Diễn đàn “Đất đai khu vực sông Mê Công năm 2016”
TCCSĐT - Với chủ đề “Quản trị đất đai trong quá trình hội nhập kinh tế ASEAN”, trong 3 ngày (từ ngày 21-6 đến ngày 23-6-2016), tại Hà Nội, Cơ quan Phát triển và Hợp tác Thụy Sỹ (SDC), Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức (BMZ) tài trợ phối hợp cùng Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) và Trung tâm Thông tin Phát triển nông nghiệp nông thôn (Agroinfo) thuộc Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) lần đầu tiên tổ chức Diễn đàn “Đất đai khu vực sông Mê Công năm 2016”.
Dự án Quản trị đất đai khu vực sông Mê Công được xây dựng nhằm hỗ trợ các quốc gia trong khu vực sông Mê Công đưa ra các giải pháp cho những khó khăn, thách thức mà các quốc gia này đang gặp phải trong quá trình xây dựng và thực thi các chính sách, các quy định pháp luật về quản trị đất đai.
Diễn đàn tạo ra không gian mở cho đối thoại giữa các đại biểu đến từ chính phủ các nước Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma và Việt Nam, các tổ chức trong nước và quốc tế, các nhà khoa học và doanh nghiệp. Qua đó, chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm và đề xuất giải pháp hỗ trợ hợp tác trong khu vực về quản trị đất đai, góp phần thúc đẩy quyền tham gia và tiếp cận các nguồn lực công bằng cho các hộ nông dân nhỏ, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, các hộ do phụ nữ làm chủ trong quá trình chuyển dịch đất đai quy mô lớn; thảo luận các vấn đề về đất trong đầu tư quy mô lớn và các chính sách cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong tiến trình hội nhập kinh tế ASEAN.
Ông Jochem Lange, Giám đốc quốc gia GIZ cho rằng, bảo đảm đầu tư có trách nhiệm và bền vững trong đất đai… đã trở thành một yếu tố sống còn đối với sự phát triển xã hội và kinh tế, vì thương mại và đầu tư sẽ tăng lên nhờ quá trình hội nhập mạnh mẽ của các quốc gia ASEAN. Theo ông Jochem Lange, Diễn đàn này sẽ góp phần cải thiện quản trị đất đai trong khu vực bởi “sự sẵn sàng để học hỏi lẫn nhau”, bất chấp “thách thức vẫn còn ở phía trước”.
Tại Diễn đàn, đồng chí Ngô Đông Hải, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay ở Việt Nam, tài nguyên đất đai vẫn chưa được quản lý, khai thác hợp lý, sử dụng còn lãng phí và kém hiệu quả, ở nhiều nơi đất đai bị suy thoái, ô nhiễm đến mức báo động; hạn hán, xâm nhập mặn đang là nguy cơ hiện hữu đe dọa nhiều vùng lãnh thổ,… Do vậy, việc phát triển bền vững nguồn tài nguyên đất trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển bền vững của cả nước.
Cùng đề cập vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh cho biết, Việt Nam đang triển khai mạnh mẽ Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”. Để thực hiện hiệu quả chủ trương đó, theo Thứ trưởng Lê Quốc Doanh, cần dựa trên việc tháo gỡ những rào cản, vướng mắc trong cơ chế, chính sách, đặc biệt trong vấn đề đất đai - tư liệu sản xuất cơ bản cho nông, lâm nghiệp. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hy vọng, Diễn đàn sẽ đưa ra các giải pháp cho chính sách đất đai, qua đó tạo điều kiện tốt hơn, thu hút mạnh mẽ hơn các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam cũng như tại các nước trên toàn khu vực.
Theo Ban Tổ chức Diễn đàn, có khoảng 250 khách mời tham dự khai mạc sáng 21-6. Trong 3 ngày diễn ra, 17 phiên song song, một số hội thảo/tập huấn chuyên sâu thảo luận về các chủ đề xoay quanh quản trị đất đai và thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp quy mô lớn được tổ chức là dịp để các nhà nghiên cứu chính sách của Việt Nam và quốc tế từ các góc độ và kinh nghiệm khác nhau, cùng thảo luận về các chủ đề nêu trên, từ đó, đưa ra các giải pháp hữu hiệu về quản trị đất đai, bảo đảm sự công khai, minh bạch, công bằng cho người nông dân cũng như doanh nghiệp trong tiếp cận đất đai, cũng như thúc đẩy tăng trưởng bền vững ngành nông nghiệp và kinh tế nông thôn./.
Chủ tịch nước: Nhà báo không được uốn cong ngòi bút trước cám dỗ  (22/06/2016)
Lào Cai kiện toàn các chức danh lãnh đạo HĐND và UBND tỉnh  (21/06/2016)
Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc thăm hỏi Thiếu tá phi công Su-30MK2  (21/06/2016)
Eurozone tiếp tục giải ngân 7,5 tỷ euro cứu trợ cho Hy Lạp  (21/06/2016)
Chủ tịch Quốc hội: Cân nhắc thêm vốn xây nông thôn mới cho Cao Bằng  (21/06/2016)
Thủ tướng đồng ý đề xuất xây dựng Khu Du lịch Quốc gia York Đôn  (21/06/2016)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên