Đoàn Bộ Quốc phòng tham dự hội nghị về Lực lượng gìn giữ hòa bình
22:41, ngày 09-09-2016
Đoàn Bộ Quốc Phòng Việt Nam do Thứ Trưởng, Thượng Tướng Nguyễn Chí Vịnh dẫn đầu đã tham dự hội nghị cấp Bộ trưởng Quốc phòng các nước tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc diễn ra ngày 8-9 tại thủ đô London, Vương quốc Anh.
Tham gia hội nghị có đại diện 75 cơ quan quốc phòng của 75 nước, trong đó có hơn 50 bộ trưởng quốc phòng, do Liên hợp quốc và nước chủ nhà là nước Anh đồng tổ chức.
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Anh, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Nguyễn Chí Vịnh cho biết các đại biểu tham gia đều nhất trí với những đề dẫn của Liên hợp quốc về đánh giá lại một năm thực hiện cam kết tham gia đóng góp vào lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc của các nước; nghe thông báo về những yêu cầu hiện tại và cấp bách của Liên hợp quốc đối với nhiệm vụ gìn giữ hòa bình.
Hội nghị đã nhất trí thông qua bản tuyên bố chung với tinh thần nâng cao năng lực hoạt động của gìn giữ hòa bình tại Liên hợp quốc ở các phái bộ, và tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.
Các nước tham gia cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với nhau hơn nữa, cùng nhau cải thiện chất lượng hoạt động gìn giữ hòa bình thông qua các hoạt động đào tạo, nâng cao chất lượng của đội quân mũ nồi xanh và đẩy mạnh vai trò của phụ nữ tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.
Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh cũng cho biết các đại biểu, nhất là các nước lớn, đều bày tỏ sự sẵn sàng tham gia một cách mạnh mẽ hơn vào hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc và yêu cầu Liên hợp quốc cần có sự đổi mới để tăng cường sự quản lý, tăng cường tính kế hoạch, sự sẵn sàng của các lực lượng tham gia.
Tại hội nghị, đoàn Việt Nam đã có hai ý kiến được các đại biểu dự hội nghị hết sức đồng tình.
Thứ nhất, các phái đoàn gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc ở các phái bộ nên đặt nặng hơn về tính nhân văn và nhân đạo, cụ thể là giúp nhân dân ở các nước cần có lực lượng gìn giữ hòa bình được sống trong hòa bình, và có một cuộc sống tốt hơn.
Ngoài hoạt động gìn giữ hòa bình, cộng đồng quốc tế cần phải có hoạt động tái thiết, hỗ trợ cho các nước bị tàn phá bởi chiến tranh, thiên tai địch họa.
Đây là ý kiến được tất cả các nước đều đồng tình, đặc biệt là các nước hiện phải nhờ vào hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.
Đề xuất thứ hai của Việt Nam là tăng cường hợp tác quốc tế, hỗ trợ lẫn nhau, nhất là hỗ trợ các nước mới tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình như Việt Nam.
Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, mà Quân đội Nhân dân Việt Nam đang tham gia, có quân số thường trực khoảng 90.000 người, với ngân sách gần 10 tỷ USD/năm.
Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc là lực lượng quân sự quốc tế được thiết lập để xử lý các cuộc khủng hoảng về mặt chính trị và quân sự ở những quốc gia đang xảy ra chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh.
Trên thực tế, Liên hợp quốc không có quyền tham chiến hoặc tấn công quân sự các quốc gia khác mà những đơn vị quân sự này chỉ tham gia vào hoạt động gìn giữ an ninh, hỗ trợ nhân đạo và giám sát lệnh ngừng bắn tại khu vực xảy ra xung đột.
Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh cũng cho biết bên lề hội nghị, đoàn Việt Nam đã gặp gỡ nhiều bộ trưởng, thứ trưởng quốc phòng các nước, như Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia, Campuchia, và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc.
Các nước đều đánh giá cao việc Việt Nam mới tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc song cũng đã tham dự hội nghị này và có những ý kiến đóng góp có trách nhiệm.
Tại cuộc gặp với đoàn Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn đã bày tỏ sự phấn khởi và đánh giá rất cao chuyến thăm Trung Quốc vừa qua của Bộ trưởng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch.
Bộ trưởng Thường Vạn Toàn bày tỏ mong muốn hai bên sẽ xúc tiến thảo luận nhằm cụ thể hóa những nội dung hai bộ trưởng đã thống nhất về hợp tác quốc phòng theo chủ trương của hai Đảng và hai Nhà nước./.
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Anh, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Nguyễn Chí Vịnh cho biết các đại biểu tham gia đều nhất trí với những đề dẫn của Liên hợp quốc về đánh giá lại một năm thực hiện cam kết tham gia đóng góp vào lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc của các nước; nghe thông báo về những yêu cầu hiện tại và cấp bách của Liên hợp quốc đối với nhiệm vụ gìn giữ hòa bình.
Hội nghị đã nhất trí thông qua bản tuyên bố chung với tinh thần nâng cao năng lực hoạt động của gìn giữ hòa bình tại Liên hợp quốc ở các phái bộ, và tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.
Các nước tham gia cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với nhau hơn nữa, cùng nhau cải thiện chất lượng hoạt động gìn giữ hòa bình thông qua các hoạt động đào tạo, nâng cao chất lượng của đội quân mũ nồi xanh và đẩy mạnh vai trò của phụ nữ tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.
Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh cũng cho biết các đại biểu, nhất là các nước lớn, đều bày tỏ sự sẵn sàng tham gia một cách mạnh mẽ hơn vào hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc và yêu cầu Liên hợp quốc cần có sự đổi mới để tăng cường sự quản lý, tăng cường tính kế hoạch, sự sẵn sàng của các lực lượng tham gia.
Tại hội nghị, đoàn Việt Nam đã có hai ý kiến được các đại biểu dự hội nghị hết sức đồng tình.
Thứ nhất, các phái đoàn gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc ở các phái bộ nên đặt nặng hơn về tính nhân văn và nhân đạo, cụ thể là giúp nhân dân ở các nước cần có lực lượng gìn giữ hòa bình được sống trong hòa bình, và có một cuộc sống tốt hơn.
Ngoài hoạt động gìn giữ hòa bình, cộng đồng quốc tế cần phải có hoạt động tái thiết, hỗ trợ cho các nước bị tàn phá bởi chiến tranh, thiên tai địch họa.
Đây là ý kiến được tất cả các nước đều đồng tình, đặc biệt là các nước hiện phải nhờ vào hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.
Đề xuất thứ hai của Việt Nam là tăng cường hợp tác quốc tế, hỗ trợ lẫn nhau, nhất là hỗ trợ các nước mới tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình như Việt Nam.
Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, mà Quân đội Nhân dân Việt Nam đang tham gia, có quân số thường trực khoảng 90.000 người, với ngân sách gần 10 tỷ USD/năm.
Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc là lực lượng quân sự quốc tế được thiết lập để xử lý các cuộc khủng hoảng về mặt chính trị và quân sự ở những quốc gia đang xảy ra chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh.
Trên thực tế, Liên hợp quốc không có quyền tham chiến hoặc tấn công quân sự các quốc gia khác mà những đơn vị quân sự này chỉ tham gia vào hoạt động gìn giữ an ninh, hỗ trợ nhân đạo và giám sát lệnh ngừng bắn tại khu vực xảy ra xung đột.
Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh cũng cho biết bên lề hội nghị, đoàn Việt Nam đã gặp gỡ nhiều bộ trưởng, thứ trưởng quốc phòng các nước, như Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia, Campuchia, và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc.
Các nước đều đánh giá cao việc Việt Nam mới tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc song cũng đã tham dự hội nghị này và có những ý kiến đóng góp có trách nhiệm.
Tại cuộc gặp với đoàn Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn đã bày tỏ sự phấn khởi và đánh giá rất cao chuyến thăm Trung Quốc vừa qua của Bộ trưởng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch.
Bộ trưởng Thường Vạn Toàn bày tỏ mong muốn hai bên sẽ xúc tiến thảo luận nhằm cụ thể hóa những nội dung hai bộ trưởng đã thống nhất về hợp tác quốc phòng theo chủ trương của hai Đảng và hai Nhà nước./.
Khai trừ ông Trịnh Xuân Thanh khỏi Đảng: Lời cảnh tỉnh đảng viên  (09/09/2016)
Ban Bí thư quyết định khai trừ ông Trịnh Xuân Thanh ra khỏi Đảng  (09/09/2016)
Bầu cử - Yếu tố có thể đẩy kinh tế Mỹ vào nguy cơ suy thoái  (09/09/2016)
Tăng cường kỷ luật, kỷ cương đối với cán bộ và công chức  (09/09/2016)
Triển lãm mỹ thuật học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo văn hóa, nghệ thuật toàn quốc lần thứ nhất - năm 2016  (09/09/2016)
Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập  (09/09/2016)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên