Những điều cấm trong vận động bầu cử của ứng viên đại biểu Quốc hội
Sáng 25-4, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tập huấn công tác tiếp xúc cử tri để vận động bầu cử cho người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV khối Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên.
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nêu rõ, qua 3 lần hiệp thương, đến nay, Hội đồng Bầu cử quốc gia đã chọn được danh sách chính thức người ứng cử đại biểu Quốc hội để các ứng cử viên đi tiếp xúc, vận động ở nơi ứng cử.
Do đó, trước khi Hội đồng Bầu cử quốc gia công bố danh sách người ứng cử về các địa phương để ứng cử, các ứng cử viên cần nắm bắt đầy đủ những quy định của pháp luật về vận động bầu cử; xây dựng chương trình hành động của người ứng cử đại biểu Quốc hội.
Tại hội nghị, các ứng viên đại biểu Quốc hội khóa XIV khối Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên đã nghe giới thiệu khái quát những quy định pháp luật về vận động bầu cử; việc xây dựng chương trình hành động của người ứng cử đại biểu Quốc hội.
Theo đó, việc vận động bầu cử của các ứng cử viên được tiến hành dân chủ, công khai, bình đẳng, đúng pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân ở đơn vị bầu cử nào sẽ thực hiện vận động bầu cử tại đơn vị bầu cử đó.
Các tổ chức phụ trách bầu cử và thành viên của các tổ chức ngày không được vận động cho người người ứng cử. Thời gian vận động bầu cử được bắt đầu từ ngày công bố danh sách chính thức những người ứng cử và kết thúc trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ (trước 7 giờ ngày 21-5-2016).
Cùng với đó, người ứng cử đại biểu Quốc hội trình bày với cử tri về dự kiến chương trình hành động của mình nếu được bầu làm đại biểu Quốc hội khi trả lời phỏng vấn trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương nơi mình ứng cử và trên trang thông tin điện tử về bầu cử đại biểu Quốc hội của Hội đồng bầu cử quốc gia.
Đồng thời, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Văn Pha đã nêu rõ những hành vi bị cấm trong vận động bầu cử. Đó là người ứng cử đại biểu Quốc hội không được lợi dụng vận động bầu cử để tuyên truyền trái với Hiến pháp và pháp luật hoặc làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền, lợi ích hợp pháp khác của tổ chức, cá nhân khác; lạm dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng phương tiên thông tin đại chúng trong vận động bầu cử.
Người ứng cử đại biểu Quốc hội không được lợi dụng vận động bầu cử để vận động tài trợ, quyên góp ở trong nước và nước ngoài cho tổ chức, cá nhân mình; sử dụng hoặc hứa tặng, cho, ủng hộ tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất để lôi kéo, mua chuộc cử tri.
Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Văn Pha cũng đã gợi ý cách xây dựng bản chương trình hành động nếu được bầu làm đại biểu Quốc hội. Theo đó, các ứng cử viên đại biểu Quốc hội cần nghiên cứu kỹ các quy định của Luật tổ chức Quốc hội như các tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội; nguyên tắc và hiệu quả hoạt động của Quốc hội; các chức năng cơ bản của Quốc hội; vị trí, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn chủ yếu của đại biểu Quốc hội…
Cũng tại hội nghị, các ứng viên đại biểu Quốc hội khóa XIV khối Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên đã nghe đồng chí Lê Quốc Dung, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội truyền đạt kinh nghiệm về một số kỹ năng vận động bầu cử của người ứng cử đại biểu Quốc hội./.
Khánh thành bệnh viện chuyên khoa Nhi lớn và hiện đại nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long  (25/04/2016)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào thăm hữu nghị chính thức Việt Nam  (25/04/2016)
Quảng Nam đề nghị xem xét được bầu cử sớm ở 49 khu vực  (25/04/2016)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 18 đến 24-4-2016  (25/04/2016)
Lào luôn coi trọng và ưu tiên mối quan hệ với Việt Nam  (24/04/2016)
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Mỗi đại học phải là một vườn ươm khởi nghiệp  (24/04/2016)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay