GDP năm 2015 ước tăng 6,68%, đạt mức cao nhất 5 năm qua
22:15, ngày 26-12-2015
Công bố tại cuộc họp báo của Tổng cục Thống kê, ngày 26-12-2015, tại Hà Nội, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm cho biết, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2015 ước tăng 6,68% so với năm 2014; cao hơn mục tiêu 6,2% đề ra và đây là mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2011-2015.
Điều này cho thấy nền kinh tế tuy còn gặp những khó khăn song đã và đang lấy lại đà tăng trưởng khá cao.
Tổng Cục trưởng Nguyễn Bích Lâm nhấn mạnh, mức tăng trưởng năm nay cao hơn mức tăng 5,98% của năm 2014 và mức tăng 5,42% của năm 2013 cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế. “Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định. Các cân đối lớn được đảm bảo. Lạm phát thấp nhất trong hơn 10 năm qua, chỉ số niềm tin được tăng cao; những ngành lĩnh vực trọng yếu đều đạt mức tăng trưởng tốt … là những điểm nổi bật trong năm 2015,” Tổng Cục trưởng nhận định.
Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp Phạm Đình Thúy cho biết, trong năm 2015, sản xuất một số ngành có dấu hiệu phục hồi tốt. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp năm nay ước tính tăng 9,8% so với năm 2014, cao hơn nhiều mức tăng 7,6% của năm 2014. Trong mức tăng chung, ngành khai khoáng tăng 6,5%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 11,4%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,6%.
Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 01-12-2015 tăng 9,5% so với cùng thời điểm năm 2014, thấp hơn mức tăng 10,2% của năm 2013 và mức tăng 10% của năm 2014. Bên cạnh đó, CPI tháng 12-2015 so với tháng 12-2014 tăng 0,02%. CPI bình quân năm 2015 tăng 0,63% so với bình quân năm 2014. Đây là mức tăng thấp nhất trong 14 năm trở lại đây, bình quân mỗi tháng tăng 0,05%.
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 15-12-2015 thu hút 2.013 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 15,58 tỷ USD, tăng 26,8% về số dự án và giảm 0,4% về số vốn so với cùng kỳ năm 2014. Tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới và vốn cấp bổ sung đạt 22,76 tỷ USD, tăng 12,5% so với năm 2014. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2015 ước tính đạt 14,5 tỷ USD, tăng 17,4% so với năm trước.
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2015 cũng ước đạt 162,4 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm 2014. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2015 tăng 12,4%. Đóng góp chính vào mức tăng chung chủ yếu là nhóm hàng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với tỷ trọng cao: điện thoại các loại và linh kiện chiếm 99,7%, điện tử máy tính và linh kiện chiếm 98,2%; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác chiếm 89,5%, giày dép chiếm 79,7%; hàng dệt may chiếm 60,4%. Tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2015 ước đạt 165,6 tỷ USD, tăng 12% so với năm trước.
Trong năm 2015, cả nước có 94.754 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 601 nghìn tỷ đồng, tăng 26,6% về số doanh nghiệp và tăng 39,1% về số vốn đăng ký so với năm 2014. Số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2015 đạt 6,3 tỷ đồng, tăng 9,9% so với năm 2014.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được trong năm 2015, Tổng Cục trưởng Nguyễn Bích Lâm nhận định, năm 2016, sẽ có những khó khăn và thách thức như: nếu giá dầu thô tiếp tục giảm xuống 30USD, 35USD/thùng sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế như thu ngân sách từ dầu thô và các khoản thu có liên quan sẽ giảm .
Vụ trưởng Vụ Thống kê Thương mại và dịch vụ Lê Thị Minh Thủy cho biết, nếu giá điện được điều chỉnh, điều này sẽ làm tăng chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất, làm giảm tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, chính sách tỷ giá đã được điều hành tương đối linh hoạt song vẫn đang chịu sức ép khá lớn từ các yếu tố bên ngoài như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có khả năng tiếp tục tăng lãi suất đồng USD, tâm lý thị trường và nhập siêu.
Trong khi đó, tác động của thực thi các hiệp định thương mại với lộ trình thuế xuất bằng 0% sẽ làm tăng nhập khẩu, cạnh tranh trong nước mạnh hơn; độ mở của nển kinh tế cao, năm sau cao hơn năm trước và tiếp tục tăng mạnh trong những năm tới khi các hiệp định thương mại có hiệu lực, nền kinh tế ngày càng chịu ảnh hưởng mạnh vào kinh tế thế giới. Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp trong nước c òn yếu, dẫn tới nhập siêu và sức ép vào cung ngoại tệ và tỷ giá. Ngoài ra, nợ xấu chưa được giải quyết triệt để, nhất là nợ xấu của doanh nghiệp Nhà nước.
Tổng Cục trưởng Nguyễn Bích Lâm dự báo, nhìn chung tình hình kinh tế năm 2016 sẽ có khó khăn nhiều hơn thuận lợi. Chính phủ, các cấp các ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và toàn xã hội phải chủ động, linh hoạt trong chỉ đạo điều hành để vượt qua khó khăn, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã được Quốc hội thông qua.
Năm 2016, Nghị quyết của Quốc hội đã đặt ra một số mục tiêu cụ thể là: tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,7%; lạm phát dưới 5%; tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu khoảng 10%; nhập siêu dưới mức 5% kim ngạch xuất khẩu. /.
Tổng Cục trưởng Nguyễn Bích Lâm nhấn mạnh, mức tăng trưởng năm nay cao hơn mức tăng 5,98% của năm 2014 và mức tăng 5,42% của năm 2013 cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế. “Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định. Các cân đối lớn được đảm bảo. Lạm phát thấp nhất trong hơn 10 năm qua, chỉ số niềm tin được tăng cao; những ngành lĩnh vực trọng yếu đều đạt mức tăng trưởng tốt … là những điểm nổi bật trong năm 2015,” Tổng Cục trưởng nhận định.
Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp Phạm Đình Thúy cho biết, trong năm 2015, sản xuất một số ngành có dấu hiệu phục hồi tốt. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp năm nay ước tính tăng 9,8% so với năm 2014, cao hơn nhiều mức tăng 7,6% của năm 2014. Trong mức tăng chung, ngành khai khoáng tăng 6,5%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 11,4%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,6%.
Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 01-12-2015 tăng 9,5% so với cùng thời điểm năm 2014, thấp hơn mức tăng 10,2% của năm 2013 và mức tăng 10% của năm 2014. Bên cạnh đó, CPI tháng 12-2015 so với tháng 12-2014 tăng 0,02%. CPI bình quân năm 2015 tăng 0,63% so với bình quân năm 2014. Đây là mức tăng thấp nhất trong 14 năm trở lại đây, bình quân mỗi tháng tăng 0,05%.
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 15-12-2015 thu hút 2.013 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 15,58 tỷ USD, tăng 26,8% về số dự án và giảm 0,4% về số vốn so với cùng kỳ năm 2014. Tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới và vốn cấp bổ sung đạt 22,76 tỷ USD, tăng 12,5% so với năm 2014. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2015 ước tính đạt 14,5 tỷ USD, tăng 17,4% so với năm trước.
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2015 cũng ước đạt 162,4 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm 2014. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2015 tăng 12,4%. Đóng góp chính vào mức tăng chung chủ yếu là nhóm hàng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với tỷ trọng cao: điện thoại các loại và linh kiện chiếm 99,7%, điện tử máy tính và linh kiện chiếm 98,2%; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác chiếm 89,5%, giày dép chiếm 79,7%; hàng dệt may chiếm 60,4%. Tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2015 ước đạt 165,6 tỷ USD, tăng 12% so với năm trước.
Trong năm 2015, cả nước có 94.754 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 601 nghìn tỷ đồng, tăng 26,6% về số doanh nghiệp và tăng 39,1% về số vốn đăng ký so với năm 2014. Số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2015 đạt 6,3 tỷ đồng, tăng 9,9% so với năm 2014.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được trong năm 2015, Tổng Cục trưởng Nguyễn Bích Lâm nhận định, năm 2016, sẽ có những khó khăn và thách thức như: nếu giá dầu thô tiếp tục giảm xuống 30USD, 35USD/thùng sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế như thu ngân sách từ dầu thô và các khoản thu có liên quan sẽ giảm .
Vụ trưởng Vụ Thống kê Thương mại và dịch vụ Lê Thị Minh Thủy cho biết, nếu giá điện được điều chỉnh, điều này sẽ làm tăng chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất, làm giảm tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, chính sách tỷ giá đã được điều hành tương đối linh hoạt song vẫn đang chịu sức ép khá lớn từ các yếu tố bên ngoài như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có khả năng tiếp tục tăng lãi suất đồng USD, tâm lý thị trường và nhập siêu.
Trong khi đó, tác động của thực thi các hiệp định thương mại với lộ trình thuế xuất bằng 0% sẽ làm tăng nhập khẩu, cạnh tranh trong nước mạnh hơn; độ mở của nển kinh tế cao, năm sau cao hơn năm trước và tiếp tục tăng mạnh trong những năm tới khi các hiệp định thương mại có hiệu lực, nền kinh tế ngày càng chịu ảnh hưởng mạnh vào kinh tế thế giới. Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp trong nước c òn yếu, dẫn tới nhập siêu và sức ép vào cung ngoại tệ và tỷ giá. Ngoài ra, nợ xấu chưa được giải quyết triệt để, nhất là nợ xấu của doanh nghiệp Nhà nước.
Tổng Cục trưởng Nguyễn Bích Lâm dự báo, nhìn chung tình hình kinh tế năm 2016 sẽ có khó khăn nhiều hơn thuận lợi. Chính phủ, các cấp các ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và toàn xã hội phải chủ động, linh hoạt trong chỉ đạo điều hành để vượt qua khó khăn, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã được Quốc hội thông qua.
Năm 2016, Nghị quyết của Quốc hội đã đặt ra một số mục tiêu cụ thể là: tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,7%; lạm phát dưới 5%; tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu khoảng 10%; nhập siêu dưới mức 5% kim ngạch xuất khẩu. /.
Lào đặc biệt coi trọng quan hệ hợp tác, đoàn kết đặc biệt với Việt Nam  (26/12/2015)
Việt Nam - Campuchia quyết tâm cùng nhau xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững  (26/12/2015)
Việt Nam phấn đấu trở thành một trong 5 nước hàng đầu về xuất khẩu về sản xuất dệt may trên thế giới  (26/12/2015)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển