Hội thảo khoa học "Thủ đô Hà Nội: Truyền thống, nguồn lực và định hướng phát triển"
Nhân kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 02-9, sáng 17-8, tại Bảo tàng Hà Nội, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội phối hợp với Đại học quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học “Thủ đô Hà Nội: Truyền thống, nguồn lực và định hướng phát triển”.
Hội thảo là diễn đàn để các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý bằng các nghiên cứu, kiến giải khoa học làm rõ các giá trị cốt lõi của lịch sử Thăng Long - Hà Nội, quá trình 70 năm xây dựng và phát triển Thủ đô; xác định rõ các nguồn lực phát triển Thủ đô, các kinh nghiệm, giải pháp khai thác và phát huy nguồn lực tổng hợp để phát triển Thủ đô nhanh và bền vững, đáp ứng yêu cầu “tăng tốc” để Hà Nội về đích sớm trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Đặc biệt, đây là dịp các đại biểu tham dự Hội thảo cùng nhau phân tích, đánh giá một cách khách quan, khoa học và làm sâu sắc thêm những bài học kinh nghiệm về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ thành phố trong 70 năm (1945 - 2015) trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là vấn đề phát triển đô thị Hà Nội, làm căn cứ cho những đổi mới mạnh mẽ hơn trong nhiệm kỳ mới.
Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được tham luận của các nhà khoa học, nhà quản lý, các cơ quan nghiên cứu hàng đầu của nước ta như: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Hội Sử học Việt Nam… Đây là các công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc, có chất lượng tốt, có chiều sâu, với những cách tiếp cận mới, không chỉ thể hiện trí tuệ, tâm huyết, tình cảm sâu sắc của người viết với quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô, mà còn nêu được những thành tựu nổi bật, những khó khăn, thách thức, cả những sai lầm, vấp váp mà Hà Nội đã vượt qua, rút ra những bài học cho hiện tại và sự phát triển tương lai của thành phố.
Tại Hội thảo, các đại biểu tập trung bàn thảo vào 3 nhóm chủ đề chính: Lịch sử - văn hóa hình thành và phát triển của Thăng Long - Hà Nội, gồm các nội dung: Thăng Long - Hà Nội đô thị Việt Nam cổ truyền; Thủ đô Hà Nội thời cận đại, Cách mạng Tháng Tám năm 1945, những bài học kinh nghiệm cho hiện tại; Thủ đô Hà Nội từ năm 1946 đến nay; vị thế của Thủ đô đối với cả nước; đặc trưng và bài học phát triển của đô thị Thăng Long - Hà Nội.
Nhóm chủ đề nguồn lực phát triển Thủ đô Hà Nội tập trung vào nguồn lực đất đai, tự nhiên, tài nguyên môi trường; nguồn lực con người, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, khai thác nguồn tài nguyên nhân văn; nguồn lực kinh tế - xã hội; mối quan hệ giữa tăng tốc và phát triển, về đích sớm với sự phát triển bền vững. Qua đó, góp phần làm rõ hơn những thế mạnh, tiềm năng để phát triển và đề xuất các giải pháp nhằm phát huy những giá trị của Thăng Long - Hà Nội, hướng tới xây dựng chiến lược phát triển bền vững Thủ đô trong bối cảnh một thế giới đang đổi thay nhanh chóng và trong yêu cầu phải tăng tốc và về đích sớm của Hà Nội những năm cuối thập niên thứ 2 của thế kỷ này.
Chủ đề định hướng phát triển Thủ đô Hà Nội tập trung vào quy hoạch, xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn 2030; xây dựng nông thôn mới gắn với tăng tốc đô thị hóa ở nông thôn ngoại thành Hà Nội; tổ chức, quản lý các đô thị Việt Nam với Thủ đô Hà Nội; tổ chức, quản lý Thủ đô một số nước và kinh nghiệm cho Thủ đô Hà Nội; Thủ đô Hà Nội - mối quan hệ với các vùng Thủ đô.
Với phương thức trao đổi thẳng thắn, khách quan và cầu thị, Hội thảo đã góp phần cung cấp những kiến giải mang tính khách quan, khoa học, giúp thành phố có thêm những thông tin quan trọng để bổ sung vào báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ 16, nhằm hoạch định chính sách, chỉ đạo, điều hành thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội trên địa bàn Hà Nội đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới. Đồng thời, góp phần giáo dục cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ về truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước, từ đó có hành động thiết thực, góp phần xây dựng Thủ đô, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh./.
Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện để người dân hoạt động tôn giáo  (17/08/2015)
Tuyên truyền chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước  (17/08/2015)
Việt Nam khuyến khích các tôn giáo tham gia hoạt động xã hội  (17/08/2015)
Thủ tướng Ấn Độ thảo luận tăng cường hợp tác với UAE  (17/08/2015)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên