Chủ tịch Quốc hội gặp mặt cộng đồng người Việt tại Myanmar
19:46, ngày 01-10-2016
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Liên bang Myanmar, sáng 01-10-2016, tại thủ đô Nay Pyi Taw, Myanmar, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến thăm và nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện các doanh nghiệp Việt Nam tại Myanmar.
Đại sứ Việt Nam tại Myanmar Luận Thùy Dương, đông đảo cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam và đại diện doanh nghiệp Việt Nam tại Myanmar đã tham dự.
Tại cuộc gặp mặt, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ vui mừng dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm hữu nghị chính thức Myanmar và gặp mặt với các cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam và cộng đồng người Việt tại Myanmar, đồng thời cho biết đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên trên cương vị Chủ tịch Quốc hội Khóa XIV thăm Lào, Campuchia và Myanmar là các nước láng giềng, đối tác rất quan trọng của Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh trong những năm qua, quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam-Myanmar không ngừng được củng cố và phát triển trên mọi lĩnh vực, từ chính trị đến kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục...
Hai bên đã trao đổi nhiều chuyến thăm cấp cao cũng như giữa các bộ ngành và nhân dân hai nước. Việt Nam đã trở thành nhà đầu tư và đối tác thương mại quan trọng của Myanmar. Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar, các cơ quan bên cạnh Đại sứ quán, các doanh nghiệp và bà con Việt kiều ta tại Myanmar đã đóng góp hết sức quan trọng vào những thắng lợi nêu trên.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao và biểu dương các cán bộ Đại sứ quán Việt Nam và bà con về những đóng góp to lớn đó.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh qua 70 năm hoạt động, Quốc hội Việt Nam đã không ngừng đổi mới, ngày càng phát huy vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, thực hiện ngày càng tốt hơn các chức năng lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.
Sau khi thông báo kết quả kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV, Chủ tịch Quốc hội cho biết, vừa qua Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị ngoại giao 29 đã quán triệt đường lối đối ngoại Đại hội XII của Đảng; đề ra phương hướng chiến lược cũng như kế hoạch cụ thể để triển khai công tác đối ngoại trong những năm tới. Hiện nay Bộ Chính trị cũng đang chỉ đạo xây dựng Đề án “Thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, trong đó có Hiệp định TPP và Cộng đồng Kinh tế ASEAN.”
Điểm mới là việc ký kết và thực hiện các hiệp định tự do thương mại song phương thế hệ mới với những tiêu chuẩn cao hơn, rộng hơn về thị trường, về thuế quan cũng như các tiêu chuẩn dịch vụ, lao động… Trên tinh thần đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cán bộ ngoại giao đóng góp về lý luận và thực tiễn về những vấn đề cần phát huy, những vấn đề cần rút kinh nghiệm để tận dụng những cơ hội và hóa giải các khó khăn tồn tại, phục vụ công cuộc xây dựng phát triển của đất nước.
Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước và Quốc hội luôn dành sự quan tâm, ủng hộ, tạo điều kiện để các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài hoạt động một cách thuận lợi nhất nhằm góp phần phục vụ công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Năm 2017, dự kiến Quốc hội sẽ xem xét thông qua Luật Cơ quan đại diện sửa đổi.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cán bộ ngoại giao đóng góp ý kiến nhằm góp phần xây dựng cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài chính quy, hiện đại; xây dựng hình ảnh của người cán bộ ngoại giao bản lĩnh, trí tuệ, từng bước đảm bảo và nâng cao cơ sở vật chất cơ quan cho xứng tầm với vị thế của đất nước, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh Myanmar có quan hệ hữu nghị truyền thống với Việt Nam, là một trong những nước đầu tiên công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Hiện chính quyền mới của Myanmar đang đẩy mạnh chính sách mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế để xây dựng và phát triển đất nước. Đây là những điều kiện rất thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh; tuy nhiên thách thức cũng rất lớn vì sự cạnh tranh của các nước khác.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị Đại sứ quán tăng cường phối hợp với các bộ ngành của Việt Nam trong công tác thông tin, quảng bá, nhất là về kinh tế đối ngoại; đồng thời đẩy mạnh vận động sự ủng hộ của chính quyền sở tại tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp của Việt Nam làm ăn ổn định, lâu dài tại Myanmar.
Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, các vụ việc liên quan đến công tác bảo hộ công dân ngày càng nhiều. Do đó, Đại sứ quán cần tăng cường, chủ động và đẩy mạnh các biện pháp hỗ trợ công dân, kiều bào cả về tinh thần, thông tin và pháp lý.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị Đại sứ quán phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức các lớp học tiếng Việt cho con em kiều bào ta. Đây là việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa trong việc vận động bà con ta hướng về Tổ quốc; góp phần duy trì và phát huy bản sắc dân tộc. Đại sứ quán ta cần trở thành ngôi nhà chung, là mái ấm nuôi dưỡng tình cảm dân tộc, quê hương, cũng là nơi bảo vệ quyền lợi của công dân, kiều bào Việt Nam tại nước ngoài.
Với đại diện doanh nghiệp và bà con Việt kiều, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Đảng, Chính phủ, Quốc hội Việt Nam và cử tri cả nước rất quan tâm theo dõi cuộc sống của bà con Việt kiều tại nước ngoài. Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam; thành công của bà con người Việt cũng là thành công của đất nước Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao cộng đồng người Việt Nam tại Myanmar có truyền thống yêu nước nồng nàn, luôn hướng về Tổ quốc, lao động cần cù, sáng tạo, có nhiều đóng góp vào công cuộc xây dựng phát triển đất nước Myanmar và góp phần quan trọng vun đắp và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Myanmar.
Chủ tịch Quốc hội biểu dương một số doanh nghiệp Việt Nam tại Myanmar đã bước đầu kinh doanh thành công, chấp hành nghiêm pháp luật sở tại, đóng góp vào phát triển kinh tế của Myanmar cũng như của Việt Nam; đề nghị các doanh nghiệp nỗ lực phấn đấu hơn nữa, vừa đạt hiệu quả kinh tế cao, vừa xây dựng hình ảnh tốt đẹp của doanh nhân Việt Nam trên đất Myanmar./.
Tại cuộc gặp mặt, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ vui mừng dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm hữu nghị chính thức Myanmar và gặp mặt với các cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam và cộng đồng người Việt tại Myanmar, đồng thời cho biết đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên trên cương vị Chủ tịch Quốc hội Khóa XIV thăm Lào, Campuchia và Myanmar là các nước láng giềng, đối tác rất quan trọng của Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh trong những năm qua, quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam-Myanmar không ngừng được củng cố và phát triển trên mọi lĩnh vực, từ chính trị đến kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục...
Hai bên đã trao đổi nhiều chuyến thăm cấp cao cũng như giữa các bộ ngành và nhân dân hai nước. Việt Nam đã trở thành nhà đầu tư và đối tác thương mại quan trọng của Myanmar. Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar, các cơ quan bên cạnh Đại sứ quán, các doanh nghiệp và bà con Việt kiều ta tại Myanmar đã đóng góp hết sức quan trọng vào những thắng lợi nêu trên.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao và biểu dương các cán bộ Đại sứ quán Việt Nam và bà con về những đóng góp to lớn đó.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh qua 70 năm hoạt động, Quốc hội Việt Nam đã không ngừng đổi mới, ngày càng phát huy vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, thực hiện ngày càng tốt hơn các chức năng lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.
Sau khi thông báo kết quả kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV, Chủ tịch Quốc hội cho biết, vừa qua Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị ngoại giao 29 đã quán triệt đường lối đối ngoại Đại hội XII của Đảng; đề ra phương hướng chiến lược cũng như kế hoạch cụ thể để triển khai công tác đối ngoại trong những năm tới. Hiện nay Bộ Chính trị cũng đang chỉ đạo xây dựng Đề án “Thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, trong đó có Hiệp định TPP và Cộng đồng Kinh tế ASEAN.”
Điểm mới là việc ký kết và thực hiện các hiệp định tự do thương mại song phương thế hệ mới với những tiêu chuẩn cao hơn, rộng hơn về thị trường, về thuế quan cũng như các tiêu chuẩn dịch vụ, lao động… Trên tinh thần đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cán bộ ngoại giao đóng góp về lý luận và thực tiễn về những vấn đề cần phát huy, những vấn đề cần rút kinh nghiệm để tận dụng những cơ hội và hóa giải các khó khăn tồn tại, phục vụ công cuộc xây dựng phát triển của đất nước.
Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước và Quốc hội luôn dành sự quan tâm, ủng hộ, tạo điều kiện để các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài hoạt động một cách thuận lợi nhất nhằm góp phần phục vụ công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Năm 2017, dự kiến Quốc hội sẽ xem xét thông qua Luật Cơ quan đại diện sửa đổi.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cán bộ ngoại giao đóng góp ý kiến nhằm góp phần xây dựng cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài chính quy, hiện đại; xây dựng hình ảnh của người cán bộ ngoại giao bản lĩnh, trí tuệ, từng bước đảm bảo và nâng cao cơ sở vật chất cơ quan cho xứng tầm với vị thế của đất nước, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh Myanmar có quan hệ hữu nghị truyền thống với Việt Nam, là một trong những nước đầu tiên công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Hiện chính quyền mới của Myanmar đang đẩy mạnh chính sách mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế để xây dựng và phát triển đất nước. Đây là những điều kiện rất thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh; tuy nhiên thách thức cũng rất lớn vì sự cạnh tranh của các nước khác.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị Đại sứ quán tăng cường phối hợp với các bộ ngành của Việt Nam trong công tác thông tin, quảng bá, nhất là về kinh tế đối ngoại; đồng thời đẩy mạnh vận động sự ủng hộ của chính quyền sở tại tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp của Việt Nam làm ăn ổn định, lâu dài tại Myanmar.
Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, các vụ việc liên quan đến công tác bảo hộ công dân ngày càng nhiều. Do đó, Đại sứ quán cần tăng cường, chủ động và đẩy mạnh các biện pháp hỗ trợ công dân, kiều bào cả về tinh thần, thông tin và pháp lý.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị Đại sứ quán phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức các lớp học tiếng Việt cho con em kiều bào ta. Đây là việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa trong việc vận động bà con ta hướng về Tổ quốc; góp phần duy trì và phát huy bản sắc dân tộc. Đại sứ quán ta cần trở thành ngôi nhà chung, là mái ấm nuôi dưỡng tình cảm dân tộc, quê hương, cũng là nơi bảo vệ quyền lợi của công dân, kiều bào Việt Nam tại nước ngoài.
Với đại diện doanh nghiệp và bà con Việt kiều, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Đảng, Chính phủ, Quốc hội Việt Nam và cử tri cả nước rất quan tâm theo dõi cuộc sống của bà con Việt kiều tại nước ngoài. Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam; thành công của bà con người Việt cũng là thành công của đất nước Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao cộng đồng người Việt Nam tại Myanmar có truyền thống yêu nước nồng nàn, luôn hướng về Tổ quốc, lao động cần cù, sáng tạo, có nhiều đóng góp vào công cuộc xây dựng phát triển đất nước Myanmar và góp phần quan trọng vun đắp và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Myanmar.
Chủ tịch Quốc hội biểu dương một số doanh nghiệp Việt Nam tại Myanmar đã bước đầu kinh doanh thành công, chấp hành nghiêm pháp luật sở tại, đóng góp vào phát triển kinh tế của Myanmar cũng như của Việt Nam; đề nghị các doanh nghiệp nỗ lực phấn đấu hơn nữa, vừa đạt hiệu quả kinh tế cao, vừa xây dựng hình ảnh tốt đẹp của doanh nhân Việt Nam trên đất Myanmar./.
Đẩy mạnh mô hình hợp tác liên vùng giữa Việt Nam và Italy  (01/10/2016)
Đưa sáu vụ đại án tham nhũng ra xét xử trong những tháng cuối năm 2016  (01/10/2016)
Bầu cử Mỹ: Bà Hillary Clinton tiếp tục dẫn điểm ông Donald Trump  (01/10/2016)
Thủ tướng tìm hiểu đời sống bà con vùng tái định cư thủy điện Sơn La  (01/10/2016)
Phiên họp thứ tư của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc ngày 03-10  (01/10/2016)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên