Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 30-11 đến ngày 06-12-2015)
22:25, ngày 07-12-2015
TCCSĐT - Từ ngày 30-11 đến 02-12-2015, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham dự Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc về khí hậu (COP21) tại Paris và có chuyến thăm, làm việc tại Bỉ và Liên minh châu Âu (EU). Đây được coi là chuyến thăm toàn diện, hiệu quả, thực chất, khẳng định quan điểm ngoại giao chính trị gắn chặt với ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa của Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Paris tham dự Hội nghị COP 21
Ngày 30-11-2015, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới thủ đô Paris, Cộng hòa Pháp để tham dự Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 21). Trong thời gian tham dự Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 21), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có các cuộc gặp quan trọng với lãnh đạo nước chủ nhà Pháp gồm: hội đàm với Thủ tướng Pháp Manuel Valls, các cuộc gặp với Tổng thống Pháp François Hollande, Chủ tịch Thượng viện Pháp Gérard Larcher và Chủ tịch Hạ viện Pháp Claude Bartolone, tiếp Bí thư toàn quốc Đảng Cộng sản Pháp Pierre Laurent và một loạt các tập đoàn và doanh nghiệp lớn của Pháp đang có ý định đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Tuy Thủ tướng tham dự COP21 là một hoạt động đa phương, song có thể coi đây như là một chuyến thăm chính thức đến Pháp vì Thủ tướng đã gặp gỡ tất cả các lãnh đạo cao nhất của Pháp nhân dịp này.
Tại các cuộc gặp gỡ và buổi tiếp cho thấy một số điểm nổi bật như cả Việt Nam và Pháp đều bày tỏ quyết tâm nâng quan hệ lên cho tương xứng với quan hệ đối tác chiến lược mà hai bên đã ký vào năm 2013. Hai bên thống nhất là về chính trị phải tăng cường trao đổi đoàn cấp cao giữa hai nước. Hai bên đánh giá quan hệ hai nước đã có nhiều bước phát triển tích cực trong thời gian qua và nhất trí cho rằng hai nước cần tiếp tục triển khai mạnh mẽ các nội hàm của quan hệ Đối tác chiến lược và đã thống nhất nhiều biện pháp cụ thể để tăng cường hợp tác Việt-Pháp trong thời gian tới. Lãnh đạo hai nước đánh giá cao sự phối hợp giữa hai nước trên các diễn đàn đa phương, giúp Việt Nam và Pháp nâng cao vị thế quốc tế của mình. Hai bên nhất trí cho rằng mọi tranh chấp ở Biển Đông cần phải giải quyết bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải và hàng không vì lợi ích của khu vực và của cả cộng đồng quốc tế.
Về kinh tế, cả hai bên đều nhất trí là quan hệ kinh tế hai nước đã phát triển mạnh trong những năm qua. Kim ngạch thương mại song phương là 3,5 tỷ USD năm 2014, đầu tư trực tiếp của Pháp vào Việt Nam cũng khoảng 3,5 tỷ USD. Pháp hiện là một trong những đối tác châu Âu quan trọng nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, cả hai bên đều cho rằng mối quan hệ này còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng và đều mong muốn sẽ thúc đẩy mạnh hơn nữa hợp tác thương mại giữa hai nước. Về trao đổi các lĩnh vực khác như là văn hóa, khoa học kỹ thuật, giáo dục, cả hai bên đều rất vui mừng trước việc hiện nay có khoảng 7.000 sinh viên, thực tập sinh Việt Nam đang học tập tại Pháp, con số người Pháp đi du lịch Việt Nam và người Việt Nam đi du lịch tại Pháp tăng dần hàng năm. Về các lĩnh vực quốc phòng, khoa học công nghệ... cả hai bên đều đã nhất trí sẽ thúc đẩy mở rộng hơn mối quan hệ này theo hướng Pháp chuyển giao công nghệ cao cho phía Việt Nam và tham gia tích cực vào việc đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam.
Về lĩnh vực du lịch, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhấn mạnh với phía Pháp là Việt Nam là một nước hòa bình, ổn định và an ninh rất tốt; Việt Nam mong muốn nhiều khách du lịch của Pháp sang thăm Việt Nam hơn trong bối cảnh là Việt Nam đã quyết định miễn visa cho khách du lịch Pháp trong thời gian 15 ngày; Hãng hàng không Vietnam Airlines cũng đã trang bị máy bay Airbus A350 trên tuyến Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh-Paris. Đấy là những yếu tố thuận lợi phát triển du lịch. Thủ tướng cũng đề nghị Chính phủ Pháp có những biện pháp tạo thuận lợi về visa cho công dân Việt Nam sang thăm Pháp bởi vì, hiện nay có rất nhiều người Việt Nam muốn được đi du lịch tại Pháp và Pháp cũng là nước có cộng đồng người Việt Nam đông, với khoảng 300.000 người, vì thế nhu cầu đi lại thăm người thân giữa Việt Nam và Pháp là rất lớn. Ngoài ra, cũng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu quan tâm đến thị trường Pháp, muốn sang Pháp để tìm hiểu khả năng trao đổi thương mại, đầu tư.
** Nhân chuyến đi dự Hội nghị COP 21, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có buổi tiếp Tổng Thư ký Hội hữu nghị Pháp-Việt; gặp gỡ, nói chuyện thân mật với đại diện cộng đồng người Việt và các cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa Pháp.
Tại buổi tiếp Tổng Thư ký Hội hữu nghị Pháp-Việt, hoan nghênh Hội hữu nghị Pháp-Việt đã nỗ lực tăng cường trao đổi, giao lưu, đóng góp vào phát triển hợp tác hiện nay giữa hai nước, Thủ tướng đánh giá cao các chương trình, dự án, hoạt động của Hội hữu nghị Pháp-Việt thời gian qua, nhất là giúp đỡ Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh, giải quyết các vấn đề phát triển bền vững, giảm nghèo, cũng như tổ chức các hoạt động thiết thực, ý nghĩa như Hội thảo "Việt Nam ngày nay;" đồng tác giả "Lời kêu gọi tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và hòa bình ở Biển Đông"… Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn Tổng thư ký và Hội hữu nghị Pháp-Việt tiếp tục có những đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai dân tộc Việt Nam và Pháp, là cầu nối giúp cho bạn bè Pháp và quốc tế ngày càng hiểu và yêu mến Việt Nam hơn. Tổng Thư ký Jean Pierre Archambault khẳng định Hội hữu nghị Pháp-Việt tiếp tục triển khai các chương trình, dự án ngày càng thiết thực hơn, nhất là trong việc giúp đỡ các nạn nhân chất độc da cam và các hoạt động nhân đạo khác ở Việt Nam, đồng thời tiếp tục đóng góp tích cực thúc đẩy hợp tác giữa hai nước nói chung và giữa các địa phương của hai nước Việt-Pháp nói riêng….
Tại buổi nói chuyện thân mật với đại diện cộng đồng người Việt và các cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa Pháp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao những hoạt động thiết thực hướng về quê hương, đất nước của bà con kiều bào đang học tập, làm ăn, sinh sống tại Pháp; đánh giá cao những đóng góp tích cực của các cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp trong thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam-Pháp ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả trên các lĩnh vực. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn các cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp luôn nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước; thực hiện tốt việc hỗ trợ, công tác bảo hộ công dân; không ngừng thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam-Pháp phát triển hiệu quả và sâu rộng hơn nữa; chủ động, sáng tạo trong công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.
** Liên quan đến Hội nghị COP 21, Đoàn Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đã tham gia một cách tích cực. Tại phiên toàn thể, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu rõ mặc dù Việt Nam là một nước còn nghèo, hạn chế về mặt tài chính, nhưng chúng ta cũng đã rất cố gắng để đóng góp một phần tài chính vào quỹ chung bảo vệ môi trường cũng như chống biến đổi khí hậu. Quan điểm của Việt Nam là cần tôn trọng sự khác biệt trong trình độ phát triển của các nước khác nhau, nghĩa là các nước phát triển, các nước giàu vốn đưa ra lượng khí thải carbon nhiều hơn thì phải có trách nhiệm lớn hơn các nước nghèo, các nước ít phát khí thải gây hiệu ứng nhà kính, hỗ trợ các nước nghèo về tài chính để chuyển đổi mô hình năng lượng, đầu tư cho năng lượng sạch. Quan điểm này được đại đa số các nước tham gia COP 21 chia sẻ.
Một điểm nổi bật khác tại Hội nghị COP21, là Việt Nam đã rất thành công khi đưa vấn đề biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long đến với hội nghị này. Thông qua đối thoại cấp cao về các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu Đồng bằng sông Cửu Long do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng chủ trì với Thủ tướng Hà Lan và Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) cùng 30 quan chức cao cấp các nước, Việt Nam đã tìm ra giải pháp để ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong chương trình làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã tiếp xúc với 24 trưởng đoàn các nước tham dự hội nghị COP 21. Tại các cuộc tiếp xúc này, các nước đều đánh giá cao sự tham dự tích cực cũng như cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Sự tham dự của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và của đoàn Việt Nam được bạn bè quốc tế, đặc biệt là nước chủ nhà Pháp, đánh giá cao vì những đóng góp thiết thực cho thành công của hội nghị.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm làm việc tại Vương quốc Bỉ và Liên minh châu Âu (EU)
Ngày 02-12-2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đoàn đại biểu Việt Nam đã tới Sân bay quân sự Brussels, bắt đầu chuyến thăm làm việc Vương quốc Bỉ và EU. Tại đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Bỉ Charles Michel; hội kiến với Chủ tịch Hạ viện Bỉ Siegfried Bracke và Chủ tịch Thượng viện Bỉ Christine Defraigne.
Tại các cuộc hội đàm, hội kiến, các nhà lãnh đạo cấp cao của Vương quốc Bỉ đã đánh giá cao chuyến thăm lần này của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục thể hiện sinh động quan hệ gần gũi giữa hai nước và là dịp quan trọng để hai bên cùng nhau đánh giá sự phát triển của hợp tác song phương, đề ra các phương hướng thúc đẩy quan hệ giữa hai nước trong giai đoạn tới, đồng thời nhấn mạnh Bỉ mong muốn phát triển sâu rộng hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảm ơn sự đón tiếp trọng thị và chu đáo của Chính phủ Bỉ dành cho Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam, khẳng định Việt Nam luôn coi trọng hợp tác toàn diện với Bỉ, cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của Thủ tướng Charles Michel đối với sự phát triển của quan hệ giữa hai nước trong thời gian qua.
Lãnh đạo hai bên đã nhất trí đánh giá quan hệ Việt Nam - Vương quốc Bỉ đang phát triển tốt đẹp; hai bên vừa triển khai tốt kỳ họp lẫn thứ ba của Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế Việt Nam-Bỉ và nhiều chương trình hợp tác song phương. Hai Thủ tướng đã thống nhất các biện pháp tăng cường quan hệ giữa hai nước trong thời gian tới về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ, đồng thời đánh giá quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam - Vương quốc Bỉ tiếp tục phát triển thuận lợi, với kim ngạch thương mại hai chiều đạt 2,3 tỷ USD năm 2014 và 1,6 tỷ USD trong 9 tháng năm 2015, đầu tư của Bỉ tại Việt Nam đạt 420 triệu USD với 59 dự án, nhưng vẫn cần được phát triển mạnh mẽ hơn nữa, phù hợp với tiềm năng và mong muốn của cả hai bên.
Để tăng cường trao đổi thương mại và đầu tư, hai bên nhất trí đẩy nhanh xác định và thúc đẩy thực hiện tốt các dự án trong các lĩnh vực dịch vụ hậu cần, giao thông vận tải, tăng trưởng xanh, không gian vũ trụ cũng như tạo thuận lợi cho hàng hóa xuất khẩu của mỗi nước, hướng hợp tác phát triển song phương tới mục tiêu tăng cường các nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu. Hai bên đánh giá cao hiệu quả hợp tác giáo dục-đào tạo giữa hai nước, nhất trí tăng cường trao đổi sinh viên và hợp tác giữa các cơ sở giáo dục - đào tạo của hai nước. Lãnh đạo hai nước đã nhất trí phối hợp tăng cường quan hệ giữa Việt Nam và EU, thúc đẩy EU hoàn tất phê chuẩn PCA, sớm ký chính thức EVFTA và nhanh chóng triển khai hiệu quả các thỏa thuận này, cũng như tiếp tục phối hợp chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau tại Liên hợp quốc, ASEAN, ASEM, Tổ chức Pháp ngữ (Francophonie). Trên tinh thần tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước đã trao đổi về tình hình quốc tế và khu vực, thông báo và chia sẻ cho nhau về diễn biến tại Biển Đông và cuộc chiến chống khủng bố.
Tại buổi gặp gỡ và nói chuyện thân mật với các cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt đang học tập, làm ăn, sinh sống tại Bỉ, Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ân cần thăm hỏi, động viên và gửi những lời chúc tốt đẹp nhất tới các cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và bà con kiều bào ta tại Bỉ; đồng thời cho biết những nét chính về tình hình kinh tế-xã hội của đất nước; khẳng định những kết quả đạt được trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước là nhờ sự nỗ lực, đóng góp chung của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân tộc, trong đó đóng góp của kiều bào ta-một bộ phận quan trọng, không thể tách rời của dân tộc Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn bà con người Việt tại Bỉ tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau trong cuộc sống, chấp hành tốt luật pháp nước sở tại; phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò cầu nối hữu nghị thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Bỉ trên các lĩnh vực; duy trì, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và luôn hướng về cội nguồn quê hương đất nước, góp phần cùng cả nước thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
** Trong khuôn khổ chuyến thăm Vương quốc Bỉ và Liên minh châu Âu (EU) chiều cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm với Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker, hội kiến Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk, Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP) Martin Schulz và Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị với Việt Nam tại Nghị viện châu Âu Jan Zahradil.
Trong cuộc hội đàm, hội kiến, hai bên đã tiến hành đánh giá sự phát triển quan hệ Việt Nam - EU trong thời gian qua, trao đổi các biện pháp tăng cường hợp tác giữa hai bên trên các lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế, khoa học công nghệ, năng lượng, biến đổi khí hậu... Bên cạnh các vấn đề song phương, các nhà lãnh đạo cũng trao đổi về một số vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm và hợp tác giữa hai bên trong các khuôn khổ đa phương. Hai bên bày tỏ vui mừng trước những phát triển tích cực của quan hệ Việt Nam với Liên minh châu Âu, đặc biệt là quan hệ kinh tế - thương mại và hợp tác phát triển.
Một trong những dấu ấn đặc biệt của chuyến thăm EU lần này của Thủ tướng là Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã ký Tuyên bố chính thức kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), mở ra kỷ nguyên mới trong hợp tác giữa hai bên. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc tăng cường quan hệ giữa Việt Nam - EU và là một dấu ấn đặc biệt kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và EU.
EVFTA là một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới có tiêu chuẩn cao, hứa hẹn sẽ mở rộng thị trường cho trao đổi thương mại, đặc biệt là các sản phẩm, dịch vụ hai bên có thế mạnh bổ sung cho nhau; tạo ra môi trường bình đẳng, thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp. Đồng thời, cùng với các hiệp định thương mại tự do (FTA) khác mà Việt Nam đã ký kết trước đó, EVFTA sẽ mở ra không gian thương mại rộng lớn giữa Việt Nam với 55 đối tác, trong đó có tất cả các nước G7 và 15 nước G20. Việt Nam sẵn sàng đóng vai trò cầu nối để các doanh nghiệp EU thâm nhập sâu vào thị trường ASEAN và châu Á - Thái Bình Dương rộng lớn và nhiều tiềm năng. Với mức độ cam kết đã đạt được, EVFTA bảo đảm cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và EU, trong đó lưu ý đến chênh lệch về trình độ phát triển. Các nội dung chính của Hiệp định bao gồm: Thương mại hàng hóa, Quy tắc xuất xứ, Hải quan và thuận lợi hóa thương mại, Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), Thương mại dịch vụ (lời văn về quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), Đầu tư, Phòng vệ thương mại, Cạnh tranh, Doanh nghiệp nhà nước, Mua sắm của Chính phủ, Sở hữu trí tuệ (gồm cả chỉ dẫn địa lý), Phát triển bền vững, Hợp tác và xây dựng năng lực, Pháp lý - thể chế. Hiệp định cũng bao gồm cách tiếp cận mới, tiến bộ hơn về bảo hộ đầu tư và giải quyết tranh chấp đầu tư. Hiệp định EVFTA được khởi động và kết thúc trong bối cảnh quan hệ song phương Việt Nam - EU ngày càng phát triển tốt đẹp, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế - thương mại.
Bên cạnh việc ký kết Tuyên bố chính thức kết thúc đàm phán EVFTA, Thủ tướng cũng đề nghị hai bên cần tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn, các cơ chế tham vấn; hoàn tất phê chuẩn Hiệp định khung đối tác và hợp tác (PCA) vào đầu năm 2016. Đánh giá cao về hợp tác phát triển của EU dành cho Việt Nam trong thời gian qua và việc EU tăng viện trợ cho Việt Nam giai đoạn 2014-2020 lên 400 triệu ơ-rô, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị EC tiếp tục hỗ trợ Việt Nam tăng cường năng lực thể chế, quản trị công, y tế, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, môi trường, biến đổi khí hậu; duy trì hỗ trợ phát triển chính thức cho Việt Nam trên tất cả các kênh song phương, đa phương và các chương trình hợp tác khu vực. Theo đó, hai bên khẳng định sẽ phối hợp thúc đẩy ký Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi luật, quản trị rừng, thương mại gỗ và sản phẩm gỗ (FLEGT - VPA) và Hiệp định tài chính dự án “Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam (EU JULE).
** Về sự hợp tác giữa Việt Nam và EU tại các tổ chức, diễn đàn quốc tế như Liên hợp quốc, ASEM, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ghi nhận những kết quả tích cực, đề nghị Việt Nam và EU tiếp tục tăng cường phối hợp ủng hộ lẫn nhau trong các lĩnh vực cùng quan tâm. Chủ tịch EC Jean Claude Juncker nhất trí hai bên tiếp tục duy trì trao đổi đoàn thường xuyên, nhất là các đoàn cấp cao, tăng cường quan hệ hai bên trong các lĩnh vực hợp tác ưu tiên; đề nghị Việt Nam, với vai trò tích cực trong ASEAN, ủng hộ EU tăng cường quan hệ EU - ASEAN.
Nhân dịp chuyến thăm, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch EC Jean Claude Juncker, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk đã ra Tuyên bố báo chí chung về quan hệ Việt Nam - EU. Đây là lần đầu tiên Chủ tịch Hội đồng châu Âu và Chủ tịch Ủy ban châu Âu cùng ra tuyên bố chung với Lãnh đạo Việt Nam. Trong Tuyên bố báo chí chung, lãnh đạo hai bên bày tỏ hài lòng trước sự phát triển ấn tượng của quan hệ song phương, đặc biệt là việc kết thúc toàn bộ đàm phán EVFTA; nhất trí tiếp tục thúc đẩy để EU hoàn tất phê chuẩn PCA, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên như y tế, giáo dục - đào tạo, cơ sở hạ tầng năng lượng, môi trường, tăng trưởng xanh...
Lãnh đạo hai bên cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc duy trì an ninh hàng hải, tự do hàng không trên Biển Đông, ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, tự kiềm chế, không làm gì gây phức tạp và căng thẳng thêm tình hình; đẩy mạnh việc thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin, giảm căng thẳng, ngăn ngừa xung đột, đặc biệt các bên cùng cam kết không theo đuổi, không có hành động quân sự hóa ở Biển Đông; thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm thông qua Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)./.
Ngày 30-11-2015, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới thủ đô Paris, Cộng hòa Pháp để tham dự Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 21). Trong thời gian tham dự Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 21), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có các cuộc gặp quan trọng với lãnh đạo nước chủ nhà Pháp gồm: hội đàm với Thủ tướng Pháp Manuel Valls, các cuộc gặp với Tổng thống Pháp François Hollande, Chủ tịch Thượng viện Pháp Gérard Larcher và Chủ tịch Hạ viện Pháp Claude Bartolone, tiếp Bí thư toàn quốc Đảng Cộng sản Pháp Pierre Laurent và một loạt các tập đoàn và doanh nghiệp lớn của Pháp đang có ý định đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Tuy Thủ tướng tham dự COP21 là một hoạt động đa phương, song có thể coi đây như là một chuyến thăm chính thức đến Pháp vì Thủ tướng đã gặp gỡ tất cả các lãnh đạo cao nhất của Pháp nhân dịp này.
Tại các cuộc gặp gỡ và buổi tiếp cho thấy một số điểm nổi bật như cả Việt Nam và Pháp đều bày tỏ quyết tâm nâng quan hệ lên cho tương xứng với quan hệ đối tác chiến lược mà hai bên đã ký vào năm 2013. Hai bên thống nhất là về chính trị phải tăng cường trao đổi đoàn cấp cao giữa hai nước. Hai bên đánh giá quan hệ hai nước đã có nhiều bước phát triển tích cực trong thời gian qua và nhất trí cho rằng hai nước cần tiếp tục triển khai mạnh mẽ các nội hàm của quan hệ Đối tác chiến lược và đã thống nhất nhiều biện pháp cụ thể để tăng cường hợp tác Việt-Pháp trong thời gian tới. Lãnh đạo hai nước đánh giá cao sự phối hợp giữa hai nước trên các diễn đàn đa phương, giúp Việt Nam và Pháp nâng cao vị thế quốc tế của mình. Hai bên nhất trí cho rằng mọi tranh chấp ở Biển Đông cần phải giải quyết bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải và hàng không vì lợi ích của khu vực và của cả cộng đồng quốc tế.
Về kinh tế, cả hai bên đều nhất trí là quan hệ kinh tế hai nước đã phát triển mạnh trong những năm qua. Kim ngạch thương mại song phương là 3,5 tỷ USD năm 2014, đầu tư trực tiếp của Pháp vào Việt Nam cũng khoảng 3,5 tỷ USD. Pháp hiện là một trong những đối tác châu Âu quan trọng nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, cả hai bên đều cho rằng mối quan hệ này còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng và đều mong muốn sẽ thúc đẩy mạnh hơn nữa hợp tác thương mại giữa hai nước. Về trao đổi các lĩnh vực khác như là văn hóa, khoa học kỹ thuật, giáo dục, cả hai bên đều rất vui mừng trước việc hiện nay có khoảng 7.000 sinh viên, thực tập sinh Việt Nam đang học tập tại Pháp, con số người Pháp đi du lịch Việt Nam và người Việt Nam đi du lịch tại Pháp tăng dần hàng năm. Về các lĩnh vực quốc phòng, khoa học công nghệ... cả hai bên đều đã nhất trí sẽ thúc đẩy mở rộng hơn mối quan hệ này theo hướng Pháp chuyển giao công nghệ cao cho phía Việt Nam và tham gia tích cực vào việc đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam.
Về lĩnh vực du lịch, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhấn mạnh với phía Pháp là Việt Nam là một nước hòa bình, ổn định và an ninh rất tốt; Việt Nam mong muốn nhiều khách du lịch của Pháp sang thăm Việt Nam hơn trong bối cảnh là Việt Nam đã quyết định miễn visa cho khách du lịch Pháp trong thời gian 15 ngày; Hãng hàng không Vietnam Airlines cũng đã trang bị máy bay Airbus A350 trên tuyến Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh-Paris. Đấy là những yếu tố thuận lợi phát triển du lịch. Thủ tướng cũng đề nghị Chính phủ Pháp có những biện pháp tạo thuận lợi về visa cho công dân Việt Nam sang thăm Pháp bởi vì, hiện nay có rất nhiều người Việt Nam muốn được đi du lịch tại Pháp và Pháp cũng là nước có cộng đồng người Việt Nam đông, với khoảng 300.000 người, vì thế nhu cầu đi lại thăm người thân giữa Việt Nam và Pháp là rất lớn. Ngoài ra, cũng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu quan tâm đến thị trường Pháp, muốn sang Pháp để tìm hiểu khả năng trao đổi thương mại, đầu tư.
** Nhân chuyến đi dự Hội nghị COP 21, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có buổi tiếp Tổng Thư ký Hội hữu nghị Pháp-Việt; gặp gỡ, nói chuyện thân mật với đại diện cộng đồng người Việt và các cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa Pháp.
Tại buổi tiếp Tổng Thư ký Hội hữu nghị Pháp-Việt, hoan nghênh Hội hữu nghị Pháp-Việt đã nỗ lực tăng cường trao đổi, giao lưu, đóng góp vào phát triển hợp tác hiện nay giữa hai nước, Thủ tướng đánh giá cao các chương trình, dự án, hoạt động của Hội hữu nghị Pháp-Việt thời gian qua, nhất là giúp đỡ Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh, giải quyết các vấn đề phát triển bền vững, giảm nghèo, cũng như tổ chức các hoạt động thiết thực, ý nghĩa như Hội thảo "Việt Nam ngày nay;" đồng tác giả "Lời kêu gọi tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và hòa bình ở Biển Đông"… Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn Tổng thư ký và Hội hữu nghị Pháp-Việt tiếp tục có những đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai dân tộc Việt Nam và Pháp, là cầu nối giúp cho bạn bè Pháp và quốc tế ngày càng hiểu và yêu mến Việt Nam hơn. Tổng Thư ký Jean Pierre Archambault khẳng định Hội hữu nghị Pháp-Việt tiếp tục triển khai các chương trình, dự án ngày càng thiết thực hơn, nhất là trong việc giúp đỡ các nạn nhân chất độc da cam và các hoạt động nhân đạo khác ở Việt Nam, đồng thời tiếp tục đóng góp tích cực thúc đẩy hợp tác giữa hai nước nói chung và giữa các địa phương của hai nước Việt-Pháp nói riêng….
Tại buổi nói chuyện thân mật với đại diện cộng đồng người Việt và các cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa Pháp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao những hoạt động thiết thực hướng về quê hương, đất nước của bà con kiều bào đang học tập, làm ăn, sinh sống tại Pháp; đánh giá cao những đóng góp tích cực của các cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp trong thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam-Pháp ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả trên các lĩnh vực. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn các cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp luôn nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước; thực hiện tốt việc hỗ trợ, công tác bảo hộ công dân; không ngừng thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam-Pháp phát triển hiệu quả và sâu rộng hơn nữa; chủ động, sáng tạo trong công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.
** Liên quan đến Hội nghị COP 21, Đoàn Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đã tham gia một cách tích cực. Tại phiên toàn thể, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu rõ mặc dù Việt Nam là một nước còn nghèo, hạn chế về mặt tài chính, nhưng chúng ta cũng đã rất cố gắng để đóng góp một phần tài chính vào quỹ chung bảo vệ môi trường cũng như chống biến đổi khí hậu. Quan điểm của Việt Nam là cần tôn trọng sự khác biệt trong trình độ phát triển của các nước khác nhau, nghĩa là các nước phát triển, các nước giàu vốn đưa ra lượng khí thải carbon nhiều hơn thì phải có trách nhiệm lớn hơn các nước nghèo, các nước ít phát khí thải gây hiệu ứng nhà kính, hỗ trợ các nước nghèo về tài chính để chuyển đổi mô hình năng lượng, đầu tư cho năng lượng sạch. Quan điểm này được đại đa số các nước tham gia COP 21 chia sẻ.
Một điểm nổi bật khác tại Hội nghị COP21, là Việt Nam đã rất thành công khi đưa vấn đề biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long đến với hội nghị này. Thông qua đối thoại cấp cao về các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu Đồng bằng sông Cửu Long do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng chủ trì với Thủ tướng Hà Lan và Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) cùng 30 quan chức cao cấp các nước, Việt Nam đã tìm ra giải pháp để ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong chương trình làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã tiếp xúc với 24 trưởng đoàn các nước tham dự hội nghị COP 21. Tại các cuộc tiếp xúc này, các nước đều đánh giá cao sự tham dự tích cực cũng như cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Sự tham dự của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và của đoàn Việt Nam được bạn bè quốc tế, đặc biệt là nước chủ nhà Pháp, đánh giá cao vì những đóng góp thiết thực cho thành công của hội nghị.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm làm việc tại Vương quốc Bỉ và Liên minh châu Âu (EU)
Ngày 02-12-2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đoàn đại biểu Việt Nam đã tới Sân bay quân sự Brussels, bắt đầu chuyến thăm làm việc Vương quốc Bỉ và EU. Tại đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Bỉ Charles Michel; hội kiến với Chủ tịch Hạ viện Bỉ Siegfried Bracke và Chủ tịch Thượng viện Bỉ Christine Defraigne.
Tại các cuộc hội đàm, hội kiến, các nhà lãnh đạo cấp cao của Vương quốc Bỉ đã đánh giá cao chuyến thăm lần này của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục thể hiện sinh động quan hệ gần gũi giữa hai nước và là dịp quan trọng để hai bên cùng nhau đánh giá sự phát triển của hợp tác song phương, đề ra các phương hướng thúc đẩy quan hệ giữa hai nước trong giai đoạn tới, đồng thời nhấn mạnh Bỉ mong muốn phát triển sâu rộng hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảm ơn sự đón tiếp trọng thị và chu đáo của Chính phủ Bỉ dành cho Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam, khẳng định Việt Nam luôn coi trọng hợp tác toàn diện với Bỉ, cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của Thủ tướng Charles Michel đối với sự phát triển của quan hệ giữa hai nước trong thời gian qua.
Lãnh đạo hai bên đã nhất trí đánh giá quan hệ Việt Nam - Vương quốc Bỉ đang phát triển tốt đẹp; hai bên vừa triển khai tốt kỳ họp lẫn thứ ba của Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế Việt Nam-Bỉ và nhiều chương trình hợp tác song phương. Hai Thủ tướng đã thống nhất các biện pháp tăng cường quan hệ giữa hai nước trong thời gian tới về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ, đồng thời đánh giá quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam - Vương quốc Bỉ tiếp tục phát triển thuận lợi, với kim ngạch thương mại hai chiều đạt 2,3 tỷ USD năm 2014 và 1,6 tỷ USD trong 9 tháng năm 2015, đầu tư của Bỉ tại Việt Nam đạt 420 triệu USD với 59 dự án, nhưng vẫn cần được phát triển mạnh mẽ hơn nữa, phù hợp với tiềm năng và mong muốn của cả hai bên.
Để tăng cường trao đổi thương mại và đầu tư, hai bên nhất trí đẩy nhanh xác định và thúc đẩy thực hiện tốt các dự án trong các lĩnh vực dịch vụ hậu cần, giao thông vận tải, tăng trưởng xanh, không gian vũ trụ cũng như tạo thuận lợi cho hàng hóa xuất khẩu của mỗi nước, hướng hợp tác phát triển song phương tới mục tiêu tăng cường các nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu. Hai bên đánh giá cao hiệu quả hợp tác giáo dục-đào tạo giữa hai nước, nhất trí tăng cường trao đổi sinh viên và hợp tác giữa các cơ sở giáo dục - đào tạo của hai nước. Lãnh đạo hai nước đã nhất trí phối hợp tăng cường quan hệ giữa Việt Nam và EU, thúc đẩy EU hoàn tất phê chuẩn PCA, sớm ký chính thức EVFTA và nhanh chóng triển khai hiệu quả các thỏa thuận này, cũng như tiếp tục phối hợp chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau tại Liên hợp quốc, ASEAN, ASEM, Tổ chức Pháp ngữ (Francophonie). Trên tinh thần tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước đã trao đổi về tình hình quốc tế và khu vực, thông báo và chia sẻ cho nhau về diễn biến tại Biển Đông và cuộc chiến chống khủng bố.
Tại buổi gặp gỡ và nói chuyện thân mật với các cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt đang học tập, làm ăn, sinh sống tại Bỉ, Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ân cần thăm hỏi, động viên và gửi những lời chúc tốt đẹp nhất tới các cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và bà con kiều bào ta tại Bỉ; đồng thời cho biết những nét chính về tình hình kinh tế-xã hội của đất nước; khẳng định những kết quả đạt được trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước là nhờ sự nỗ lực, đóng góp chung của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân tộc, trong đó đóng góp của kiều bào ta-một bộ phận quan trọng, không thể tách rời của dân tộc Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn bà con người Việt tại Bỉ tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau trong cuộc sống, chấp hành tốt luật pháp nước sở tại; phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò cầu nối hữu nghị thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Bỉ trên các lĩnh vực; duy trì, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và luôn hướng về cội nguồn quê hương đất nước, góp phần cùng cả nước thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
** Trong khuôn khổ chuyến thăm Vương quốc Bỉ và Liên minh châu Âu (EU) chiều cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm với Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker, hội kiến Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk, Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP) Martin Schulz và Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị với Việt Nam tại Nghị viện châu Âu Jan Zahradil.
Trong cuộc hội đàm, hội kiến, hai bên đã tiến hành đánh giá sự phát triển quan hệ Việt Nam - EU trong thời gian qua, trao đổi các biện pháp tăng cường hợp tác giữa hai bên trên các lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế, khoa học công nghệ, năng lượng, biến đổi khí hậu... Bên cạnh các vấn đề song phương, các nhà lãnh đạo cũng trao đổi về một số vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm và hợp tác giữa hai bên trong các khuôn khổ đa phương. Hai bên bày tỏ vui mừng trước những phát triển tích cực của quan hệ Việt Nam với Liên minh châu Âu, đặc biệt là quan hệ kinh tế - thương mại và hợp tác phát triển.
Một trong những dấu ấn đặc biệt của chuyến thăm EU lần này của Thủ tướng là Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã ký Tuyên bố chính thức kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), mở ra kỷ nguyên mới trong hợp tác giữa hai bên. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc tăng cường quan hệ giữa Việt Nam - EU và là một dấu ấn đặc biệt kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và EU.
EVFTA là một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới có tiêu chuẩn cao, hứa hẹn sẽ mở rộng thị trường cho trao đổi thương mại, đặc biệt là các sản phẩm, dịch vụ hai bên có thế mạnh bổ sung cho nhau; tạo ra môi trường bình đẳng, thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp. Đồng thời, cùng với các hiệp định thương mại tự do (FTA) khác mà Việt Nam đã ký kết trước đó, EVFTA sẽ mở ra không gian thương mại rộng lớn giữa Việt Nam với 55 đối tác, trong đó có tất cả các nước G7 và 15 nước G20. Việt Nam sẵn sàng đóng vai trò cầu nối để các doanh nghiệp EU thâm nhập sâu vào thị trường ASEAN và châu Á - Thái Bình Dương rộng lớn và nhiều tiềm năng. Với mức độ cam kết đã đạt được, EVFTA bảo đảm cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và EU, trong đó lưu ý đến chênh lệch về trình độ phát triển. Các nội dung chính của Hiệp định bao gồm: Thương mại hàng hóa, Quy tắc xuất xứ, Hải quan và thuận lợi hóa thương mại, Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), Thương mại dịch vụ (lời văn về quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), Đầu tư, Phòng vệ thương mại, Cạnh tranh, Doanh nghiệp nhà nước, Mua sắm của Chính phủ, Sở hữu trí tuệ (gồm cả chỉ dẫn địa lý), Phát triển bền vững, Hợp tác và xây dựng năng lực, Pháp lý - thể chế. Hiệp định cũng bao gồm cách tiếp cận mới, tiến bộ hơn về bảo hộ đầu tư và giải quyết tranh chấp đầu tư. Hiệp định EVFTA được khởi động và kết thúc trong bối cảnh quan hệ song phương Việt Nam - EU ngày càng phát triển tốt đẹp, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế - thương mại.
Bên cạnh việc ký kết Tuyên bố chính thức kết thúc đàm phán EVFTA, Thủ tướng cũng đề nghị hai bên cần tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn, các cơ chế tham vấn; hoàn tất phê chuẩn Hiệp định khung đối tác và hợp tác (PCA) vào đầu năm 2016. Đánh giá cao về hợp tác phát triển của EU dành cho Việt Nam trong thời gian qua và việc EU tăng viện trợ cho Việt Nam giai đoạn 2014-2020 lên 400 triệu ơ-rô, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị EC tiếp tục hỗ trợ Việt Nam tăng cường năng lực thể chế, quản trị công, y tế, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, môi trường, biến đổi khí hậu; duy trì hỗ trợ phát triển chính thức cho Việt Nam trên tất cả các kênh song phương, đa phương và các chương trình hợp tác khu vực. Theo đó, hai bên khẳng định sẽ phối hợp thúc đẩy ký Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi luật, quản trị rừng, thương mại gỗ và sản phẩm gỗ (FLEGT - VPA) và Hiệp định tài chính dự án “Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam (EU JULE).
** Về sự hợp tác giữa Việt Nam và EU tại các tổ chức, diễn đàn quốc tế như Liên hợp quốc, ASEM, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ghi nhận những kết quả tích cực, đề nghị Việt Nam và EU tiếp tục tăng cường phối hợp ủng hộ lẫn nhau trong các lĩnh vực cùng quan tâm. Chủ tịch EC Jean Claude Juncker nhất trí hai bên tiếp tục duy trì trao đổi đoàn thường xuyên, nhất là các đoàn cấp cao, tăng cường quan hệ hai bên trong các lĩnh vực hợp tác ưu tiên; đề nghị Việt Nam, với vai trò tích cực trong ASEAN, ủng hộ EU tăng cường quan hệ EU - ASEAN.
Nhân dịp chuyến thăm, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch EC Jean Claude Juncker, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk đã ra Tuyên bố báo chí chung về quan hệ Việt Nam - EU. Đây là lần đầu tiên Chủ tịch Hội đồng châu Âu và Chủ tịch Ủy ban châu Âu cùng ra tuyên bố chung với Lãnh đạo Việt Nam. Trong Tuyên bố báo chí chung, lãnh đạo hai bên bày tỏ hài lòng trước sự phát triển ấn tượng của quan hệ song phương, đặc biệt là việc kết thúc toàn bộ đàm phán EVFTA; nhất trí tiếp tục thúc đẩy để EU hoàn tất phê chuẩn PCA, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên như y tế, giáo dục - đào tạo, cơ sở hạ tầng năng lượng, môi trường, tăng trưởng xanh...
Lãnh đạo hai bên cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc duy trì an ninh hàng hải, tự do hàng không trên Biển Đông, ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, tự kiềm chế, không làm gì gây phức tạp và căng thẳng thêm tình hình; đẩy mạnh việc thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin, giảm căng thẳng, ngăn ngừa xung đột, đặc biệt các bên cùng cam kết không theo đuổi, không có hành động quân sự hóa ở Biển Đông; thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm thông qua Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)./.
Quảng Ninh đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất trong phong trào thi đua cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới  (07/12/2015)
Khai mạc trọng thể Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX  (07/12/2015)
Đưa công tác thi đua gắn với công việc hằng ngày*  (07/12/2015)
Đổi mới và tiếp tục giải quyết những vấn đề đặt ra, không ngừng hoàn thiện phương thức lãnh đạo trong điều kiện Đảng cầm quyền hiện nay  (07/12/2015)
Đổi mới và tiếp tục giải quyết những vấn đề đặt ra, không ngừng hoàn thiện phương thức lãnh đạo trong điều kiện Đảng cầm quyền hiện nay  (07/12/2015)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 30-11 đến ngày 06-12-2015  (07/12/2015)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay