơn bão số 7 để triển khai ngay các biện pháp khẩn cấp ứng phó với mưa lũ theo cấp báo động, bảo đảm an toàn cho người dân, chủ động triển khai phương án khắc phục hậu quả mưa lũ.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu kiên quyết sơ tán các hộ dân sinh sống tại các vùng nguy hiểm có nguy cơ bị ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn. Bên cạnh đó, cần khẩn trương huy động mọi phương tiện, lực lượng, bằng mọi biện pháp tiếp cận những khu dân cư bị ngập sâu, chia cắt; tổ chức cứu trợ lương thực, nhu yếu phẩm cho nhân dân, nhất là những người dân chưa kịp sơ tán tại các khu vực bị ngập sâu, không để người dân bị đói, khát; tập trung nỗ lực cao nhất tìm kiếm những người còn đang mất tích; tổ chức thăm hỏi, động viên các gia đình bị thiệt hại, hỗ trợ cứu chữa người bị thương, mai táng chu đáo cho người bị thiệt mạng; bố trí chỗ ở tạm cho các hộ bị mất nhà cửa.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu phải bảo đảm tốt công tác vệ sinh môi trường, không để xảy ra dịch bệnh khi nước rút. Bên cạnh đó, Huế cần có các giải pháp để bảo vệ các công trình, di tích, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho khách du lịch.
* Tối cùng ngày, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và đoàn công tác đã ra Quảng Bình tiếp tục chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả mưa lũ tại đây./.
Ngay khi xuống sân bay Phú Bài, Thừa Thiên-Huế, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và đoàn công tác đã nghe lãnh đạo tỉnh báo cáo nhanh tình hình mưa lũ, thiệt hại và những biện pháp khắc phục hậu quả đang được triển khai.
Theo đó, từ 23h ngày 13-10 đến 3h ngày 14-10, áp thấp nhiệt đới trực tiếp ảnh hưởng đến Thừa Thiên-Huế, gây gió mạnh kèm mưa to đến rất to và dông, phổ biến ở mức 200-300 mm, có nơi đến 360 mm (trạm Bạch Mã).
Hậu quả, trên địa bàn tỉnh có 2 người chết và 2 người bị thương đang được điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế. Toàn tỉnh có 06 ngôi nhà bị sập, 334 nhà bị tốc mái từ 20-75%, tập trung ở các huyện Phú Vang, Phong Điền và thị xã Hương Trà. Về cây trồng, có 150 ha sắn, 98 ha rau màu ở các huyện Phú Vang, Phong Điền và thị xã Hương Trà bị ngập; 130 ha nuôi thủy sản hạ triều bị vỡ, nước tràn vào; 400 cây xanh lâu năm khu vực đô thị bị gãy đổ. Nhiều tuyến đường đô thị, các tỉnh lộ 4, 17, quốc lộ 49B bị ngập nặng hoặc bị sạt lở; một số công trình hạ tầng viễn thông, điện lực bị ảnh hưởng… Nhiều đoạn bờ sông, bờ biển bị sạt lở nặng, uy hiếp đến sự an toàn của một số hộ dân sống ven sông. Ước tính thiệt hại về vật chất trên toàn tỉnh là 12,5 tỷ đồng.
Để ứng phó với mưa lũ, các cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương trên địa bàn tỉnh đã chủ động thông tin tuyên truyền về tình hình mưa lũ để nhân dân biết, chủ động phòng tránh; kêu gọi tàu thuyền hoạt động đánh bắt trên biển về nơi trú ẩn an toàn; bố trí lực lượng hướng dẫn người và phương tiện qua lại các ngầm, tràn, các đoạn đường thường bị ngập lụt để bảo đảm an toàn; triển khai phương án cho học sinh trên địa bàn nghỉ học, phương án sẵn sàng di dân tại các khu vực ngập lụt.
Về công tác khắc phục hậu quả bão lũ, UBND tỉnh đã chỉ đạo các huyện, thị xã và thành phố Huế tập trung huy động lực lượng công an, bộ đội và dân quân địa phương giúp nhân dân khắc phục nhà cửa bị sập, tốc mái, sớm ổn định đời sống; vận động nhân dân giúp đỡ nhau lúc khó khăn; hướng dẫn người dân thu hoạch những diện tích rau màu bị ngập úng; chỉ đạo các lực lượng chức năng nhanh chóng khắc phục thiệt hại do áp thấp nhiệt đới và mưa lớn gây ra để sớm phục hồi và ổn định các hoạt động giao thông, điện lực, giáo dục, y tế, vệ sinh môi trường…
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá cao sự chủ động, quyết liệt của Thừa Thiên-Huế trong ứng phó với mưa lũ những ngày qua, từ đó hạn chế thiệt hại về người và tài sản.
Trong những ngày tới, Phó Thủ tướng đề nghị tỉnh cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, đặc biệt là diễn biến của cơn bão số 7 để triển khai ngay các biện pháp khẩn cấp ứng phó với mưa lũ theo cấp báo động, bảo đảm an toàn cho người dân, chủ động triển khai phương án khắc phục hậu quả mưa lũ.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu kiên quyết sơ tán các hộ dân sinh sống tại các vùng nguy hiểm có nguy cơ bị ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn. Bên cạnh đó, cần khẩn trương huy động mọi phương tiện, lực lượng, bằng mọi biện pháp tiếp cận những khu dân cư bị ngập sâu, chia cắt; tổ chức cứu trợ lương thực, nhu yếu phẩm cho nhân dân, nhất là những người dân chưa kịp sơ tán tại các khu vực bị ngập sâu, không để người dân bị đói, khát; tập trung nỗ lực cao nhất tìm kiếm những người còn đang mất tích; tổ chức thăm hỏi, động viên các gia đình bị thiệt hại, hỗ trợ cứu chữa người bị thương, mai táng chu đáo cho người bị thiệt mạng; bố trí chỗ ở tạm cho các hộ bị mất nhà cửa.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu phải bảo đảm tốt công tác vệ sinh môi trường, không để xảy ra dịch bệnh khi nước rút. Bên cạnh đó, Huế cần có các giải pháp để bảo vệ các công trình, di tích, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho khách du lịch.
* Tối cùng ngày, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và đoàn công tác đã ra Quảng Bình tiếp tục chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả mưa lũ tại đây./.
Công điện về việc ứng phó khẩn cấp mưa lũ tại các tỉnh miền Trung  (15/10/2016)
Các nước thuộc Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể ký kết các văn kiện hợp tác chống khủng bố  (15/10/2016)
Nga, Mỹ tổ chức hội nghị mở rộng bàn về Syria sau 3 tuần bất đồng  (15/10/2016)
Các nước trên thế giới kêu gọi tăng hợp tác vì an ninh lương thực  (15/10/2016)
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc hưởng ứng đợt vận động nhắn tin ủng hộ người nghèo  (15/10/2016)
Đại học Bách khoa Hà Nội đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh lần thứ hai  (15/10/2016)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên