Chủ tịch Quốc hội kết thúc tốt đẹp chuyến thăm nước ngoài đầu tiên
23:09, ngày 01-10-2016
Chiều 01-10-2016, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã về đến Thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm hữu nghị chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Vương quốc Campuchia, thăm chính thức Cộng hòa Liên bang Myanmar và tham dự Đại hội đồng Liên Nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 37 (AIPA-37).
Các chuyến thăm thực hiện theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotou, Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia Samdech Heng Samrin và Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Liên bang Myanmar Mahn Win Khaing Than.
Tham gia Đoàn có các Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội và nhiều lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương.
Chuyến thăm hữu nghị chính thức Lào, Campuchia và thăm chính thức Myanmar của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã góp phần thắt chặt hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam với Quốc hội Lào, Quốc hội Campuchia và Quốc hội Myanmar. Đây cũng là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trên cương vị Chủ tịch Quốc hội khóa XIV.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam tham dự AIPA-37 góp phần tiếp tục phát huy vai trò, vị thế của Việt Nam và Quốc hội Việt Nam trên các diễn đàn đa phương, cũng như đóng góp tích cực vào sự hợp tác trong Hội đồng Liên nghị viện các quốc gia Đông Nam Á cũng như hợp tác khu vực.
Với tư cách là Trưởng đoàn đại biểu của Việt Nam, phát biểu trong phiên họp toàn thể thứ nhất, Chủ tịch Quốc hội đã khẳng định Việt Nam tham gia chủ động, tích cực và có trách nhiệm đối với các vấn đề quốc tế và khu vực; cùng góp phần định hình và đổi mới các quy trình hoạt động của AIPA, hợp tác vì một AIPA sống động, một ASEAN tiến bộ.
Trong thời gian từ ngày 26-9 đến ngày 01-10-2016, Chủ tịch Quốc hội và Đoàn đã có chương trình làm việc khẩn trương, liên tục với hơn 30 hoạt động tại ba nước.
Tại Lào, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã đến chào Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Bounnhang Volachith; hội kiến Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith; hội kiến Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước Saysomphone Phomvihane.
Tại cuộc hội đàm giữa Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotou, hai Chủ tịch Quốc hội đã thống nhất các phương hướng, biện pháp để tiếp tục củng cố mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện giữa hai cơ quan lập pháp nhằm góp phần thiết thực củng cố và thúc đẩy hợp tác giữa hai nước.
Điểm nhấn trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Lào là hai nữ Chủ tịch Quốc hội Việt Nam và Lào đã đồng chủ trì hội thảo “Kinh nghiệm quản lý nợ công.” Hội thảo này thể hiện vai trò, trách nhiệm của Quốc hội hai nước đối với những vấn đề hệ trọng của đất nước trong quản lý kinh tế, đồng thời là biểu hiện sinh động của quan hệ hợp tác ngày càng bền chặt, hiệu quả giữa Quốc hội và Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào.
Tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội đã chào xã giao Quốc vương Campuchia Sihamoni; hội kiến Thủ tướng Hun Sen. Quốc vương Norodom Sihamoni khẳng định nhân dân Campuchia luôn ghi nhớ sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn và quý báu của nhân dân Việt Nam; khẳng định Việt Nam là người bạn lớn của nhân dân Campuchia, đã giành cho Campuchia sự giúp đỡ to lớn vì nền độc lập tự do của Campuchia trước đây, cũng như công cuộc và xây dựng đất nước ngày nay.
Tại hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin, hai bên cho rằng, trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều biến động phức tạp, mối quan hệ đoàn kết giữa hai nước cần tiếp tục được củng cố và phát triển. Phía Việt Nam khẳng định trước sau như một luôn coi trọng và dành ưu tiên hàng đầu cho việc củng cố và tăng cường quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài với Campuchia.
Còn tại cuộc hội kiến với Chủ tịch Thượng viện Campuchia Say Chhum, hoan nghênh kết quả đạt được thời gian qua về công tác phân giới cắm mốc giữa hai nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Chủ tịch Thượng viện Samdech Say Chhum cùng bày tỏ mong muốn hai nước sẽ giải quyết những vấn đề tồn đọng trên toàn tuyến biên giới hai nước để xây dựng một đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đồng thời cho rằng, việc hoàn thành công tác phân giới cắm mốc là tài sản quý giá cho các thế hệ mai sau.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Liên bang Myanmar và tham dự AIPA-37, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã chào xã giao Tổng thống Cộng hòa Liên bang Myanmar Htin Kyaw; hội kiến Chủ tịch Quốc hội kiêm Chủ tịch Thượng viện Liên bang Myanmar Mahn Win Khaing Than và Chủ tịch Hạ viện Liên bang Myanmar Win Myint.
Tại Myanmar, điểm nổi bật trong các hoạt động gặp gỡ, tiếp xúc là các nhà lãnh đạo cấp cao Myanmar đều đánh giá cao những thành tựu kinh tế-xã hội mà Việt Nam đã đạt được trong công cuộc đổi mới và bày tỏ mong muốn Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm từ những thành tựu này. Các nhà lãnh đạo Myanmar cũng cho biết Myanmar đang nỗ lực phát triển đất nước và hội nhập quốc tế, sẽ tạo thuận lợi hơn nữa về mặt chính sách pháp luật để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài trong đó có Việt Nam.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã gặp gỡ cán bộ Đại sứ quán Việt Nam, kiều bào và đại diện doanh nghiệp Việt Nam tại Lào, Campuchia và Myanmar. Chủ tịch Quốc hội đã thông báo kết quả kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV và cho biết năm 2017, dự kiến Quốc hội sẽ xem xét thông qua Luật Cơ quan đại diện sửa đổi.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cán bộ ngoại giao đóng góp ý kiến nhằm góp phần xây dựng cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài chính quy, hiện đại; xây dựng hình ảnh của người cán bộ ngoại giao bản lĩnh, trí tuệ, từng bước đảm bảo và nâng cao cơ sở vật chất cơ quan cho xứng tầm với vị thế của đất nước, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế toàn diện...
Chủ tịch Quốc hội biểu dương những nỗ lực của lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên của Đại sứ quán đã khắc phục những khó khăn trong cuộc sống xa nhà, xa quê hương để hoàn thành tốt công việc do Đảng và Nhà nước giao phó. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài cần tiếp tục thực hiện tốt công tác bảo hộ công dân; tăng cường mở lớp dạy và học tiếng Việt cho con em bà con kiều bào để duy trì bản sắc văn hóa Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao tinh thần lao động cần cù, nỗ lực vượt qua khó khăn và có nhiều hoạt động hướng về Tổ quốc của kiều bào; đồng thời bày tỏ mong muốn bà con tiếp tục là những hạt nhân tích cực vun đắp mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước: Lào, Campuchia và Myanmar.
Có thể nói những những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với đại diện cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập, làm việc tại Lào, Campuchia, Myanmar là hoạt động tiếp xúc cử tri ở nước ngoài của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam./.
Tham gia Đoàn có các Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội và nhiều lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương.
Chuyến thăm hữu nghị chính thức Lào, Campuchia và thăm chính thức Myanmar của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã góp phần thắt chặt hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam với Quốc hội Lào, Quốc hội Campuchia và Quốc hội Myanmar. Đây cũng là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trên cương vị Chủ tịch Quốc hội khóa XIV.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam tham dự AIPA-37 góp phần tiếp tục phát huy vai trò, vị thế của Việt Nam và Quốc hội Việt Nam trên các diễn đàn đa phương, cũng như đóng góp tích cực vào sự hợp tác trong Hội đồng Liên nghị viện các quốc gia Đông Nam Á cũng như hợp tác khu vực.
Với tư cách là Trưởng đoàn đại biểu của Việt Nam, phát biểu trong phiên họp toàn thể thứ nhất, Chủ tịch Quốc hội đã khẳng định Việt Nam tham gia chủ động, tích cực và có trách nhiệm đối với các vấn đề quốc tế và khu vực; cùng góp phần định hình và đổi mới các quy trình hoạt động của AIPA, hợp tác vì một AIPA sống động, một ASEAN tiến bộ.
Trong thời gian từ ngày 26-9 đến ngày 01-10-2016, Chủ tịch Quốc hội và Đoàn đã có chương trình làm việc khẩn trương, liên tục với hơn 30 hoạt động tại ba nước.
Tại Lào, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã đến chào Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Bounnhang Volachith; hội kiến Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith; hội kiến Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước Saysomphone Phomvihane.
Tại cuộc hội đàm giữa Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotou, hai Chủ tịch Quốc hội đã thống nhất các phương hướng, biện pháp để tiếp tục củng cố mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện giữa hai cơ quan lập pháp nhằm góp phần thiết thực củng cố và thúc đẩy hợp tác giữa hai nước.
Điểm nhấn trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Lào là hai nữ Chủ tịch Quốc hội Việt Nam và Lào đã đồng chủ trì hội thảo “Kinh nghiệm quản lý nợ công.” Hội thảo này thể hiện vai trò, trách nhiệm của Quốc hội hai nước đối với những vấn đề hệ trọng của đất nước trong quản lý kinh tế, đồng thời là biểu hiện sinh động của quan hệ hợp tác ngày càng bền chặt, hiệu quả giữa Quốc hội và Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào.
Tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội đã chào xã giao Quốc vương Campuchia Sihamoni; hội kiến Thủ tướng Hun Sen. Quốc vương Norodom Sihamoni khẳng định nhân dân Campuchia luôn ghi nhớ sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn và quý báu của nhân dân Việt Nam; khẳng định Việt Nam là người bạn lớn của nhân dân Campuchia, đã giành cho Campuchia sự giúp đỡ to lớn vì nền độc lập tự do của Campuchia trước đây, cũng như công cuộc và xây dựng đất nước ngày nay.
Tại hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin, hai bên cho rằng, trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều biến động phức tạp, mối quan hệ đoàn kết giữa hai nước cần tiếp tục được củng cố và phát triển. Phía Việt Nam khẳng định trước sau như một luôn coi trọng và dành ưu tiên hàng đầu cho việc củng cố và tăng cường quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài với Campuchia.
Còn tại cuộc hội kiến với Chủ tịch Thượng viện Campuchia Say Chhum, hoan nghênh kết quả đạt được thời gian qua về công tác phân giới cắm mốc giữa hai nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Chủ tịch Thượng viện Samdech Say Chhum cùng bày tỏ mong muốn hai nước sẽ giải quyết những vấn đề tồn đọng trên toàn tuyến biên giới hai nước để xây dựng một đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đồng thời cho rằng, việc hoàn thành công tác phân giới cắm mốc là tài sản quý giá cho các thế hệ mai sau.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Liên bang Myanmar và tham dự AIPA-37, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã chào xã giao Tổng thống Cộng hòa Liên bang Myanmar Htin Kyaw; hội kiến Chủ tịch Quốc hội kiêm Chủ tịch Thượng viện Liên bang Myanmar Mahn Win Khaing Than và Chủ tịch Hạ viện Liên bang Myanmar Win Myint.
Tại Myanmar, điểm nổi bật trong các hoạt động gặp gỡ, tiếp xúc là các nhà lãnh đạo cấp cao Myanmar đều đánh giá cao những thành tựu kinh tế-xã hội mà Việt Nam đã đạt được trong công cuộc đổi mới và bày tỏ mong muốn Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm từ những thành tựu này. Các nhà lãnh đạo Myanmar cũng cho biết Myanmar đang nỗ lực phát triển đất nước và hội nhập quốc tế, sẽ tạo thuận lợi hơn nữa về mặt chính sách pháp luật để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài trong đó có Việt Nam.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã gặp gỡ cán bộ Đại sứ quán Việt Nam, kiều bào và đại diện doanh nghiệp Việt Nam tại Lào, Campuchia và Myanmar. Chủ tịch Quốc hội đã thông báo kết quả kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV và cho biết năm 2017, dự kiến Quốc hội sẽ xem xét thông qua Luật Cơ quan đại diện sửa đổi.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cán bộ ngoại giao đóng góp ý kiến nhằm góp phần xây dựng cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài chính quy, hiện đại; xây dựng hình ảnh của người cán bộ ngoại giao bản lĩnh, trí tuệ, từng bước đảm bảo và nâng cao cơ sở vật chất cơ quan cho xứng tầm với vị thế của đất nước, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế toàn diện...
Chủ tịch Quốc hội biểu dương những nỗ lực của lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên của Đại sứ quán đã khắc phục những khó khăn trong cuộc sống xa nhà, xa quê hương để hoàn thành tốt công việc do Đảng và Nhà nước giao phó. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài cần tiếp tục thực hiện tốt công tác bảo hộ công dân; tăng cường mở lớp dạy và học tiếng Việt cho con em bà con kiều bào để duy trì bản sắc văn hóa Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao tinh thần lao động cần cù, nỗ lực vượt qua khó khăn và có nhiều hoạt động hướng về Tổ quốc của kiều bào; đồng thời bày tỏ mong muốn bà con tiếp tục là những hạt nhân tích cực vun đắp mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước: Lào, Campuchia và Myanmar.
Có thể nói những những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với đại diện cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập, làm việc tại Lào, Campuchia, Myanmar là hoạt động tiếp xúc cử tri ở nước ngoài của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam./.
Chủ tịch Quốc hội gặp mặt cộng đồng người Việt tại Myanmar  (01/10/2016)
Đẩy mạnh mô hình hợp tác liên vùng giữa Việt Nam và Italy  (01/10/2016)
Đưa sáu vụ đại án tham nhũng ra xét xử trong những tháng cuối năm 2016  (01/10/2016)
Bầu cử Mỹ: Bà Hillary Clinton tiếp tục dẫn điểm ông Donald Trump  (01/10/2016)
Thủ tướng tìm hiểu đời sống bà con vùng tái định cư thủy điện Sơn La  (01/10/2016)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay