Tiếp tục bảo tồn, phát huy giá trị các nghề truyền thống
TCCSĐT - Trong 4 ngày (từ ngày 26-8 đến ngày 29-8-2016), tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và các cơ quan, đơn vị liên quan lần đầu tiên tổ chức Chương trình Lễ phong tặng “Nghệ nhân nhân dân - Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ và Triển lãm - Hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ năm 2016.
Đây là một trong các hoạt động thiết thực kỷ niệm 71 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945 - 02-9-2016); hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
* Triển lãm - Hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ 2016 khai mạc sáng 26-8. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã dự và phát biểu chỉ đạo. Triển lãm - Hội chợ giới thiệu những thành quả, những đóng góp của các nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú, quảng bá tinh hoa hình ảnh sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam, góp phần quan trọng đưa sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam ra thế giới. Triển lãm - Hội chợ có quy mô 200 gian hàng với 100% số sản phẩm trưng bày là hàng thủ công mỹ nghệ và hàng hóa Việt Nam.
Thăm các gian hàng tại triển lãm, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng động viên các nghệ nhân tiếp tục nỗ lực, sáng tạo hơn nữa trong việc nghiên cứu mẫu mã, ứng dụng khoa học - kỹ thuật để sáng tạo những sản phẩm mỹ nghệ Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Phó Thủ tướng đề nghị các nghệ nhân bên cạnh việc giữ gìn vốn cổ, cần có sự nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu để sản xuất những sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường; đồng thời lưu ý, ngành công thương cần có sự hỗ trợ cụ thể, hiệu quả hơn nữa để giúp phát triển những sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo của Việt Nam sớm xây dựng thương hiệu, khẳng định vị thế trên thị trường. Theo Phó Thủ tướng, việc hỗ trợ phát triển các sản phẩm thủ công mỹ nghệ nổi tiếng sẽ tạo công ăn việc làm tại chỗ cho người dân, phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn một cách bền vững. Đây chính là một mục tiêu của chương trình tái cơ cấu nông nghiệp mà Chính phủ đang chỉ đạo tổ chức thực hiện…
Trong thời gian diễn ra Triển lãm - Hội chợ, còn có các hoạt động thao diễn tay nghề của nghệ nhân, thợ giỏi thuộc một số làng nghề truyền thống Việt Nam; Hội thảo “Thiết kế mẫu mã kiểu dáng công nghiệp các sản phẩm công nghiệp nông thôn” để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng nghề nhằm tạo sự gắn kết phát triển sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ với nhu cầu và thị hiếu của thị trường…
* Lễ trao tặng “Nghệ nhân nhân dân - Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ diễn ra tối 26-8, tại Hoàng thành Thăng Long. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã dự và trao Danh hiệu Nghệ nhân nhân dân cho 16 cá nhân và Nghệ nhân ưu tú cho 84 cá nhân đến từ 21 tỉnh, thành phố trong cả nước. 16 cá nhân được đề nghị phong tặng Danh hiệu Nghệ nhân nhân dân trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ thuộc các nghề thêu, gốm, thêu phục chế, hoa lụa, đậu bạc, chạm đồng, hoa khô, điêu khắc gỗ, chạm bạc, đồng, đúc đồng, điêu khắc đá đến từ các địa phương: Hà Nội, Thái Bình, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam. 84 cá nhân thuộc các nghề mộc mỹ nghệ, gốm, tranh dân gian Đông Hồ, sơn mài, sơn khắc, điêu khắc, sơn son thiếp vàng, bạc truyền thống, thêu ren, mây tre đan, mây tre, dệt lụa, gốm sứ… đến từ các địa phương: Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Lâm Đồng, Bình Dương, An Giang, Long An, Trà Vinh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu biểu dương và tôn vinh đóng góp của các nghệ nhân đã và đang cống hiến tài năng, sức lực cho việc khôi phục, duy trì, sáng tạo và phát triển nghề thủ công mỹ nghệ.
* Trong khuôn khổ Chương trình, tối 27-8, Hiệp hội làng nghề Việt Nam phối hợp với Cục Công nghiệp địa phương (Bộ Công Thương) tổ chức chức Lễ phong tặng “Bảng vàng gia tộc nghề truyền thống Việt Nam”. Từ trên 100 hồ sơ đề nghị, Hiệp hội đã lựa chọn được 73 gia đình của 23 gia tộc, với 21 ngành nghề truyền thống đến từ 16 tỉnh, thành phố để vinh danh. Đây là hoạt động hết sức có ý nghĩa, góp phần động viên, khơi dậy truyền thống tốt đẹp của các gia đình, dòng họ, để các thế hệ con cháu nhận thức được giá trị to lớn của sự kế thừa và phát huy nghề tổ cha truyền, con nối trong làng nghề; đồng thời cũng khích lệ hoạt động sản xuất, sáng tạo, giữ gìn - truyền dạy và phát triển nghề trong các làng nghề truyền thống Việt Nam trước thực trạng nhiều nghề thủ công sản xuất không ổn định và thiếu bền vững.
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh mong muốn, các làng nghề, gia tộc, nghệ nhân sẽ không ngừng phát huy thành tích và kinh nghiệm trong công tác bảo tồn và phát triển nghề, coi trọng việc tổ chức dạy nghề, truyền nghề, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, cải tiến mẫu mã sản phẩm, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, nâng cao chất lượng sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống trong thời kỳ hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
* Sau 4 ngày diễn ra, tối 29-8, Triển lãm - Hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ 2016 đã bế mạc. Ông Ngô Quang Trung - Cục trưởng Cục Công nghiệp địa phương khẳng định: Chuỗi các sự kiện diễn ra trong 4 ngày vừa qua đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp, đáng trân trọng và đầy cảm xúc trong mỗi tập thể, cá nhân, gia tộc được phong tặng danh hiệu đợt này./.
Chia sẻ kinh nghiệm giúp các đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long chống chịu với biến đổi khí hậu  (30/08/2016)
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 22 đến ngày 28-8-2016)  (30/08/2016)
Quy hoạch nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương  (30/08/2016)
Quy hoạch nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương  (30/08/2016)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm