Đẩy mạnh thể dục thể thao, nâng cao tầm vóc, trí lực người Việt
Tới dự buổi lễ có Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai; Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng; Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng lãnh đạo, nguyên lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, huấn luyện viên, trọng tài, vận động viên ngành thể dục thể thao qua các thời kỳ...
Ra đời chỉ 5 tháng sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu, ngành thể dục thể thao đã nhanh chóng triển khai tổ chức, điều hành các hoạt động thể dục thể thao nhằm góp phần bồi bổ sức khỏe của nhân dân, gây đời sống mới, mạnh và hùng cho một dân tộc đang đấu tranh vì nền độc lập.
Trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, ngành thể dục thể thao đã bền bỉ, nỗ lực triển khai nhiều hoạt động, nhiều phong trào thiết thực, hiệu quả, góp phần đẩy mạnh sản xuất, nâng cao sức chiến đấu của quân và dân, cùng cả dân tộc hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Bước vào thời kỳ đổi mới, ngành tiếp tục phấn đấu, phát huy sáng tạo, tham mưu cho Đảng, Nhà nước ban hành và triển khai nhiều chủ trương, chính sách nhằm nâng cao sức khỏe, tầm vóc con người Việt Nam, tăng tuổi thọ và cải thiện chất lượng giống nòi; góp phần bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng đời sống văn hóa.
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhiều môn thể thao dần được chuyên nghiệp hóa; thể thao thành tích cao dần tiếp cận với phương pháp tập luyện, thi đấu hiện đại và trình độ khu vực. Không ít môn thể thao có tính truyền thống - nhất là võ thuật - đã phát triển mạnh và rộng, trở thành môn thể thao được yêu thích, được đưa vào thi đấu ở các nước, trong các giải khu vực và thế giới.
Đến nay, tỷ lệ người luyện tập thể dục thể thao thường xuyên trên cả nước đã đạt 28,3%; tỷ lệ gia đình luyện tập thể dục thể thao thường xuyên đạt 20,1%; 100% các trường học đều bảo đảm chương trình giáo dục thể chất; 100% cán bộ chiến sĩ trong lực lượng vũ trang đạt tiêu chuẩn chiến sĩ khỏe...
Từ nền tảng phát triển thể dục thể thao quần chúng, thể thao thành tích cao của Việt Nam cũng dần khẳng định vị thế cao trên đấu trường thể thao khu vực, châu lục và thế giới, đã giành được huy chương bạc tại Thế vận hội mùa hè, nhiều thành tích cao tại Đại hội thể thao châu Á và Đại hội thể thao Đông Nam Á. Từ 2003 đến nay thành tích của thể thao Việt Nam luôn ổn định ở TOP 3 bảng xếp hạng huy chương chung cuộc tại Đại hội thể thao Đông Nam Á...
Ngành thể dục thể thao đã góp phần quan trọng thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế, mở rộng hợp tác, đối ngoại của Đảng, Nhà nước, đối ngoại nhân dân; nâng cao vị thế, vai trò và quảng bá hình ảnh của đất nước và con người Việt Nam trên trường quốc tế. Qua đó, thực sự trở thành một nhịp cầu hội nhập, một kênh dẫn để văn hóa dân tộc hoà chung trong dòng chảy văn hóa thế giới.
Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trân trọng chúc mừng các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, huấn luyện viên, trọng tài, vận động viên của ngành thể dục thể thao về những đóng góp, thành tích to lớn trong suốt 70 năm qua.
Tại lễ kỷ niệm, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, các vị đại biểu cùng tưởng nhớ tới Chủ tịch Hồ Chí Minh và lời dạy của Người đối với công tác thể dục, thể thao: “Dân cường thì Quốc thịnh”, “Mỗi một người dân yếu, tức là cả nước yếu, mỗi một người dân mạnh khỏe, tức là cả nước mạnh khỏe”.
Tư tưởng của Người, tấm gương của Người là động lực cổ vũ, thôi thúc không chỉ các thế hệ cán bộ, huấn luyện viên, trọng tài, vận động viên ngành thể dục thể thao mà mỗi người dân Việt Nam có nhận thức, nghị lực hình thành thói quen tập thể dục, rèn luyện thân thể như một nhu cầu tự nhiên.
Nhắc lại những âm điệu “Rèn luyện thân thể - Bảo vệ Tổ quốc; Rèn luyện thân thể - Thống nhất đất nước; Thể dục - Khỏe” vang lên ngay từ những năm tháng chiến tranh, đất nước còn rất nghèo, rất khổ, Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Những âm hưởng ấy không chỉ là thể dục, thể thao, là tinh thần thượng võ mà còn làm cả xã hội ý thức sâu sắc hơn mục tiêu, nghĩa vụ thiêng liêng thống nhất đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
Hãy để âm điệu ấy tiếp tục vang vọng trên mảnh đất chữ S thân yêu này, để góp phần hun đúc lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trách nhiệm công dân trong mỗi người Việt Nam”.
Phó Thủ tướng cho rằng truyền thống tự hào của ngành thể dục thể thao và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tấm gương của Người đối với công tác thể dục thể thao không chỉ khẳng định vai trò, trách nhiệm của ngành mà còn thúc đẩy sự quan tâm của cả hệ thống đối với công tác này.
Theo Phó Thủ tướng, ngành thể dục thể thao không thể tự mình phát triển mà không có sự vào cuộc của tất cả các ngành, các cấp. Trước hết là trong công tác quy hoạch, đầu tư để bảo đảm những điều kiện cần thiết, để có một hệ thống thiết chế, hệ thống cơ sở vật chất thể thao đáp ứng được yêu cầu tập luyện trong nhà trường, trong xã hội. Từ đó làm cho phong trào tập thể dục, rèn luyện thân thể trong nhà trường, trong xã hội thực sự phát triển, góp phần nâng cao tầm vóc thể lực của người Việt Nam; khơi lên tinh thần thượng võ, trung thực, công bằng không chỉ trong các giải đấu, các môn thể thao mà trong toàn xã hội./.
Quảng Nam khánh thành hai công trình lớn  (27/03/2016)
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Xuân Trường Sa”  (27/03/2016)
Viettel đã có giấy phép hoạt động viễn thông trên đất Myanmar  (27/03/2016)
Việt Nam - Lào cam kết cải thiện môi trường đầu tư  (27/03/2016)
Thái Lan nói không với vốn vay của Trung Quốc "vì lợi ích quốc gia"  (27/03/2016)
Thái Lan nói không với vốn vay của Trung Quốc "vì lợi ích quốc gia"  (27/03/2016)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam