Sơ kết thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” 6 tháng đầu năm 2015
23:03, ngày 24-07-2015
TCCSĐT - Ngày 24-7-2015, tại Hà Nội, Bộ Công thương tổ chức sơ kết tình hình thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” 6 tháng đầu năm và phương hướng thực hiện 6 tháng cuối năm.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động, Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình hành động của Bộ Công Thương hưởng ứng cuộc vận động, Hồ Thị Kim Thoa khẳng định: Kết quả đạt được của cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong 6 tháng đầu năm đã có sự thay đổi, tăng trưởng luân chuyển hàng hóa tăng, sản xuất trong nước ngày càng đạt tiêu chuẩn chất lượng. Qua đó, Thứ trưởng cũng thể hiện niềm tự hào đối với hàng Việt Nam, hàng hóa ngày càng đa dạng chất lượng tốt đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi của người tiêu dùng Việt Nam. Người dân đã tin tưởng sử dụng hàng Việt Nam, số lượng người Việt Nam dùng hàng Việt Nam ngày càng tăng cao.
Theo báo cáo tình hình thực hiện chương trình hành động của Bộ Công Thương hưởng ứng cuộc vận động năm 2015, trong 6 tháng đầu năm, các hoạt động triển khai hưởng ứng cuộc vận động tiếp tục được tổ chức rộng khắp trên các lĩnh vực: đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về cuộc vận động; rà soát, bổ sung, ban hành luật pháp, cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất, tiêu dùng trong nước, bảo vệ người tiêu dùng, không trái với quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO); hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường trong nước; đổi mới công tác quản lý, chấn chỉnh công tác quản lý thị trường.
Triển khai Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Bộ Công Thương thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành thực hiện Đề án và Tổ chuyên gia giúp việc; quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo liên ngành và Tổ chuyên gia giúp việc. Trong những tháng đầu năm 2015, trên cơ sở phân bổ kinh phí năm 2015 từ Bộ Tài chính là 9 tỷ đồng, Bộ Công thương đã thành lập 3 hội đồng thẩm định để thẩm định, xét duyệt các dự án và nhiệm vụ thực hiện Đề án.
Đến thời điểm hiện tại, cuộc vận động triển khai được 6 năm (2009 - 2015) đã mang lại những kết quả tích cực khi tâm lý tin dùng hàng Việt Nam có những bước tiến bộ đáng kể. Hàng Việt đã có chỗ đứng nhất định trong các cơ sở phân phối không chỉ của doanh nghiệp vốn trong nước mà của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Người tiêu dùng cũng có chuyển biến rõ rệt trong nhận thức về mục đích, ý nghĩa của Cuộc vận động và thay đổi hành vi tiêu dùng theo hướng mua sắm hàng sản xuất trong nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình vận động trong 6 tháng đầu năm vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn, như: các sản phẩm trong nước đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm ngoài nước; Khó khăn trong việc thực hiện Chỉ thị số 494/CT-TTg, ngày 20-4-2010, của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong công tác đấu thầu các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước; sự phối hợp của cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp vẫn chưa chặt chẽ; khó khăn của một số địa phương vùng sâu vùng xa, miền núi, hải đảo để xây dựng điểm bán hàng Việt, xây dựng hạ tầng thương mại; lực lượng quản lý thị trường gặp nhiều khó khăn do thủ đoạn vi phạm ngày càng đa dạng, chế tài xử lý vi phạm chưa đủ sức răn đe...
Về phương hướng triển khai cuộc vận động trong thời gian tới, trong các tháng cuối năm 2015, Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh triển khai các hoạt động bám sát Nghị quyết số 01/NQ-CP, ngày 03-01-2015, của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách trong năm 2015 phù hợp với phương hướng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện cuộc vận động đã được đề ra tại Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện cuộc vận động. Tiếp tục thực hiện Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động giai đoạn 2014 - 2020 và triển khai nhiệm vụ tại Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương cuộc vận động năm 2015. Dự kiến tổ chức hội thảo “Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa từ nơi sản xuất tới siêu thị, hưởng ứng cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” vào ngày 31-7-2015 với mục đích tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp FDI tham gia sâu rộng vào cuộc vận động. Bộ Công Thương cũng dự kiến tổ chức 2 hội nghị chắp cánh cung - cầu tại 2 khu vực Bắc, Nam.
Bộ Công Thương có đưa ra một số kiến nghị, đề xuất với Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động đó là: tiếp tục đầy mạnh triển khai các nhiệm vụ được giao trong Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động giai đoạn 2014 - 2020 theo hướng xã hội hóa nhằm thu hút thêm vốn đầu tư, đóng góp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; đề xuất với chính phủ tăng cường đầu tư, bố trí nguồn lực, kinh phí để triển khai các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam giai đoạn 2014 - 2020; Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ ban hành sửa đổi, bổ sung Chỉ thị số 494/CT-TTg về việc sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong công tác đấu thầu dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước...
Về tình hình thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của ngành công thương thành phố Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2015, Phó Giám đốc sở Công Thương Hà Nội, bà Trần Thị Phương Lan, đã đưa ra một số bài học kinh nghiệm từ những kết quả đạt được: công tác lãnh đạo, chỉ đạo phải được các cấp các ngành quan tâm chỉ đạo sát sao; công tác tuyên truyền phải đa dạng, nội dung phong phú, phù hợp với từng đối tượng; các cấp chính quyền cần song hành với doanh nghiệp; cần đẩy mạnh chương trình liên kết vùng giữa các địa phương; các doanh nghiệp cần phát huy vai trò trong việc đẩy mạnh phát triển ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh....
Giám đốc Siêu thị Tứ Sơn, ông Tạ Minh Sơn, đã đưa ra ý kiến mô hình siêu thị lưu động hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, qua đó, ông đưa ra kế hoạch năm 2015, Siêu thị Tứ Sơn dự kiến thực hiện 20 phiên chợ và 15 chuyến hàng, doanh thu ước tính đạt 26 tỷ đồng. Đến nay qua 6 tháng đầu năm đã thực hiện 9 phiên chợ và 4 chuyến hàng doanh thu đạt 12 tỷ đồng. Đặc biệt năm 2015 siêu thị Tứ Sơn hợp tác với doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, đưa hàng hóa vào siêu thị lưu động. Sáu tháng cuối năm, Siêu thị Tứ Sơn sẽ tiếp tục kết hợp Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh mở rộng hợp tác với doanh nghiệp bình ổn thị trường cùng tổ chức siêu thị lưu động tại An Giang và địa phương lân cận./.
Theo báo cáo tình hình thực hiện chương trình hành động của Bộ Công Thương hưởng ứng cuộc vận động năm 2015, trong 6 tháng đầu năm, các hoạt động triển khai hưởng ứng cuộc vận động tiếp tục được tổ chức rộng khắp trên các lĩnh vực: đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về cuộc vận động; rà soát, bổ sung, ban hành luật pháp, cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất, tiêu dùng trong nước, bảo vệ người tiêu dùng, không trái với quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO); hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường trong nước; đổi mới công tác quản lý, chấn chỉnh công tác quản lý thị trường.
Triển khai Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Bộ Công Thương thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành thực hiện Đề án và Tổ chuyên gia giúp việc; quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo liên ngành và Tổ chuyên gia giúp việc. Trong những tháng đầu năm 2015, trên cơ sở phân bổ kinh phí năm 2015 từ Bộ Tài chính là 9 tỷ đồng, Bộ Công thương đã thành lập 3 hội đồng thẩm định để thẩm định, xét duyệt các dự án và nhiệm vụ thực hiện Đề án.
Đến thời điểm hiện tại, cuộc vận động triển khai được 6 năm (2009 - 2015) đã mang lại những kết quả tích cực khi tâm lý tin dùng hàng Việt Nam có những bước tiến bộ đáng kể. Hàng Việt đã có chỗ đứng nhất định trong các cơ sở phân phối không chỉ của doanh nghiệp vốn trong nước mà của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Người tiêu dùng cũng có chuyển biến rõ rệt trong nhận thức về mục đích, ý nghĩa của Cuộc vận động và thay đổi hành vi tiêu dùng theo hướng mua sắm hàng sản xuất trong nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình vận động trong 6 tháng đầu năm vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn, như: các sản phẩm trong nước đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm ngoài nước; Khó khăn trong việc thực hiện Chỉ thị số 494/CT-TTg, ngày 20-4-2010, của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong công tác đấu thầu các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước; sự phối hợp của cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp vẫn chưa chặt chẽ; khó khăn của một số địa phương vùng sâu vùng xa, miền núi, hải đảo để xây dựng điểm bán hàng Việt, xây dựng hạ tầng thương mại; lực lượng quản lý thị trường gặp nhiều khó khăn do thủ đoạn vi phạm ngày càng đa dạng, chế tài xử lý vi phạm chưa đủ sức răn đe...
Về phương hướng triển khai cuộc vận động trong thời gian tới, trong các tháng cuối năm 2015, Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh triển khai các hoạt động bám sát Nghị quyết số 01/NQ-CP, ngày 03-01-2015, của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách trong năm 2015 phù hợp với phương hướng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện cuộc vận động đã được đề ra tại Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện cuộc vận động. Tiếp tục thực hiện Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động giai đoạn 2014 - 2020 và triển khai nhiệm vụ tại Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương cuộc vận động năm 2015. Dự kiến tổ chức hội thảo “Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa từ nơi sản xuất tới siêu thị, hưởng ứng cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” vào ngày 31-7-2015 với mục đích tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp FDI tham gia sâu rộng vào cuộc vận động. Bộ Công Thương cũng dự kiến tổ chức 2 hội nghị chắp cánh cung - cầu tại 2 khu vực Bắc, Nam.
Bộ Công Thương có đưa ra một số kiến nghị, đề xuất với Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động đó là: tiếp tục đầy mạnh triển khai các nhiệm vụ được giao trong Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động giai đoạn 2014 - 2020 theo hướng xã hội hóa nhằm thu hút thêm vốn đầu tư, đóng góp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; đề xuất với chính phủ tăng cường đầu tư, bố trí nguồn lực, kinh phí để triển khai các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam giai đoạn 2014 - 2020; Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ ban hành sửa đổi, bổ sung Chỉ thị số 494/CT-TTg về việc sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong công tác đấu thầu dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước...
Về tình hình thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của ngành công thương thành phố Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2015, Phó Giám đốc sở Công Thương Hà Nội, bà Trần Thị Phương Lan, đã đưa ra một số bài học kinh nghiệm từ những kết quả đạt được: công tác lãnh đạo, chỉ đạo phải được các cấp các ngành quan tâm chỉ đạo sát sao; công tác tuyên truyền phải đa dạng, nội dung phong phú, phù hợp với từng đối tượng; các cấp chính quyền cần song hành với doanh nghiệp; cần đẩy mạnh chương trình liên kết vùng giữa các địa phương; các doanh nghiệp cần phát huy vai trò trong việc đẩy mạnh phát triển ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh....
Giám đốc Siêu thị Tứ Sơn, ông Tạ Minh Sơn, đã đưa ra ý kiến mô hình siêu thị lưu động hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, qua đó, ông đưa ra kế hoạch năm 2015, Siêu thị Tứ Sơn dự kiến thực hiện 20 phiên chợ và 15 chuyến hàng, doanh thu ước tính đạt 26 tỷ đồng. Đến nay qua 6 tháng đầu năm đã thực hiện 9 phiên chợ và 4 chuyến hàng doanh thu đạt 12 tỷ đồng. Đặc biệt năm 2015 siêu thị Tứ Sơn hợp tác với doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, đưa hàng hóa vào siêu thị lưu động. Sáu tháng cuối năm, Siêu thị Tứ Sơn sẽ tiếp tục kết hợp Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh mở rộng hợp tác với doanh nghiệp bình ổn thị trường cùng tổ chức siêu thị lưu động tại An Giang và địa phương lân cận./.
Chủ tịch nước thăm và làm việc tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu  (24/07/2015)
Đoàn Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thăm Lào  (24/07/2015)
Giáo sư Lưu Lệ Hằng - Người con xa xứ luôn hướng về quê hương  (24/07/2015)
Việt Nam dứt khoát kiểm soát nợ công trong giới hạn cho phép  (24/07/2015)
Dấu mốc mới trong quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Thái Lan  (24/07/2015)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên