Mỹ chi gần 4.000 tỷ USD cho an ninh nội địa sau vụ khủng bố 11-9
Báo cáo do Viện các Vấn đề Công cộng và Quốc tế của Trường đại học Brown ở bang Rhode Island, Mỹ, cho biết trong hai năm qua, khoản chi tiêu với lý do là để đảm bảo an ninh cho nước Mỹ đã tăng mạnh, đặc biệt là tăng thêm tới 300 tỷ USD chỉ trong riêng trong năm 2015.
Nếu tính cả dự kiến chi tiêu cho năm 2017, tổng chi phí cho cuộc chiến chống khủng bố sẽ lên tới con số khổng lồ 4.790 tỷ USD.
Tuy nhiên, bất chấp những khoản chi hàng nghìn tỷ USD này, người dân Mỹ vẫn không cảm thấy an toàn hơn một chút nào. Cuộc khảo sát gần đây do Hội đồng các Vấn đề Thế giới của thành phố Chicago phát hiện thấy khoảng 42% người Mỹ cảm thấy kém an toàn hơn so với trước thời điểm 11-9 - mức tăng đáng giật mình so với tỷ lệ 27% của cuộc khảo sát tương tự hồi năm 2014.
Những khoản chi tiêu khổng lồ cho an ninh nội địa là thủ phạm chính khiến nợ công của Mỹ tăng vọt (đang tiến gần tới ngưỡng 20.000 tỷ USD). Theo ước tính, tới năm 2023 chỉ riêng tiền lãi phải trả cho các khoản chi phục vụ các chiến dịch đánh đòn phủ đầu ở nước ngoài sẽ khiến nợ công tăng thêm hơn 1.000 tỷ USD.
Và tới năm 2053, tiền lãi phải trả cho các khoản chi chống khủng bố cũng lên tới ít nhất là 7.900 tỷ US nếu như Mỹ không thay đổi cách thức tiến hành chiến tranh.
Giới học giả Mỹ cho biết vấn đề nằm ở chỗ các nghị sỹ Quốc hội đồng ý cấp cho Lầu Năm Góc và một số cơ quan liên bang khác hàng tỷ USD sau sự kiện 11-9, song lại không đưa ra lời giải cho bài toán lấy nguồn kinh phí này từ đâu.
Trong các cuộc chiến tranh trước đây, chính phủ liên bang áp dụng cơ chế "thực thu thực chi," trong đó bao gồm các biện pháp như áp thuế chiến tranh hay phát hành trái phiếu chiến tranh. Tuy nhiên, cơ chế này không thể được áp dụng đối với cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu.
Một vấn đề nữa là tình trạng lạm dụng ngân sách an ninh nội địa khá tràn lan. Những chương trình hệ thống vũ khí tốn kém, đôi khi không giúp ích gì cho cuộc chiến chống khủng bố, là thủ phạm khiến ngân sách quốc phòng ngày càng phình to.
Ngoài ra, tình trạng gian lận và lạm dụng trong công trình tái thiết cũng đã làm thất thoát hàng tỷ USD, đặc biệt là tại Afghanistan./.
Cộng đồng quốc tế lên án vụ thử hạt nhân thứ năm của Triều Tiên  (10/09/2016)
Việt Nam ủng hộ phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên  (10/09/2016)
Điện mừng của lãnh đạo các nước nhân dịp kỷ niệm 71 năm Quốc khánh  (10/09/2016)
Nhiều hoạt động tưởng niệm 15 năm vụ khủng bố 11-9 tại Mỹ  (10/09/2016)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay