Tổng giám đốc UNESCO mong Việt Nam hỗ trợ hợp tác với ASEAN
Theo đặc phái viên TTXVN, nhân chuyến tham dự Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 21), chiều 01-12 (giờ Việt Nam), tại thủ đô Paris, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới thăm trụ sở Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) và tiếp bà Irina Bokova, Tổng giám đốc UNESCO.
Bà Irina Bokova, Tổng Giám đốc UNESCO bày tỏ hân hạnh đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới thăm, coi đây là một biểu hiện của quan hệ gắn bó giữa UNESCO và Việt Nam trong nhiều năm qua.
Tổng giám đốc UNESCO đánh giá cao sự quan tâm của Chính phủ Việt Nam đối với việc phát triển hợp tác giữa Việt Nam và UNESCO trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của tổ chức.
Bà nhấn mạnh Việt Nam có vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng cường hiểu biết, hợp tác giữa các nước thành viên của UNESCO, đã có những đóng góp hiệu quả vào việc bảo tồn, phát huy, phát triển các giá trị văn hóa của nhân loại cũng như thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs), đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục và phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên môi trường cũng như trong ứng phó với biến đổi khí hậu.
Bà Irina Bokova cũng đánh giá cao Việt Nam là một trong 10 nước thực hiện thí điểm hiệu quả mô hình "một Liên hợp quốc" và ủng hộ việc Việt Nam đưa cán bộ vào làm việc tại UNESCO.
Bà Irina Bokova khẳng định văn phòng của UNESCO tại Việt Nam là một trong những văn phòng hoạt động năng động, mong muốn Việt Nam hỗ trợ UNESCO tăng cường hợp tác với ASEAN.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui mừng đến thăm UNESCO, một trong những tổ chức chuyên môn lớn của Liên hợp quốc với 195 nước thành viên, có nhiều đóng góp cho việc duy trì hòa bình trên thế giới thông qua hợp tác và đối thoại giữa các quốc gia.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh kể từ khi trở thành thành viên của UNESCO năm 1976 đến nay, Việt Nam luôn chủ trương xây dựng mối quan hệ hợp tác tin cậy với UNESCO và các quốc gia thành viên. UNESCO đã trở thành một tổ chức gần gũi với nhân dân Việt Nam và có nhiều đóng góp thiết thực tới từng gia đình, địa phương và cộng đồng dân cư ở Việt Nam; nhiều tri thức, kinh nghiệm của UNESCO là nguồn tham khảo quý cho việc xây dựng chính sách, hoàn thiện hệ thống pháp luật ở Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảm ơn sự tin tưởng của các nước thành viên UNESCO lần thứ tư đã lựa chọn Việt Nam vào Hội đồng chấp hành, nêu rõ Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực cùng các thành viên khác tham gia một các chủ động trong các quyết sách của UNESCO, thể hiện vai trò thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, triển khai chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ và hội nhập toàn diện.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ mong muốn UNESCO tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đào tạo nhân lực trong lĩnh vực văn hóa, ủng hộ các hồ sơ đề cử di sản thế giới của Việt Nam./.
Phó Chủ tịch Quốc hội gặp các chiến sỹ cách mạng bị địch bắt, tù đày  (01/12/2015)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Lào tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam  (01/12/2015)
Điện mừng nhân ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Cuba  (01/12/2015)
Chủ tịch Quốc hội dự Kỳ họp thứ 14 Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội  (01/12/2015)
Thành phố Hồ Chí Minh long trọng kỷ niệm 40 năm Quốc khánh Lào  (01/12/2015)
Hội thảo về tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc  (01/12/2015)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm