Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn kỷ niệm 70 năm truyền thống và 20 năm thành lập
Tới dự có các đồng chí: Vũ Đức Đam, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng chính phủ; Vũ Xuân Nhạ, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học quốc gia Hà Nội. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị trung ương, Hà Nội và Đại học quốc gia Hà Nội.
Theo diễn văn khai mạc của Hiệu trưởng GS, TS, NGND. Nguyễn Văn Khánh, cách đây 70 năm, ngày 10-10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh thành lập Đại học Văn khoa, tiền thân của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn hiện nay. Đây là quyết định mang tầm vóc chiến lược, có ý nghĩa lịch sử, khai sinh ra nền đại học của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ.
Sau 70 năm xây dựng và trưởng thành, Trường đã đào tạo được hàng vạn cử nhân, hàng ngàn thạc sĩ và tiến sĩ. Trường đã đào tạo tiếng Việt và chuyên môn cho trên 5.000 lưu học sinh, trong đó có 7 người đã trở thành Đại sứ các nước tại Hà Nội. Hiện nay, trường có 24 ngành đào tạo đại học, đào tạo sau đại học có bước phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và chất lượng. Mỗi năm, trường đào tạo hơn 150 nghiên cứu sinh, trong đó có 20% học viên người nước ngoài. Công tác nghiên cứu khoa học được được đẩy mạnh và Trường đã trở thành một trung tâm nghiên cứu khoa học có uy tín quốc gia và quốc tế.
Xác định nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao là yếu tố then chốt, chiến lược quyết định sự phát triển của một trường đại học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hướng tới đạt chuẩn quốc tế. Hiện nay, Trường có 351/370 giảng viên có trình độ trên đại học (chiếm 94,9%), trong đó có 6 Giáo sư và 91 Phó Giáo sư (chiếm 26,2%), 199 Tiến sĩ (chiếm 53,8%), có 100 giảng viên đang làm nghiên cứu sinh. Bên cạnh số cán bộ cơ hữu, Nhà trường đã thu hút được một đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm gồm 131 người, trong đó có 11 Giáo sư, 54 Phó Giáo sư, 46 Tiến sĩ và một số giảng viên người nước ngoài.
Hiệu trưởng, GS, TS, NGND. Nguyễn Văn Khánh khẳng định, Trường có sứ mệnh là “đi đầu trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, nghiên cứu sáng tạo và truyền bá tri thức về khoa học xã hội và nhân văn, phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước”. Để thực hiện sứ mệnh này, Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường luôn coi trọng công tác xây dựng nguồn nhân lực và đổi mới chương trình đào tạo, coi đó là điều kiện tiên quyết để xây dựng và phát triển. Bên cạnh đó, Trường coi trọng việc hoàn thiện, nâng cao năng lực công tác quản lý, thông qua thực hiện đề án cải cách hành chính theo chuẩn ISO.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, trong phát biểu của mình tại Lễ kỷ niệm, đã biểu dương và chúc mừng những thành tích nổi bật mà các thế hệ nhà giáo, nhà khoa học, cán bộ, viên chức, nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trong suốt chặng đường phát triển nhiều khó khăn, thách thức, nhưng cũng rất đỗi vinh quang và đáng tự hào. Theo Phó Thủ tướng: Trong 70 năm qua, Trường Đại học Văn khoa, sau này là Đại học Tổng hợp, rồi Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đã không ngừng phấn đấu vươn lên, trở thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu hàng đầu của đất nước trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.
Tại Lễ kỷ niệm, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn cùng với các cơ sở nghiên cứu, đào tạo về khoa học xã hội và nhân văn trong cả nước phải là những điểm sáng xây dựng con người Việt Nam; trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh; trong quán triệt sâu sắc, vận dụng sáng tạo, thực hiện hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để xây dựng cho được môi trường làm việc thật sự văn hóa và nhân văn - ở đó mọi tài năng, mọi ý tưởng sáng tạo đều được nâng niu, trân trọng và tạo điều kiện tốt nhất để bừng nở.
Thay mặt Đảng và Nhà nước, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ hai cho Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Cũng nhân dịp này, Nhà trường đã trao tặng bằng khen cho 10 nhà giáo được Giải thưởng Hồ Chí Minh và 14 nhà giáo được giải thưởng Nhà nước về Khoa học Công nghệ./.
Việt Nam tham dự khóa họp lần thứ 55 Đại Hội đồng WIPO  (06/10/2015)
15 đối tượng được miễn học phí  (06/10/2015)
Những phản ứng khác nhau xung quanh việc hoàn tất đàm phán TPP  (06/10/2015)
Hội thảo khoa học "Việt Nam 70 năm độc lập" tại Liên bang Nga  (06/10/2015)
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry kêu gọi dỡ bỏ cấm vận đối với Cuba  (06/10/2015)
Chính phủ Thái Lan kêu gọi nông dân trên cả nước dừng trồng lúa  (06/10/2015)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên