Việt Nam - Campuchia quyết tâm cùng nhau xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững
21:34, ngày 26-12-2015
TCCSĐT - Ngày 26-12-2015, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Decho Hun Sen đã tới dự Lễ khánh thành cột mốc 30 và 275 cùng các công trình liên quan.
Đây là sự kiện chính trị lớn trong quan hệ hai nước Việt Nam và Campuchia; thể hiện rõ sự nghiêm túc và nỗ lực
của Chính phủ hai nước Việt Nam-Campuchia trong thực hiện các Hiệp ước,
Hiệp định và các thỏa thuận về biên giới lãnh thổ của hai nước cũng như quyết tâm mạnh mẽ của Chính phủ hai nước trong việc cùng cố gắng hoàn thành sớm công tác phân giới, cắm mốc.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, trong thời gian qua, mối quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam-Campuchia không ngừng được củng cố và phát triển theo phương châm "láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài". Kỳ họp lần thứ 14 Ủy ban hỗn hợp Việt Nam-Campuchia về hợp tác kinh tế-văn hóa, khoa học kỹ thuật và Hội nghị hợp tác và Phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia họp tháng 10-2015 đã đánh giá toàn diện hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, an ninh quốc phòng, văn hóa, giáo dục, du lịch hai nước tiếp tục phát triển tốt đẹp và đạt nhiều kết quả tích cực tích cực.
Việc hợp tác giữa các địa phương hai nước được đẩy mạnh. Chính quyền và nhân dân hai bên biên giới tăng cường hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau đồng thời phối hợp chặt chẽ quản lý biên giới, ngăn chặn các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại; giải quyết tình trạng xâm canh, xâm cư, ngăn chặn phòng chống các loại tội phạm và các hoạt động gây rối, góp phần quan trọng giữ vững an ninh, trật tự khu vực biên giới, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Đến nay, công tác phân giới, cắm mốc giữa hai nước đã đạt được nhiều kết quả rất quan trọng. Công tác quản lý biên giới về cơ bản được duy trì theo đúng quy định của các Hiệp ước, Hiệp định và Thỏa thuận liên quan giữa hai nước.
Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh-O Za Dao nằm trên quốc lộ 19 của Việt Nam, nối với quốc lộ 78 của Campuchia, là một trong những tuyến đường trọng yếu nối các tỉnh Tây Nguyên của Việt Nam với các tỉnh Đông Bắc của Campuchia. Việc hoàn thành đoạn đường nối hai Trạm kiểm soát cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh-O Za Dao sẽ tạo điều kiện thông suốt tuyến đường quan trọng này, khai thác tiềm năng kinh tế, du lịch cũng như hoạt động thương mại, đầu tư giữa hai nước nói riêng và vùng tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia nói chung. Cột mốc 30, một công trình đẹp, nằm trong khu vực cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh-O Za Dao, sẽ điểm thu hút người dân hai nước, du khách quốc tế tới thăm và hiểu rõ về tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống hai nước.
Bên cạnh đó, cột mốc số 275 cùng cảnh quan xung quanh khang trang, to đẹp trên đường biên giới hai nước hứa hẹn sẽ trở thành một địa điểm thăm quan du lịch hấp dẫn không chỉ với nhân dân 2 nước Việt Nam và Campuchia mà còn đối với du khách quốc tế từ khắp nơi trên thế giới. Để hoàn thành xây dựng mốc 275 và các công trình liên quan, hai tỉnh An Giang, Việt Nam và Takeo, Campuchia đã hợp tác chặt chẽ. Các đơn vị thi công đã hết sức tích cực, cố gắng làm việc không kể ngày đêm, huy động tối đa sức người, sức của, tiến hành nhiều hạng mục như đắp đường, san ủi mặt bằng, ép cọc móng, đổ bêtông… hoàn thành đúng thời hạn việc xây dựng cột mốc số 275.
Tỉnh An Giang và tỉnh TaKeo có 33 cột mốc biên giới, việc hoàn thành xây dựng cột mốc 275 có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa và du lịch cho nhân dân hai tỉnh, đồng thời có ý nghĩa giúp phát triển kinh tế của mỗi tỉnh. Mốc 30 và 275 cùng với 314 đã được Thủ tướng Chính phủ hai nước thống nhất xác định sau khi hai bên ký Bản Ghi nhớ (MOU) ngày 23-4-2011. Đến ngày 20-11 tại Thủ đô Phnom Penh, đại diện hai bên đã thống nhất khởi công xây dựng cùng lúc 2 cột mốc này.
Với việc hoàn thành xây dựng hai cột mốc 30 và 275, hai nước đã hoàn thành việc xác định, xây dựng tất cả các cột mốc đại có gắn quốc huy tại 10/10 cặp cửa khẩu quốc tế; cùng với cột mốc ở điểm đầu (mốc ngã ba biên giới Việt Nam-Lào-Campuchia) và cột mốc cuối cùng (mốc 314) trên đường biên giới đất liền Việt Nam-Campuchia và 297 cột mốc chính đã xây dựng, có thể nói công tác phân giới cắm mốc giữa hai nước đã cơ bản hoàn thành với việc hình thành được “xương sống” của hệ thống mốc giới trên toàn tuyến.
Thay mặt Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao nỗ lực của Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc hai nước, các bộ, các ngành và địa phương hữu quan của cả hai bên, đã cố gắng, nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ phân giới cắm mốc đường biên giới đất liền hai nước thời gian qua. Trong dịp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trân trọng đề nghị Thủ tướng Hun Sen cùng chỉ đạo Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc hai nước tiếp tục nỗ lực và hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong giải quyết các vấn đề tồn đọng, thúc đẩy sớm hoàn thành toàn bộ công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền giữa hai nước Việt Nam-Campuchia và quản lý tốt tình hình biên giới nhằm xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển bền vững cho hôm nay và cho các thế hệ mai sau của hai nước.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Hun Sen nhấn mạnh, những hoạt động cắt băng khánh thành các cột mốc biên giới thời gian qua khẳng định việc hai nước đã cố gắng triển khai thực hiện các giải pháp giải đồng bộ giải quyết các vấn đề về biên giới trong thời gian sớm nhất. Đây là công tác có những bước tiến đều đặn, mặc dù có những lúc gặp phải một số khó khăn, vướng mắc nhất định. Thủ tướng Hun Sen cho rằng sự kiện hôm nay là một bằng chứng cụ thể cho thấy sự hợp tác keo sơn giữa hai nước nhằm biến khu biên giới trước đây đã từng bị bỏ quên, khu vực không có người sinh sống, thiếu mọi cơ sở hạ tầng, không có sự phát triển trở thành một khu đầy tiềm năng kinh tế, khu thương mại, đầu tư, du lịch…
Với tinh thần trên, Thủ tướng Hun Sen khẳng định một lần nữa Chính phủ Vương quốc Campuchia kiên định duy trì lập trường xây dựng đường biên giới giữa Campuchia và Việt Nam, thành một đường biên giới đúng đắn, rõ ràng, cụ thể, trên cơ sở luật pháp nhà nước và quốc tế. Điều này đã được Chính phủ Campuchia trong mọi giai đoạn luôn giữ vững nhằm kết thúc vấn đề biên giới đường bộ và đường biển giữa hai nước. Dựa vào cơ sở nguyên tắc chủ yếu này, Chính phủ Campuchia sẽ cố gắng hết mình để cùng Chính phủ Việt Nam nhằm đảm bảo việc hai nước có chung một đường biên giới mang tính quốc tế và biến đường biên giới được thể hiện trên bản đồ thành các mốc giới tại thực địa và đường biên giới đó phải đi song song với việc thực hiện tốt công tác quản lý; cùng nhau xây dựng một khu vực biên giới phát triển phồn vinh, khu vực hòa bình, đời sống người dân an cư thịnh vương.
Bên cạnh đó, việc khánh thành đoạn đường nối hai Trạm kiểm soát cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh-O Za Dao dài 450m là một bằng chứng cho thấy việc hai nước cùng quan tâm kết nối vật chất; nhấn mạnh việc kết nối là một ưu tiên hàng đầu trong chính sách của chính phủ các nước trong khu vực nhằm đẩy mạnh sự hợp tác, sự hội nhập, chủ yếu trong khuôn khổ hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng cũng như trong khuôn khổ ASEAN và Cộng đồng Kinh tế ASEAN sẽ có hiệu lực từ năm 2016. Cụ thể cho thấy, thời gian qua Campuchia và Việt Nam đã dành được nhiều kết quả tích cực trong hợp tác song phương hoặc đa phương thông qua sự quan tâm, đẩy mạnh, liên kết trong đó có cả liên kết cứng và liên kết mềm.
“Lễ khánh thành ngày hôm nay là một biểu tượng mới, khẳng định thêm một lần nữa lòng quyết tâm của hai nước trong thúc đẩy quan hệ hợp tác, củng cố và phát triển tình hữu nghị, láng giềng tốt, có lợi ích chung về địa chính trị, địa kinh tế,” một lần nữa Thủ tướng Hun Sen khẳng định.
Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng đã có lịch sử quan hệ từ lâu đời. Biên giới đất liền giữa hai nước có chiều dài khoảng 1.137km, đi qua địa giới hành chính 10 tỉnh của Việt Nam (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang) và 9 tỉnh của Campuchia (Rattanakiri, Mondulkiri, Cratie, Tboung Khmum (trước đây là Kampong Cham), Prey Veng, Svey Rieng, Kandal, Ta Keo và Kampot). Việc tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, toàn diện giữa Việt Nam và Campuchia nói chung và xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững giữa hai nước nói riêng luôn là mục tiêu chiến lược và được lãnh đạo cấp cao hai nước coi trọng và quyết tâm theo đuổi. Chính vì mục tiêu này, hai nước đã ký kết các hiệp ước hoạch định toàn bộ đường biên giới trên đất liền giữa hai nước và trên cơ sở đó đã phân giới cắm mốc được trên 80% đường biên giới đất liền.
Bên cạnh đó, công tác phân giới, cắm mốc là một công việc song phương, đòi hỏi sự nỗ lực, sự hợp tác tích cực, chân thành và thẳng thắn của cả hai bên; giải quyết các vấn đề biên giới tồn đọng bằng các biện pháp phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế, thông qua thương lượng hòa bình. Trong thời gian tới, trên cơ sở các Hiệp ước, Hiệp định đã ký gồm: Hiệp ước 1985, Hiệp ước bổ sung 2005 và các Thỏa thuận song phương liên quan, hai bên còn rất nhiều việc phải làm để có thể sớm hoàn thành toàn bộ công tác phân giới, cắm mốc giữa hai nước. Lực lượng chức năng của hai nước phải tiếp tục nỗ lực và hợp tác chặt chẽ trong việc giải quyết các vấn đề tồn đọng; quản lý tốt tình hình trật tự, trị an biên giới theo đúng quy định của Hiệp định Quy chế biên giới 1983 và Thông cáo báo chí chung 1995, nhằm xây dựng biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia thành một đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển bền vững cho hôm nay và cho các thế hệ mai sau của cả hai nước Việt Nam và Campuchia.
Việc hoàn thành dứt điểm công tác phân giới cắm mốc sẽ giúp cho hai nước giải quyết mọi vấn đề khác liên quan đến biên giới lãnh thổ trên bộ, tạo cơ sở tăng cường hợp tác, thực hiện phương châm "láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài" mà Lãnh đạo cấp cao hai nước đã thoả thuận; góp phần xây dựng đường biên giới Việt Nam - Campuchia thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác cùng phát triển/.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, trong thời gian qua, mối quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam-Campuchia không ngừng được củng cố và phát triển theo phương châm "láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài". Kỳ họp lần thứ 14 Ủy ban hỗn hợp Việt Nam-Campuchia về hợp tác kinh tế-văn hóa, khoa học kỹ thuật và Hội nghị hợp tác và Phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia họp tháng 10-2015 đã đánh giá toàn diện hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, an ninh quốc phòng, văn hóa, giáo dục, du lịch hai nước tiếp tục phát triển tốt đẹp và đạt nhiều kết quả tích cực tích cực.
Việc hợp tác giữa các địa phương hai nước được đẩy mạnh. Chính quyền và nhân dân hai bên biên giới tăng cường hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau đồng thời phối hợp chặt chẽ quản lý biên giới, ngăn chặn các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại; giải quyết tình trạng xâm canh, xâm cư, ngăn chặn phòng chống các loại tội phạm và các hoạt động gây rối, góp phần quan trọng giữ vững an ninh, trật tự khu vực biên giới, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Đến nay, công tác phân giới, cắm mốc giữa hai nước đã đạt được nhiều kết quả rất quan trọng. Công tác quản lý biên giới về cơ bản được duy trì theo đúng quy định của các Hiệp ước, Hiệp định và Thỏa thuận liên quan giữa hai nước.
Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh-O Za Dao nằm trên quốc lộ 19 của Việt Nam, nối với quốc lộ 78 của Campuchia, là một trong những tuyến đường trọng yếu nối các tỉnh Tây Nguyên của Việt Nam với các tỉnh Đông Bắc của Campuchia. Việc hoàn thành đoạn đường nối hai Trạm kiểm soát cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh-O Za Dao sẽ tạo điều kiện thông suốt tuyến đường quan trọng này, khai thác tiềm năng kinh tế, du lịch cũng như hoạt động thương mại, đầu tư giữa hai nước nói riêng và vùng tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia nói chung. Cột mốc 30, một công trình đẹp, nằm trong khu vực cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh-O Za Dao, sẽ điểm thu hút người dân hai nước, du khách quốc tế tới thăm và hiểu rõ về tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống hai nước.
Bên cạnh đó, cột mốc số 275 cùng cảnh quan xung quanh khang trang, to đẹp trên đường biên giới hai nước hứa hẹn sẽ trở thành một địa điểm thăm quan du lịch hấp dẫn không chỉ với nhân dân 2 nước Việt Nam và Campuchia mà còn đối với du khách quốc tế từ khắp nơi trên thế giới. Để hoàn thành xây dựng mốc 275 và các công trình liên quan, hai tỉnh An Giang, Việt Nam và Takeo, Campuchia đã hợp tác chặt chẽ. Các đơn vị thi công đã hết sức tích cực, cố gắng làm việc không kể ngày đêm, huy động tối đa sức người, sức của, tiến hành nhiều hạng mục như đắp đường, san ủi mặt bằng, ép cọc móng, đổ bêtông… hoàn thành đúng thời hạn việc xây dựng cột mốc số 275.
Tỉnh An Giang và tỉnh TaKeo có 33 cột mốc biên giới, việc hoàn thành xây dựng cột mốc 275 có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa và du lịch cho nhân dân hai tỉnh, đồng thời có ý nghĩa giúp phát triển kinh tế của mỗi tỉnh. Mốc 30 và 275 cùng với 314 đã được Thủ tướng Chính phủ hai nước thống nhất xác định sau khi hai bên ký Bản Ghi nhớ (MOU) ngày 23-4-2011. Đến ngày 20-11 tại Thủ đô Phnom Penh, đại diện hai bên đã thống nhất khởi công xây dựng cùng lúc 2 cột mốc này.
Với việc hoàn thành xây dựng hai cột mốc 30 và 275, hai nước đã hoàn thành việc xác định, xây dựng tất cả các cột mốc đại có gắn quốc huy tại 10/10 cặp cửa khẩu quốc tế; cùng với cột mốc ở điểm đầu (mốc ngã ba biên giới Việt Nam-Lào-Campuchia) và cột mốc cuối cùng (mốc 314) trên đường biên giới đất liền Việt Nam-Campuchia và 297 cột mốc chính đã xây dựng, có thể nói công tác phân giới cắm mốc giữa hai nước đã cơ bản hoàn thành với việc hình thành được “xương sống” của hệ thống mốc giới trên toàn tuyến.
Thay mặt Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao nỗ lực của Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc hai nước, các bộ, các ngành và địa phương hữu quan của cả hai bên, đã cố gắng, nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ phân giới cắm mốc đường biên giới đất liền hai nước thời gian qua. Trong dịp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trân trọng đề nghị Thủ tướng Hun Sen cùng chỉ đạo Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc hai nước tiếp tục nỗ lực và hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong giải quyết các vấn đề tồn đọng, thúc đẩy sớm hoàn thành toàn bộ công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền giữa hai nước Việt Nam-Campuchia và quản lý tốt tình hình biên giới nhằm xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển bền vững cho hôm nay và cho các thế hệ mai sau của hai nước.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Hun Sen nhấn mạnh, những hoạt động cắt băng khánh thành các cột mốc biên giới thời gian qua khẳng định việc hai nước đã cố gắng triển khai thực hiện các giải pháp giải đồng bộ giải quyết các vấn đề về biên giới trong thời gian sớm nhất. Đây là công tác có những bước tiến đều đặn, mặc dù có những lúc gặp phải một số khó khăn, vướng mắc nhất định. Thủ tướng Hun Sen cho rằng sự kiện hôm nay là một bằng chứng cụ thể cho thấy sự hợp tác keo sơn giữa hai nước nhằm biến khu biên giới trước đây đã từng bị bỏ quên, khu vực không có người sinh sống, thiếu mọi cơ sở hạ tầng, không có sự phát triển trở thành một khu đầy tiềm năng kinh tế, khu thương mại, đầu tư, du lịch…
Với tinh thần trên, Thủ tướng Hun Sen khẳng định một lần nữa Chính phủ Vương quốc Campuchia kiên định duy trì lập trường xây dựng đường biên giới giữa Campuchia và Việt Nam, thành một đường biên giới đúng đắn, rõ ràng, cụ thể, trên cơ sở luật pháp nhà nước và quốc tế. Điều này đã được Chính phủ Campuchia trong mọi giai đoạn luôn giữ vững nhằm kết thúc vấn đề biên giới đường bộ và đường biển giữa hai nước. Dựa vào cơ sở nguyên tắc chủ yếu này, Chính phủ Campuchia sẽ cố gắng hết mình để cùng Chính phủ Việt Nam nhằm đảm bảo việc hai nước có chung một đường biên giới mang tính quốc tế và biến đường biên giới được thể hiện trên bản đồ thành các mốc giới tại thực địa và đường biên giới đó phải đi song song với việc thực hiện tốt công tác quản lý; cùng nhau xây dựng một khu vực biên giới phát triển phồn vinh, khu vực hòa bình, đời sống người dân an cư thịnh vương.
Bên cạnh đó, việc khánh thành đoạn đường nối hai Trạm kiểm soát cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh-O Za Dao dài 450m là một bằng chứng cho thấy việc hai nước cùng quan tâm kết nối vật chất; nhấn mạnh việc kết nối là một ưu tiên hàng đầu trong chính sách của chính phủ các nước trong khu vực nhằm đẩy mạnh sự hợp tác, sự hội nhập, chủ yếu trong khuôn khổ hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng cũng như trong khuôn khổ ASEAN và Cộng đồng Kinh tế ASEAN sẽ có hiệu lực từ năm 2016. Cụ thể cho thấy, thời gian qua Campuchia và Việt Nam đã dành được nhiều kết quả tích cực trong hợp tác song phương hoặc đa phương thông qua sự quan tâm, đẩy mạnh, liên kết trong đó có cả liên kết cứng và liên kết mềm.
“Lễ khánh thành ngày hôm nay là một biểu tượng mới, khẳng định thêm một lần nữa lòng quyết tâm của hai nước trong thúc đẩy quan hệ hợp tác, củng cố và phát triển tình hữu nghị, láng giềng tốt, có lợi ích chung về địa chính trị, địa kinh tế,” một lần nữa Thủ tướng Hun Sen khẳng định.
Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng đã có lịch sử quan hệ từ lâu đời. Biên giới đất liền giữa hai nước có chiều dài khoảng 1.137km, đi qua địa giới hành chính 10 tỉnh của Việt Nam (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang) và 9 tỉnh của Campuchia (Rattanakiri, Mondulkiri, Cratie, Tboung Khmum (trước đây là Kampong Cham), Prey Veng, Svey Rieng, Kandal, Ta Keo và Kampot). Việc tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, toàn diện giữa Việt Nam và Campuchia nói chung và xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững giữa hai nước nói riêng luôn là mục tiêu chiến lược và được lãnh đạo cấp cao hai nước coi trọng và quyết tâm theo đuổi. Chính vì mục tiêu này, hai nước đã ký kết các hiệp ước hoạch định toàn bộ đường biên giới trên đất liền giữa hai nước và trên cơ sở đó đã phân giới cắm mốc được trên 80% đường biên giới đất liền.
Bên cạnh đó, công tác phân giới, cắm mốc là một công việc song phương, đòi hỏi sự nỗ lực, sự hợp tác tích cực, chân thành và thẳng thắn của cả hai bên; giải quyết các vấn đề biên giới tồn đọng bằng các biện pháp phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế, thông qua thương lượng hòa bình. Trong thời gian tới, trên cơ sở các Hiệp ước, Hiệp định đã ký gồm: Hiệp ước 1985, Hiệp ước bổ sung 2005 và các Thỏa thuận song phương liên quan, hai bên còn rất nhiều việc phải làm để có thể sớm hoàn thành toàn bộ công tác phân giới, cắm mốc giữa hai nước. Lực lượng chức năng của hai nước phải tiếp tục nỗ lực và hợp tác chặt chẽ trong việc giải quyết các vấn đề tồn đọng; quản lý tốt tình hình trật tự, trị an biên giới theo đúng quy định của Hiệp định Quy chế biên giới 1983 và Thông cáo báo chí chung 1995, nhằm xây dựng biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia thành một đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển bền vững cho hôm nay và cho các thế hệ mai sau của cả hai nước Việt Nam và Campuchia.
Việc hoàn thành dứt điểm công tác phân giới cắm mốc sẽ giúp cho hai nước giải quyết mọi vấn đề khác liên quan đến biên giới lãnh thổ trên bộ, tạo cơ sở tăng cường hợp tác, thực hiện phương châm "láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài" mà Lãnh đạo cấp cao hai nước đã thoả thuận; góp phần xây dựng đường biên giới Việt Nam - Campuchia thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác cùng phát triển/.
Việt Nam phấn đấu trở thành một trong 5 nước hàng đầu về xuất khẩu về sản xuất dệt may trên thế giới  (26/12/2015)
Tìm giải pháp để phát huy giá trị tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương với tư cách là di sản văn hóa thế giới  (26/12/2015)
Phát triển nhận thức của Đảng ta về một số nội dung cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa  (26/12/2015)
10 Luật có hiệu lực từ ngày 01-01-2016  (25/12/2015)
Bộ Quốc phòng Việt Nam và Lào ký Kế hoạch hợp tác năm 2016  (25/12/2015)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển