Tăng cường quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Italy
Nằm ở phía Nam châu Âu, Italy là một quốc gia có lịch sử lâu đời, gắn liền với lịch sử La Mã cổ đại. Hiện nay, với nền kinh tế đa dạng với nhiều ngành công nghiệp tiên tiến, Italy đang đứng hàng thứ 9 trên thế giới, sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Đức, Pháp, Anh, Brazil và Nga.
Chính sách thương mại của Italy gắn liền với các chính sách kinh tế và thương mại của Liên minh châu Âu (EU). Ngoài các đối tác truyền thống như các thành viên EU, Mỹ và các quốc gia thuộc khu vực Địa Trung Hải, Italy đang tập trung đẩy mạnh hợp tác, trao đổi thương mại với các nền kinh tế mới nổi của châu Á gồm Trung Quốc, Ấn Độ và các nước ASEAN.
Đầu tư ra nước ngoài của Italy mặc dù còn khiêm tốn so với các quốc gia châu Âu khác, nhưng kể từ năm 2000 trở lại đây đã bắt đầu tăng mạnh. Tính đến hết năm 2013, tổng giá trị đầu tư của Italy ra nước ngoài đạt khoảng 630 tỷ USD, tăng 3,5 lần so với năm 2000.
Sự phát triển mạnh mẽ của các nước thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương thời gian gần đây đang thúc đẩy mạnh mẽ các nhà đầu tư Italy quan tâm hơn đối với khu vực này, trong đó có Việt Nam.
Việt Nam và Italy chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1973. Quan hệ chính trị hai nước từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước được củng cố và có những bước tiến triển rõ nét. Italy là quốc gia Tây Âu đầu tiên tích cực ủng hộ tăng cường quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và EU.
Đầu năm 2013, hai nước thiết lập quan hệ đối tác chiến lược nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Italy. Tháng 9-2013, hai nước tiếp tục phê duyệt Kế hoạch hành động triển khai đối tác chiến lược giai đoạn 2013-2014 nhân chuyến thăm Italy của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải.
Hiện nay, lãnh đạo hai nước đang tiếp tục thảo luận để thống nhất về Kế hoạch hành động triển khai đối tác chiến lược giai đoạn 205-2016.
Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Italy những năm qua tiếp tục được củng cố và tăng cường trên các phương diện, trong đó có việc duy trì thường xuyên các chuyến thăm và trao đổi đoàn cấp cao.
Ngoài chuyến thăm tới Italy của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào tháng 01-2013 và Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tháng 9-2013, còn có chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng vào tháng 3-2014, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang vào tháng 7-2014, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Nguyễn Thiện Nhân tháng 7-2015.
Về phía Italy, các đoàn đại biểu sang thăm Việt Nam lần lượt có Bộ trưởng Quốc phòng Giampaolo di Paola tháng 01-2013, Phó Chủ tịch Hạ viện Marina Sereni tháng 01-2014, Thủ tướng Matteo Renzi tháng 6-2014 và cựu Thủ tướng Enrico Letta tháng 01-2015.
Trên lĩnh vực hợp tác kinh tế, trao đổi thương mại hai nước tăng nhanh, năm 2014 đạt 4,08 tỷ USD, trong khi năm 2013 đạt 3,5 tỷ USD; tám tháng năm 2015 đạt 2,89 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
Tính đến tháng 8-2015, Italy có 66 dự án đầu tư tại Việt Nam, tuy đạt gần 392 triệu USD nhưng đã có một số tập đoàn lớn, hoạt động hiệu quả tại Việt Nam như Tập đoàn dầu khí quốc gia ENI, Piaggo, Bonfiglioli, Ariston…Việt Nam cũng nằm trong danh sách 10 thị trường mới nổi ưu tiên phát triển thương mại và đầu tư của Italy.
Hợp tác văn hóa và giáo dục giữa Việt Nam-Italy có những bước phát triển ổn định và vững chắc. Hàng năm, Bộ Ngoại giao Italy đều dành cho Việt Nam một số học bổng đào tạo cử nhân và cao học tiếng Italy.
Chính phủ Italy đã phối hợp với UNESCO giúp đỡ Việt Nam trùng tu Khu di tích Mỹ Sơn với tổng kinh phí trên 435.000 USD. Ngoài ra, các bên cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động tuần lễ, tháng văn hóa để mở rộng giao lưu, tăng cường hiểu biết giữa nhân dân hai nước.
Nhân dịp 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973-2013), hai nước đã tổ chức thành công Năm Việt Nam tại Italy và Năm Italy tại Việt Nam, tạo dấu ấn và tiếng vang mạnh mẽ.
Hiện, có khoảng gần 4.000 người Việt Nam đang làm việc và cư trú ổn định tại Italy, trong đó phần lớn tập trung tại các tỉnh và thành phố phía Bắc Italy, nơi có các ngành công nghiệp phát triển.
Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống nước Cộng hòa Italy Sergio Mattarella nhằm tăng cường quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Italy trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế, quốc phòng-an ninh, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và du lịch; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Italy đầu tư vào Việt Nam; tăng cường hợp tác tại các diễn đàn đa phương, tổ chức quốc tế mà hai nước là thành viên; đồng thời trao đổi các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm./.
Trao giải cuộc vận động sáng tác ca khúc về Quốc hội Việt Nam  (03/11/2015)
ASEAN quan ngại tranh chấp Biển Đông vượt tầm kiểm soát  (03/11/2015)
Việt Nam tham dự Hội nghị chống tham nhũng của Liên hợp quốc  (03/11/2015)
Quốc hội thảo luận tình hình kinh tế-xã hội năm 2015 và các giải pháp phát triển năm 2016  (03/11/2015)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên