Cộng đồng Kinh tế Á - Âu lập quỹ chống khủng hoảng
Ngày 4-2-2009, tại Mát-xcơ-va, nguyên thủ quốc gia 5 nước thành viên Cộng đồng Kinh tế Á - Âu (EurAsEC) đã thông qua quyết định thành lập quỹ chống khủng hoảng trị giá 10 tỷ USD nhằm hỗ trợ các nền kinh tế thành viên ứng phó với những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, đồng thời góp phần giải quyết các vấn đề hợp tác trong khối và hỗ trợ các dự án kinh tế nhiều bên.
| ||
Theo thỏa thuận, Nga đóng góp 7,5 tỉ USD và Ka-dắc-xtan đóng góp 1 tỷ USD cho quỹ. Hội đồng Quỹ chống khủng hoảng của EurAsEC, gồm bộ trưởng tài chính 5 nước thành viên và đại diện của Ngân hàng phát triển Á - Âu, sẽ quản lý quỹ này. Theo Tổng thống Bê-la-rút A-lêch-xan-đrơ Lu-ka-sen-cô, Chủ tịch đương nhiệm của EurAsEC, số tiền này sẽ được phân bổ cho những nước thành viên đang phải đối mặt với các vấn đề kinh tế-xã hội nghiêm trọng. Ông nhấn mạnh rằng quỹ chỉ được “sử dụng để hỗ trợ chứ không phải cho các nhu cầu thương mại”. Ông A-lêch-xan-đrơ Lu-ka-sen-cô cũng cho biết các hiệp định liên quan sẽ được đưa ra trong vòng 3 tháng tới và EurAsEC sẽ họp thượng đỉnh tại Min-xcơ vào tháng 10 hoặc 11 năm nay. Nguyên thủ quốc gia 5 nước EurAsEC cũng đã ký quyết định thành lập Trung tâm công nghệ cao quốc tế, nhằm thực hiện các chương trình khoa học - kỹ thuật, các dự án sáng chế và đầu tư trong cộng đồng EurAsEC. Được thành lập vào tháng 5/2001, EurAsEC gồm 5 nước thành viên chính thức là Nga, Bê-la-rút, Ka-dắc-xtan, Ky-rơ-git-xtan và Ta-gi-ki-xtan. Ngoài ra, còn có 3 nước quan sát viên là Ác-mê-ni-a, Môn-đô-va, U-crai-na cùng một tổ chức quan sát viên là Ngân hàng phát triển Á - Âu. |
Trật tự thế giới mới - một giải pháp để thoát khỏi khủng hoảng tài chính toàn cầu?  (05/02/2009)
Đồng lòng là nhân tố quan trọng để vượt qua khó khăn  (04/02/2009)
Kinh tế - xã hội tháng đầu năm 2009: nhiều chỉ tiêu giảm  (04/02/2009)
Nhiều nước khẩn trương chống sụt giảm kinh tế  (04/02/2009)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên