Quốc hội chấp thuận miễn nhiệm chức danh Chủ tịch nước
Tại buổi làm việc, theo quy trình, Quốc hội đã tiến hành bỏ phiếu miễn nhiệm đồng chí Trương Tấn Sang thôi giữ chức vụ Chủ tịch nước với hình thức bỏ phiếu kín.
Theo kết quả được công bố, 474/494 đại biểu đã tham gia bỏ phiếu, trong đó có 473 phiếu hợp lệ, 1 phiếu không hợp lệ. Trong số này, 447 phiếu đồng ý miễn nhiệm chức danh Chủ tịch nước (chiếm 90,49% số đại biểu Quốc hội). Số phiếu không đồng ý là 26 phiếu, chiếm 5,26 % số đại biểu Quốc hội.
Quốc hội đã nghe Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày dự thảo Nghị quyết về việc miễn nhiệm chức danh Chủ tịch nước.
Với 458/459 đại biểu tán thành, chiếm 92,71% tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước đối với đồng chí Trương Tấn Sang. Nghị quyết có hiệu lực thi hành kể từ khi Quốc hội bầu được Chủ tịch nước mới.
Thay mặt Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã trao tặng bó hoa tươi thắm đến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thay lời tri ân của đại biểu Quốc hội đối với Chủ tịch nước.
Tiếp đó, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã trình bày danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch nước.
Người được đề cử vào chức danh Chủ tịch nước thay thế đồng chí Trương Tấn Sang là đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an.
Đồng chí Trần Đại Quang sinh ngày 12-10-1956, đại biểu Quốc hội khóa XIII, là Giáo sư, Tiến sĩ Luật, đã đảm nhiệm các chức vụ Cục trưởng Cục Tham mưu an ninh, Phó Tổng cục trưởng, Tổng Cục trưởng Tổng cục An ninh, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Trung ương Đảng các khóa X, XI, XII, Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, XII./.
Cuộc chiến chống IS của liên quân quốc tế đang ở đỉnh cao  (31/03/2016)
Ngoại trưởng Mỹ: Tổng thống Obama trông đợi chuyến thăm Việt Nam  (31/03/2016)
Tiểu sử tân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII Nguyễn Thị Kim Ngân  (31/03/2016)
Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân trúng cử chức vụ Chủ tịch Quốc hội  (31/03/2016)
Đầu tư vào phát triển tuổi thơ ở Việt Nam  (31/03/2016)
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay