*** Hồ sơ

- Diễn đàn Davos

Diễn đàn Kinh tế thế giới được thành lập năm 1971. Qua 40 năm phát triển, diễn đàn đã khẳng định vai trò quan trọng như một trong những diễn đàn toàn cầu uy tín và hoạt động có hiệu quả, thu hút sự quan tâm và tham dự của hầu hết lãnh đạo các nước lớn, các tổ chức quốc tế cũng như các tập đoàn, các công ty hàng đầu thế giới để cùng nhau bàn thảo về những vấn đề then chốt của thế giới (các xu thế vận động của kinh tế thế giới, mô thức tăng trưởng, các vấn đề quản trị nền kinh tế, quản trị doanh nghiệp, các vấn đề có tầm ảnh hưởng toàn cầu…) và cùng cam kết tăng cường hợp tác vì sự thịnh vượng chung của thế giới.

*** Vấn đề và bình luận

Trần Nhàn - Bí quyết nổi danh của WEF

Năm nay, WEF tròn 40 tuổi. Cho dù vẫn có không ít lời đi tiếng lại, câu chì câu bấc về nhữg gì nó đã làm được và không làm nổi trong suốt thời gian ấy, thì nó vẫn không cần phải chờ hết cả bốn thập kỷ để nổi danh, là một trong những sự kiện thế giới được cả chính giới lẫn dư luận, giới kinh tế lẫn các nhà hoạt động xã hội và môi trường, giới học giả lẫn các nhà quản lý, kẻ tán dương lẫn người chê bai quan tâm theo dõi thường xuyên.

Trung Hiếu - Diễn đàn Davos thời hậu khủng hoảng

Là diễn đàn kinh tế đầu tiên thời hậu khủng hoảng, Hội nghị thường niên lần thứ 40 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos năm nay đã phát đi thông điệp "nhận thức lại, thiết kế lại, xây dựng lại". Có vẻ như so với năm ngoái, WEF năm nay đặt mục tiêu cao hơn nhiều. Với WEF 2010, việc giữ nhịp độ tăng trưởng kinh tế thế giới, cải thiện hiện trạng, tránh lặp lại những sai lầm vốn là tác nhân gây ra cuộc khủng hoảng năm 2008 là điều cần làm ngay.

Lê Công Hội - Tìm ý tưởng mới từ ... tranh cãi, bất đồng

WEF không phải là một Hội nghị, khi kết thúc, nó cũng không đưa ra bất kỳ một nghị quyết hay quyết định nào yêu cầu các quốc gia hay doanh nghiệp phải tuân thủ. Nhưng hàng năm có đến trên 2000 nhân vật quan trọng đến từ hơn 100 nước trên thế giới quy tụ về đây và, cả thế giới dường như lắng đọng lại, hướng về thị trấn Davos.

Phan Anh Tuấn - Diễn đàn Kinh tế thế giới 2010: Thuận và nghịch trong cách nhìn nhận thế giới hiện đại

Nhận định về kết quả của Diễn đàn Kinh tế thế giới 2010, các đại biểu tham dự đều có cảm nhận chưa rõ ràng về thành công hay thất bại. Nhưng ấn tượng mạnh nhất có lẽ lại là những xung đột ngày càng tăng giữa giới ngân hàng với các nhà điều hành chính sách và chính khách, đang tạo ra cản trở lớn tới quá trình phục hồi bền vững sau khủng hoảng tài chính - kinh tế 2008 -2009.

*** Bên lề sự kiện

Phương Trà - Đa-vốt - bắt tay định hình thế giới hậu khủng hoảng

Là nơi hội tụ của các nhà lãnh đạo thế giới, các nhà hoạch định chính sách nhằm bàn thảo, giải quyết các vấn đề toàn cầu, tại mỗi kỳ Davos, thế giới lại chứng kiến những đổi thay trong cách nhìn nhận về sự phát triển kinh tế thế giới. Với Davos 2010, tinh thần hợp tác giữa các quốc gia nhằm xem xét, tái thiết nền kinh tế toàn cầu sau khủng hoảng đã trở thành chủ đề xuyên suốt hội nghị.

Trần Long (tổng hợp) - Hiện thực và hy vọng

Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos 2010 nhấn mạnh sự hợp tác toàn cầu để giải quyết các vấn đề cấp thiết của kinh tế thế giới. Những vấn đề nóng bỏng của thế giới từ khủng hoảng tài chính - kinh tế, phát triển kinh tế gắn với xóa đói giảm nghèo đến an ninh lương thực, biến đổi khí hậu... đã được các nhà lãnh đạo thế giới bàn thảo.

Lê Thế Mẫu - “Davos an ninh quốc tế” năm 2010: Thế giới trước ngã ba đường

Từ ngày 5-2 đến 7-2-2010, tại Mu-nich (Munich - CHLB Đức) diễn ra Hội nghị an ninh quốc tế lần thứ 46, ngay sau khi vừa kết thúc Diễn đàn kinh tế thế giới Davos lần thứ 40. Do tính chất, nội dung và tầm quan trọng của Hội nghị an ninh quốc tế nên từ lâu diễn đàn của hội nghị này đã được đánh giá như là “Davos an ninh quốc tế”, hoặc “Davos tại Munich”.

Hoàng Nguyên - “Đa-vốt xanh” không thể thiếu môi trường bền vững

“Chúng ta đang hướng tới kỷ nguyên “sạch”. Việc con người đã làm cạn kiệt những nguồn tài nguyên không thể tái tạo, đã góp phần gây ra hiện tượng nóng lên của trái đất. Không thể phát triển bền vững khi mà lợi tức và giá trị cổ phiếu lại là những tiêu chí quan tâm hàng đầu”. Đây là lời phát biểu của Tổng thống Pháp N.Sarcodi tại phiên khai mạc WEF hồi tháng 1-2010. Và đây cũng luôn là một trong những nội dung quan trọng mà diễn đàn Davos bàn tới.

Hữu Kiên - Diễn đàn Xã hội thế giới: Sự đoàn kết trong đa dạng

Được nhen nhóm từ thắng lợi của những cuộc biểu tình, tuần hành gồm mấy chục ngàn người phản đối Hội nghị Bộ trưởng thương mại lần thứ 3 ở Seattle, Hoa Kỳ, nên ngay từ khi ra đời, Diễn đàn Xã hội thế giới (WSF) đã mang trong nó những sứ mệnh lịch sử, xuất hiện với vai trò là một đối trọng của diễn đàn kinh tế thế giới.

*** Kinh tế và hội nhập

Nguyễn Hoàng Giáp - MME - cực tăng trưởng mới của Ấn Độ

Kết thúc năm 2009, ít ai ngờ rằng, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sản lượng công nghiệp của Ấn Độ lại tăng trưởng nhanh nhất trong 2 năm qua. Các nhà máy tăng sản lượng xấp xỉ 12% so với 1 năm trước đó. Giới phân tích của Ngân hàng HSBC cho rằng, kinh tế Ấn Độ đang quay trở lại đà tăng trưởng mạnh nhờ vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).

Hương Ly - Dự báo nền kinh tế Nga trong thập kỷ tới

Trong ba ngày, từ 21-1 đến 23-1-2010, tại Mat-xcơ-va (Moscow) diễn ra Hội nghị quốc tế với chủ đề “Nước Nga và Thế giới: những thách thức trong thế kỷ tới”. Tại đây, các chuyên gia kinh tế và chính trị hàng đầu của Nga và thế giới đã đánh giá về triển vọng phát triển của nước Nga và thế giới trong thập kỷ tới, trong đó có dự báo đến năm 2030, Nga sẽ trở thành đầu tàu của nền kinh tế châu Âu.

Nguyễn Văn - 9 năm dẫn đầu thế giới xuất khẩu hạt tiêu

Xuất khẩu hạt tiêu có ý nghĩa kinh tế - xã hội rất lớn với nước ta. Do vùng trồng tập trung vào các huyện thuộc 7 tỉnh có trình độ phát triển kinh tế chưa cao, gồm Đồng Nai, Đắc Lắc, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Gia Lai, Đắc Nông, Kiên Giang. Nhiều địa bàn trồng hạt tiêu thuộc vùng sâu, vùng xa. Quá trình trồng, chế biến, tiêu thụ đã tạo ra vài trăm ngàn việc làm có thu nhập khá, ổn định, góp phần vào bình ổn xã hội cũng như từng bước công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn.

*** Cửa sổ nhìn ra thế giới

Minh Quân - Phương Tây trong thế tiến thoái lưỡng nan

Iran đã bắt đầu làm giàu urani ở mức 20% tại cơ sở hạt nhân Na-tan (Natanz), chỉ ít ngày sau khi nước này bất ngờ tuyên bố sẵn sàng gửi uranium ra nước ngoài để làm giàu theo đề xuất của Liên hợp quốc. Hai động thái “xuống nước” và "lên gân" của Tê-hê-ran (Tehran) diễn ra gần như đồng thời, vừa như trì hoãn để kéo dài thời gian thương lượng, vừa như thách thức rằng nước này đã sẵn sàng cho một cuộc đối đầu quân sự, đẩy phương Tây vào thế "tiến thoái lưỡng nan".

Lý Mạc Phù - Bỏ không được, giữ vạ lây

Chỉ riêng việc EU phải tiến hành một cuộc họp cấp cao bất thường bàn cách cứu Hy Lạp, cũng đã đủ để thấy thực trạng tài chính ở đất nước thành viên EU này hiện thê thảm như thế nào. Nó cũng đồng thời cho thấy, dù thảm trạng ấy còn có diễn biến tồi tệ hơn như thế nào đi chăng nữa, thì EU cũng không dám bỏ rơi Hy Lạp. Việc bỏ rơi Hy Lạp trong cơn khốn khó về tài chính sẽ chẳng khác gì sự tự thú của EU về khả năng yếu kém trong việc giúp các thành viên. Nó sẽ là cú đòn giáng trực diện vào thể diện của cả EU lẫn đồng tiền chung euro. Nó sẽ rất nguy hại cho EU và đặc biệt nguy hại đối với đồng euro.

*** Văn hóa - xã hội

Nguyễn Văn Sơn - Châu Á: Đẩy mạnh chính sách việc làm cho người cao tuổi

Nhiều nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Xing-ga-po (Singapore)… đang tiến dần đến một xã hội già hóa mà ở đó số lượng người cao tuổi ngày một tăng nhanh trong khi nguồn lao động trẻ ngày càng giảm mạnh. Điều này không những làm cản trở đến quá trình khắc phục sự khủng hoảng kinh tế mà còn đặt ra nhiều vấn đề bức xúc đối với lực lượng lao động các nước hiện nay và trong tương lai. Trong bối cảnh đó, vấn đề việc làm và những chính sách sử dụng lao động cao tuổi luôn được bàn đến.

Bách Việt- Lễ hội : Cầu nối quá khứ với hiện tại?

Mùa xuân - mùa khởi đầu cho một năm, mùa sinh sôi nảy nở của vạn vật, cỏ cây... Giữa tiết trời ấm áp ấy, lòng người phơi phới rủ nhau hành hương về nguồn cội, vui chơi và cầu mong cho mùa màng tốt tươi, con người hạnh phúc. Có lẽ xuất phát từ nhu cầu tinh thần ấy mà lễ hội ra đời và tập trung chủ yếu vào mùa xuân.

*** Văn học - nghệ thuật

Ngọc Hà - “Sân ga cuối cùng” đưa Lev Tolstoi “sống” lại

Lép Tôn-xtôi (Lev Tolstoy), nhà văn bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực phê phán Nga và thế giới từng viết trong nhật ký của ông rằng: “Tôi cảm thấy mọi người không còn nhìn tôi như nhìn một người đàn ông bình thường, mà mọi người đang dõi theo tôi như theo dõi một người nổi tiếng. Cũng như không phải sự sùng đạo hay những điều bí mật của tôi khiến mọi người quan tâm, mà ngược lại, họ chỉ quan tâm đến sự chối bỏ đức tin hay sự căm thù cuộc đời của tôi.” Tất cả những sự kiện hỗn loạn, náo động trong những năm tháng cuối đời ấy của Lev Tolstoy đã được đạo diễn Michael Hoffman đưa vào bộ phim mới nhất của ông: The Last Station (Sân ga cuối cùng).

*** Nhân vật với lịch sử

Chính Hợp - Edmund S.Phelps và “Đường cong Phillips bổ sung, kỳ vọng

Edmund S.Phelps (Ét-mun X.Phen) là nhà kinh tế học người Mỹ. Năm 2006, ông vinh dự được nhận giải Nobel kinh tế do những phát minh về lý thuyết kinh tế được phát triển từ cuối những năm 1960 tại Đại học Yale. Kết quả nghiên cứu của Edmund S.Phelps đã giúp các chuyên gia kinh tế hiểu được tại sao giá cả và tỷ lệ thất nghiệp ở một số nước trên thế giới lại tăng đột biến trong thập niên 1970.

*** Tuần trong 5 phút

- Việt Nam

- Thế giới