Phó Thủ tướng dự phiên thảo luận về đe dọa an ninh hạt nhân
21:30, ngày 01-04-2016
Tối 31-3 (sáng 1-4 theo giờ Việt Nam), trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh về An ninh Hạt nhân lần thứ tư tổ chức tại thủ đô Washington, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chủ trì buổi ăn tối làm việc với chủ đề "Quan niệm về đe dọa an ninh hạt nhân".
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cùng lãnh đạo cấp cao của 52 quốc gia thành viên đã tham dự.
Tại phiên họp, các nước đều nhấn mạnh tiến trình Hội nghị Thượng đỉnh về An ninh Hạt nhân đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng như cộng đồng quốc tế ngày càng nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc cần bảo đảm an ninh hạt nhân, ngày càng có nhiều nước tham gia các điều ước quốc tế trên lĩnh vực này, nhiều quốc gia đã cam kết giảm thiểu sử dụng urani làm giàu ở cấp độ cao...
Tuy nhiên, đại diện các nước cho rằng cần tập trung nỗ lực phòng, chống các nguy cơ đối với an ninh hạt nhân, đặc biệt là khủng bố hạt nhân, trong bối cảnh các tổ chức khủng bố đang mở rộng hoạt động, tìm cách tiếp cận công nghệ và vật liệu phóng xạ, chiêu mộ chuyên gia... Các nước nhất trí cần nâng cao hợp tác quốc tế, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Bên lề phiên họp, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có các cuộc trao đổi với trưởng đoàn nhiều nước, gồm Tổng thống Chile Michelle Bachelet, Tổng thống Nigeria Muhammadu Buhari, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha, Thủ tướng Italy Matteo Renzi, Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Thủ tướng Na Uy Erna Solberg, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon, Cố vấn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice, Phó Tổng thống Indonesia Jusuf Kalla, Phó Thủ tướng Malaysia Ahmad Zahid Hamidi, Ngoại trưởng Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Hoàng thân Abdullah Bin Zayed Al Nahyan, Chủ tịch thành phố năng lượng hạt nhân và tái tạo của Saudi Arabia Hashim A. Yamani, Hoàng thân Maroc Moulay Rachid, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Philippines Mario G. Montejo, Tổng Thư ký Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) Jurgen Stock, Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Yukiya Amano.
Tại các cuộc tiếp xúc, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và lãnh đạo các nước và các tổ chức quốc tế đã trao đổi về tình hình khu vực, quốc tế và các lĩnh vực hợp tác cùng quan tâm, nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương, nhất là về thương mại, đầu tư, hợp tác phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo./.
Tại phiên họp, các nước đều nhấn mạnh tiến trình Hội nghị Thượng đỉnh về An ninh Hạt nhân đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng như cộng đồng quốc tế ngày càng nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc cần bảo đảm an ninh hạt nhân, ngày càng có nhiều nước tham gia các điều ước quốc tế trên lĩnh vực này, nhiều quốc gia đã cam kết giảm thiểu sử dụng urani làm giàu ở cấp độ cao...
Tuy nhiên, đại diện các nước cho rằng cần tập trung nỗ lực phòng, chống các nguy cơ đối với an ninh hạt nhân, đặc biệt là khủng bố hạt nhân, trong bối cảnh các tổ chức khủng bố đang mở rộng hoạt động, tìm cách tiếp cận công nghệ và vật liệu phóng xạ, chiêu mộ chuyên gia... Các nước nhất trí cần nâng cao hợp tác quốc tế, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Bên lề phiên họp, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có các cuộc trao đổi với trưởng đoàn nhiều nước, gồm Tổng thống Chile Michelle Bachelet, Tổng thống Nigeria Muhammadu Buhari, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha, Thủ tướng Italy Matteo Renzi, Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Thủ tướng Na Uy Erna Solberg, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon, Cố vấn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice, Phó Tổng thống Indonesia Jusuf Kalla, Phó Thủ tướng Malaysia Ahmad Zahid Hamidi, Ngoại trưởng Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Hoàng thân Abdullah Bin Zayed Al Nahyan, Chủ tịch thành phố năng lượng hạt nhân và tái tạo của Saudi Arabia Hashim A. Yamani, Hoàng thân Maroc Moulay Rachid, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Philippines Mario G. Montejo, Tổng Thư ký Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) Jurgen Stock, Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Yukiya Amano.
Tại các cuộc tiếp xúc, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và lãnh đạo các nước và các tổ chức quốc tế đã trao đổi về tình hình khu vực, quốc tế và các lĩnh vực hợp tác cùng quan tâm, nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương, nhất là về thương mại, đầu tư, hợp tác phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo./.
Đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước và thực hiện dân chủ nhằm xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa  (01/04/2016)
Đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước và thực hiện dân chủ nhằm xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa  (01/04/2016)
Đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước và thực hiện dân chủ nhằm xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa  (01/04/2016)
Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc đưa giàn khoan ra Vịnh Bắc Bộ  (31/03/2016)
Ban Bí thư yêu cầu chấn chỉnh công tác đề bạt, bổ nhiệm cán bộ  (31/03/2016)
Quốc hội chấp thuận miễn nhiệm chức danh Chủ tịch nước  (31/03/2016)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay