Việt Nam dứt khoát kiểm soát nợ công trong giới hạn cho phép
22:49, ngày 24-07-2015
Ngày 24-7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.
Tại buổi tiếp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới đối với Việt Nam trong suốt thời gian qua, cả trong tư vấn chính sách, hỗ trợ kỹ thuật và tài chính.
Thủ tướng cho biết, mặc dù đã đạt một số kết quả song Chính phủ vẫn chưa thể hài lòng, đồng thời nhận thức đầy đủ về những khó khăn, thách thức phải giải quyết.
Về vấn đề nợ công, Thủ tướng khẳng định Việt Nam dứt khoát kiểm soát nợ công trong giới hạn cho phép, dưới ngưỡng 65% theo quy định, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia và giảm dần tỷ lệ nợ công sau năm 2017.
Cùng với đó, Chính phủ sẽ tái cấu trúc lại nợ công, xem xét cơ cấu lại tài khóa, giảm bội chi ngân sách theo lộ trình, giảm chi thường xuyên, bảo đảm kế hoạch trả nợ; đồng thời sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay. Các khoản vay mới sẽ chỉ tập trung cho đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu; hạn chế thấp nhất lãng phí, thất thoát, tiêu cực, tham nhũng.
Về cải cách doanh nghiệp nhà nước, Thủ tướng cho biết, Chính phủ đang chỉ đạo quyết liệt để đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng cổ phần hóa, trong đó tập trung giảm phần vốn nhà nước trong doanh nghiệp, đổi mới quản trị doanh nghiệp và niêm yết các doanh nghiệp đã cổ phần hóa trên thị trường chứng khoán.
Đối với tái cơ cấu ngân hàng, Chính phủ đang chỉ đạo đẩy mạnh giai đoạn 2 tái cơ cấu các ngân hàng thương mại yếu kém đúng theo kế hoạch. Cùng với đó, Chính phủ cũng quyết tâm giảm nợ xấu; tính toán để tiếp tục tăng vốn cho Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC).
Thủ tướng khẳng định, mục tiêu giảm nợ xấu xuống 3% vào tháng 9-2015 là khả thi. Ngoài ra, Chính phủ cũng tập trung triển khai tái cơ cấu ngành nông nghiệp; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Đề nghị Ngân hàng Thế giới tiếp tục hợp tác và hỗ trợ Việt Nam Thủ tướng mong muốn Việt Nam được hưởng cơ chế chuyển đổi để tiếp tục tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi dành cho các nước nghèo và kém phát triển của WB (IDA) của kỳ IDA 18; đồng thời tiếp tục hỗ trợ Việt Nam xây dựng thành công Báo cáo Việt Nam 2035.
Tại buổi tiếp, bà Victoria Kwakwa cho rằng, 6 tháng đầu năm, Việt Nam tiếp tục đạt tiến bộ tốt về phát triển kinh tế. Kinh tế vĩ mô, tỷ giá hối đoái ổn định. Bà cũng đánh giá cao việc Chính phủ ban hành và triển khai Nghị quyết 19 về nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Bà Victoria Kwakwa đánh giá cao nỗ lực và chính sách của Chính phủ quản lý chi tiêu tài khóa, kiểm soát nợ công, cải cách doanh nghiệp Nhà nước, tái cơ cấu ngân hàng, xử lý nợ xấu và tái cơ cấu ngành nông nghiệp; đồng thời khuyến nghị Việt Nam cần quản lý chi tiêu tài khóa tốt hơn, đẩy mạnh hơn nữa các trọng tâm tái cơ cấu.
Bà Victoria Kwakwa cho biết, Ngân hàng Thế giới sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam từ nguồn ODA, kể cả nguồn vốn IDA để hỗ trợ ngân sách; hỗ trợ tăng vốn cho Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC), đồng thời hợp tác và hỗ trợ tái cấu trúc ngành nông nghiệp.
Bà Victoria Kwakwa cũng khẳng định ưu tiên của mình trong hợp tác với các bộ, ngành của Việt Nam nhằm chuẩn bị, ký kết và triển khai các Hiệp định tài trợ vốn của kỳ IDA 17 cho Việt Nam, trong đó đã ký khoảng 1,5 tỷ USD và chuẩn bị danh mục cho năm tài khóa 2016, 2017 để ký kết với tổng giá trị tài trợ khoảng 2 tỷ USD.
Về Báo cáo Việt Nam 2035, bà Victoria Kwakwa cho biết phía Ngân hàng Thế giới đang tập trung để hoàn thiện và công bố Báo cáo tại Việt Nam trong thời gian tới./.
Thủ tướng cho biết, mặc dù đã đạt một số kết quả song Chính phủ vẫn chưa thể hài lòng, đồng thời nhận thức đầy đủ về những khó khăn, thách thức phải giải quyết.
Về vấn đề nợ công, Thủ tướng khẳng định Việt Nam dứt khoát kiểm soát nợ công trong giới hạn cho phép, dưới ngưỡng 65% theo quy định, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia và giảm dần tỷ lệ nợ công sau năm 2017.
Cùng với đó, Chính phủ sẽ tái cấu trúc lại nợ công, xem xét cơ cấu lại tài khóa, giảm bội chi ngân sách theo lộ trình, giảm chi thường xuyên, bảo đảm kế hoạch trả nợ; đồng thời sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay. Các khoản vay mới sẽ chỉ tập trung cho đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu; hạn chế thấp nhất lãng phí, thất thoát, tiêu cực, tham nhũng.
Về cải cách doanh nghiệp nhà nước, Thủ tướng cho biết, Chính phủ đang chỉ đạo quyết liệt để đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng cổ phần hóa, trong đó tập trung giảm phần vốn nhà nước trong doanh nghiệp, đổi mới quản trị doanh nghiệp và niêm yết các doanh nghiệp đã cổ phần hóa trên thị trường chứng khoán.
Đối với tái cơ cấu ngân hàng, Chính phủ đang chỉ đạo đẩy mạnh giai đoạn 2 tái cơ cấu các ngân hàng thương mại yếu kém đúng theo kế hoạch. Cùng với đó, Chính phủ cũng quyết tâm giảm nợ xấu; tính toán để tiếp tục tăng vốn cho Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC).
Thủ tướng khẳng định, mục tiêu giảm nợ xấu xuống 3% vào tháng 9-2015 là khả thi. Ngoài ra, Chính phủ cũng tập trung triển khai tái cơ cấu ngành nông nghiệp; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Đề nghị Ngân hàng Thế giới tiếp tục hợp tác và hỗ trợ Việt Nam Thủ tướng mong muốn Việt Nam được hưởng cơ chế chuyển đổi để tiếp tục tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi dành cho các nước nghèo và kém phát triển của WB (IDA) của kỳ IDA 18; đồng thời tiếp tục hỗ trợ Việt Nam xây dựng thành công Báo cáo Việt Nam 2035.
Tại buổi tiếp, bà Victoria Kwakwa cho rằng, 6 tháng đầu năm, Việt Nam tiếp tục đạt tiến bộ tốt về phát triển kinh tế. Kinh tế vĩ mô, tỷ giá hối đoái ổn định. Bà cũng đánh giá cao việc Chính phủ ban hành và triển khai Nghị quyết 19 về nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Bà Victoria Kwakwa đánh giá cao nỗ lực và chính sách của Chính phủ quản lý chi tiêu tài khóa, kiểm soát nợ công, cải cách doanh nghiệp Nhà nước, tái cơ cấu ngân hàng, xử lý nợ xấu và tái cơ cấu ngành nông nghiệp; đồng thời khuyến nghị Việt Nam cần quản lý chi tiêu tài khóa tốt hơn, đẩy mạnh hơn nữa các trọng tâm tái cơ cấu.
Bà Victoria Kwakwa cho biết, Ngân hàng Thế giới sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam từ nguồn ODA, kể cả nguồn vốn IDA để hỗ trợ ngân sách; hỗ trợ tăng vốn cho Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC), đồng thời hợp tác và hỗ trợ tái cấu trúc ngành nông nghiệp.
Bà Victoria Kwakwa cũng khẳng định ưu tiên của mình trong hợp tác với các bộ, ngành của Việt Nam nhằm chuẩn bị, ký kết và triển khai các Hiệp định tài trợ vốn của kỳ IDA 17 cho Việt Nam, trong đó đã ký khoảng 1,5 tỷ USD và chuẩn bị danh mục cho năm tài khóa 2016, 2017 để ký kết với tổng giá trị tài trợ khoảng 2 tỷ USD.
Về Báo cáo Việt Nam 2035, bà Victoria Kwakwa cho biết phía Ngân hàng Thế giới đang tập trung để hoàn thiện và công bố Báo cáo tại Việt Nam trong thời gian tới./.
Dấu mốc mới trong quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Thái Lan  (24/07/2015)
"70 năm Công an nhân dân Việt Nam xây dựng, chiến đấu, trưởng thành; 10 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc"  (24/07/2015)
Tuyên bố chung họp Nội các chung Việt Nam - Thái Lan lần thứ ba  (24/07/2015)
Thủ tướng Thái Lan: Việt Nam là bạn chứ không phải đối thủ  (24/07/2015)
Chỉ số CPI tháng Bảy tăng thấp nhất trong vòng 10 năm qua  (24/07/2015)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay