Thủ tướng tiếp Đại sứ Cộng hòa liên bang Đức
Chiều 01-8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Đại sứ Cộng hòa Liên bang Đức tại Việt Nam Christian Berger.
Tại buổi tiếp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ mong muốn trong nhiệm kỳ của mình, Đại sứ sẽ có nhiều đóng góp thiết thực để thúc đẩy quan hệ hai nước ngày càng phát triển.
Đánh giá cao các ý tưởng và nỗ lực của Đại sứ nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước chặt chẽ và hiệu quả hơn, Thủ tướng cho rằng, điều đó vừa thể hiện tâm huyết, trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ và cũng thể hiện tình cảm của Đại sứ đối với Việt Nam.
Đức hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam trong EU, chiếm 19% xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2015 đạt gần 9 tỷ USD (tăng 14% so với năm 2014), 5 tháng đầu năm 2016 đạt hơn 4 tỷ USD.
Thủ tướng mong rằng, hai nước tiếp tục tạo điều kiện để các doanh nghiệp hợp tác trong lĩnh vực kinh tế và thương mại. Phấn đấu đến năm 2020, kim ngạch thương mại hai nước có thể đạt từ 15 đến 20 tỷ USD.
Cùng với đó là đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo nghề, trong đó có Dự án trường Đại học Việt - Đức. Cho biết Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề đào tạo nghề, Thủ tướng mong muốn có sự hợp tác của Đức để xây dựng đề án nâng cao năng lực đào tạo nghề của Việt Nam, trong đó có đào tạo cả giáo viên dạy nghề.
Thủ tướng cũng đồng ý với đề xuất của Đại sứ về việc thành lập Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt - Đức và cho biết sẽ giao các cơ quan chức năng trao đổi với phía Đức để nghiên cứu, triển khai.
Đối với tuyến tàu điện ngầm số 2 tại Thành phố Hồ Chí Minh mà các nhà đầu tư Đức quan tâm và muốn tham gia phát triển dự án, Thủ tướng cho biết sẽ sớm chỉ đạo kiểm tra tháo gỡ các vướng mắc để đẩy nhanh triển khai dự án này.
Về phần mình, Đại sứ Christian Berger cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dành thời gian tiếp, đồng thời bày tỏ sự chia sẻ với những mất mát và thiệt hại của người dân Việt Nam sau cơ bão số 1 vừa qua. Đại sứ đánh giá cao chủ trương của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc cải cách thể chế một cách mạnh mẽ và mong muốn hợp tác nhiều hơn nữa với Việt Nam trong lĩnh vực này.
Bên cạnh đó, với thế mạnh về đào tạo, dạy nghề, phía Đức mong muốn thúc đẩy hợp tác với Việt Nam, nhất là giữa các trường dạy nghề của hai nước. “Hiện nay, một số trường đào tạo nghề tại Việt Nam đã sử dụng chương trình giảng dạy của Đức”, Đại sứ cho biết.
Đại sứ mong muốn hai nước tiếp tục thúc đẩy các dự án trọng điểm như Đại học Việt - Đức, tuyến tàu điện ngầm số 2 tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành lập Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt - Đức tại Việt Nam nhằm tạo động lực thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược tiếp tục đi vào chiều sâu.
Đại sứ cho biết trong nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam, sẽ nỗ lực để thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hai nước trên nhiều lĩnh vực, bày tỏ mong muốn Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU sớm được ký kết tạo cơ hội hợp tác mới cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước và hai khu vực./.
Ứng phó với bão số 2: Công điện của Thủ tướng Chính phủ - Không loại trừ khả năng bão đổ bộ trực tiếp vào đất liền nước ta  (01/08/2016)
Sửa nhiều luật, Chính phủ kiên quyết loại bỏ các rào cản  (01/08/2016)
Khai mạc Hội nghị Quan chức Kinh tế cấp cao ASEAN  (01/08/2016)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên