Bảo đảm quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của công dân
Chính phủ khẳng định việc sửa đổi Luật Báo chí hiện hành là để triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 và để các quy định của pháp luật về báo chí hiện hành phù hợp với các yêu cầu mới do Hiến pháp năm 2013 đặt ra. Đó là các vấn đề đảm bảo thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân; quyền tiếp cận thông tin của báo chí; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc cung cấp thông tin cho báo chí; các hành vi, nội dung bị cấm thông tin trên báo chí để bảo đảm “tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng; sức khỏe hoặc đạo đức xã hội."
Hiến pháp 2013 quy định nguyên tắc "các quyền con người, quyền công dân... được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật" và khẳng định những quyền này "chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” (Điều 14).
Theo các quy định của pháp luật quốc tế, quyền tự do báo chí (thực chất là quyền tự do ngôn luận của người dân qua báo chí) là một quyền có giới hạn, và các hạn chế quyền này cần phải được quy định cụ thể ở luật trong trường hợp cần thiết theo quy định của Điều 14 Hiến pháp 2013. Vì vậy, Luật Báo chí (sửa đổi) cần xây dựng quy định về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân trên cơ sở triển khai thi hành Điều 14, Điều 25 Hiến pháp năm 2013.
Qua 16 năm thi hành, Luật Báo chí và các văn bản hướng dẫn thi hành luật đã tạo hành lang pháp lý để hoạt động báo chí và các hoạt động liên quan đến báo chí phát triển vượt bậc, quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của nhân dân được bảo đảm và phát huy trong khuôn khổ Hiến pháp 1992 và luật định; báo chí Việt Nam phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, loại hình và chất lượng thông tin, qua đó phục vụ có hiệu quả sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động báo chí thời gian qua bộc lộ những vấn đề đáng lo ngại như cơ quan báo chí không thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích; thông tin sai sự thật có chiều hướng ngày càng tăng; xu hướng “thương mại hóa” chậm được khắc phục; thông tin vi phạm thuần phong mỹ tục vẫn diễn ra. Nhiều thông tin trên báo chí thiếu chọn lọc, nặng về phản ánh mặt trái, tiêu cực của xã hội; nhiều nội dung tin, bài giật gân, câu khách; tính trung thực của báo chí bị giảm sút.
Quy định về quyền và nghĩa vụ của nhà báo, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan báo chí, các hành vi bị cấm, cung cấp thông tin cho báo chí, vai trò quản lý nhà nước, vai trò của cơ quan chủ quản báo chí... chưa điều chỉnh kịp thời những nảy sinh trong thực tiễn hoạt động báo chí, chưa phát huy được hiệu lực và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về báo chí giai đoạn hiện nay; quy định về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí nhưng cơ chế đảm bảo quyền này chưa cụ thể.
Thực tiễn hoạt động báo chí, nhiều vấn đề đã vượt ra ngoài các quy định của pháp luật như cơ quan báo chí thực hiện nhiều loại hình, vấn đề liên kết trong hoạt động báo chí, vấn đề kinh tế báo chí, tên gọi và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan báo chí... Hơn nữa, các quy định về báo chí trong nhiều văn bản phân tán, chồng chéo, cần được pháp điển hóa đưa vào luật để nâng cao tính pháp lý và thuận lợi cho việc triển khai thực hiện.
Để khắc phục những hạn chế, thiếu sót của báo chí và nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về báo chí, Bộ Chính trị đã có các Thông báo số 162-TB/TW, số 41-TB/TW và Thông báo số 68-TB/TW về một số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí; Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 37/2006/CT-TTg ngày 29-11-2006 về việc thực hiện kết luận của Bộ Chính trị về một số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí, trong đó giao cho Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) “tiến hành tổng kết việc thi hành Luật Báo chí hiện hành để có kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung phù hợp."
Đặc biệt, một trong các nhiệm vụ được nêu trong phần công tác đối với báo chí của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5, khóa X về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới có nêu rõ: “Nghiên cứu bổ sung, sửa đổi Luật Báo chí và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.” Đây là những lý do Luật Báo chí cần phải được sửa đổi, bổ sung toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển và quản lý hoạt động báo chí trong tình hình mới.
Dự án Luật Báo chí (sửa đổi) được xây dựng nhằm đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với báo chí; phát huy tối đa những mặt tích cực, khắc phục tối đa những thiếu sót, khuyết điểm trong hoạt động báo chí; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật về báo chí, trên cơ sở pháp điển hóa những quy định pháp luật về báo chí hiện hành; tính khả thi của các quy định pháp luật về báo chí trong điều kiện chính trị, kinh tế-xã hội và hoạt động báo chí ở Việt Nam.
Luật Báo chí năm 1989 gồm 7 chương, 31 điều; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí năm 1999 có 36 điều. Dự thảo Luật Báo chí lần này gồm 6 chương với 60 điều, trong đó có 31 điều xây dựng mới, 29 điều sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Báo chí hiện hành.
Theo chương trình, chiều 14-11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ, ngày 26-11, thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi)./.
Lào đánh giá cao kết quả hợp tác với Việt Nam tại khu vực biên giới  (03/11/2015)
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ về dự án 8B Lê Trực  (03/11/2015)
Tăng cường quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Italy  (03/11/2015)
Trao giải cuộc vận động sáng tác ca khúc về Quốc hội Việt Nam  (03/11/2015)
ASEAN quan ngại tranh chấp Biển Đông vượt tầm kiểm soát  (03/11/2015)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên