Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm xóa nghèo bền vững tại Liên hợp quốc
Sự kiện này thu hút sự tham gia của lãnh đạo cấp cao nhiều nước vì là chủ đề ưu tiên cao nhất và cũng là mục tiêu được quan tâm nhiều nhất trong 17 Mục tiêu phát triển bền vững trong Chương trình nghị sự 2030.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh chia sẻ thành tựu ấn tượng của Việt Nam trong xóa đói, giảm nghèo và nhấn mạnh tỷ lệ nghèo ở Việt Nam đã giảm mạnh từ trên 58% năm 1993 xuống còn hơn 8% năm 2014.
Từ kinh nghiệm của Việt Nam trong thực hiện thành công trước thời hạn nhiều Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, Phó Thủ tướng cho rằng để xóa nghèo bền vững cần có cách tiếp cận đa chiều như Việt Nam đã áp dụng trong xây dựng Đề án mới về giảm nghèo.
Bên cạnh việc lồng ghép giảm nghèo trong các chiến lược, chương trình phát triển quốc gia, Phó Thủ tướng nhấn mạnh cần nâng cao nhận thức của xã hội và tăng cường năng lực vượt khó, tự vươn lên của người nghèo, hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương, các vùng, địa phương nghèo và thiệt thòi nhất.
Để hỗ trợ tích cực nỗ lực của các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển, Phó Thủ tướng cho rằng cần tiếp tục thúc đẩy các quan hệ hợp tác, đối tác toàn cầu vì phát triển, trong đó Liên hợp quốc sẽ đóng vai trò tư vấn, thúc đẩy và điều phối quan trọng.
Chiều cùng ngày, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã cùng với các Thủ tướng Đức, Na Uy, Kenya và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon tham gia phát biểu chính tại cuộc thảo luận chuyên đề “Từ đối thoại toàn cầu đến hành động toàn cầu - Thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững”.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh chia sẻ kinh nghiệm thực hiện thành công trước thời hạn các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Việt Nam, trong đó có sự cam kết chính trị từ cấp cao nhất với sự tham gia, phối hợp chặt chẽ của tất cả các bộ, ngành liên quan để tạo sức mạnh tổng hợp.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công sự nghiệp phát triển là phải có môi trường hòa bình, ổn định. Quá trình thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ ở Việt Nam thực sự là của dân, do dân và vì dân.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đánh giá cao sự hỗ trợ tích cực của Liên hợp quốc và các nhà tài trợ dành cho Việt Nam thời gian qua và đề nghị Liên hợp quốc tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thời gian tới thông qua việc tư vấn chính sách, hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực./.
Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh phát triển bền vững của Liên hợp quốc  (26/09/2015)
Chủ tịch nước phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc  (26/09/2015)
Toàn văn phát biểu của Chủ tịch nước về tác động của TPP  (26/09/2015)
Toàn văn phát biểu của Chủ tịch nước về tác động của TPP  (26/09/2015)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên