Cơ bản hoàn thành đại hội điểm đảng bộ cấp huyện trên toàn quốc
22:21, ngày 21-07-2015
Theo Ban Tổ chức Trung ương, thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW, ngày 30-5-2014 của Bộ Chính trị và các quy định, hướng dẫn của Trung ương về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, đến ngày 30-6-2015, hầu hết các đảng bộ trực thuộc Trung ương đã hoàn thành việc tổ chức đại hội điểm đảng bộ cấp huyện và tương đương với 101 đại hội đảng bộ được tổ chức (chiếm 8,12%), trong đó có 27 đại hội thực hiện bầu trực tiếp bí thư cấp ủy.
Bảo đảm yêu cầu về phát huy dân chủ
Ban Tổ chức Trung ương cho biết, qua tổng hợp báo cáo của các đoàn công tác dự đại hội và báo cáo của 58/67 tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh ủy) cho thấy Ban thường vụ tỉnh ủy đã cụ thể hóa các quy định, hướng dẫn của Trung ương, ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn việc xây dựng văn kiện, nhân sự đại hội; thành lập các tổ công tác trực tiếp phối hợp với cấp ủy triệu tập đại hội trong việc chuẩn bị các nội dung của đại hội.
Dự thảo báo cáo chính trị và báo cáo kiểm điểm của ban chấp hành đảng bộ được chuẩn bị công phu, bám sát chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm, tình hình của đảng bộ.
Việc thảo luận, đóng góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện của đảng bộ, văn kiện đại hội đảng bộ cấp trên trực tiếp, văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng tại đại hội được thực hiện bằng nhiều hình thức: thảo luận tại hội trường, thảo luận tại đoàn đại biểu; chuẩn bị bài phát biểu, tham luận trước và in thành tài liệu đại hội để đại biểu nghiên cứu, theo dõi. Bình quân mỗi đại hội có từ 10-15 ý kiến phát biểu tại hội trường; hàng trăm lượt ý kiến phát biểu tại các đoàn đại biểu.
Công tác chuẩn bị nhân sự được cấp ủy triệu tập đại hội thực hiện theo đúng quy trình, quy định và hướng dẫn của Trung ương và của cấp ủy cấp trên.
Phương án nhân sự cấp ủy, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra cấp ủy cơ bản bảo đảm được các yêu cầu về tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng. Tỷ lệ đổi mới cấp ủy, tỷ lệ cấp ủy viên là nữ, trẻ, công tác tại cơ sở xã, phường, thị trấn và là người dân tộc thiểu số được quan tâm.
Việc bầu cử đã được thực hiện đúng trình tự và thủ tục theo quy định của Quy chế bầu cử trong Đảng. Việc bầu cử cấp ủy, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra cấp ủy; bầu đoàn đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên hầu hết bầu một lần đủ số lượng theo quy định, cơ bản bảo đảm được yêu cầu về cơ cấu, tỷ lệ đổi mới cấp ủy, tỷ lệ cấp ủy viên là nữ, trẻ.
Kết quả bầu cử ở đại hội điểm đảng bộ cấp huyện cho thấy: Tỷ lệ đổi mới cấp ủy, nữ, trẻ cơ bản đạt yêu cầu (tỷ lệ đổi mới cấp ủy bình quân 32,42%, cấp ủy viên nữ bình quân 21,24%; tỷ lệ cấp ủy viên trẻ chiếm 13,57%). Tỷ lệ cấp ủy viên là người dân tộc thiểu số phù hợp với đặc điểm cơ cấu dân tộc và điều kiện cụ thể của địa phương (huyện Văn Quan - Lạng Sơn đạt 90%; huyện Chợ Đồn - Bắc Kạn đạt 8 7,2%; huyện Đăk Glei - Kon Tum đạt 55,8%...). Một số nơi có số lượng cấp ủy viên công tác tại cơ sở xã, phường, thị trấn đạt tỷ lệ cao như Sơn Hòa - Phú Yên 27,9%; Đăk Glei - Kon Tum 34,1%.
Qua tổng hợp báo cáo của các địa phương, đơn vị và theo dõi trực tiếp của các đoàn công tác của Ban Tổ chức Trung ương, việc bầu cử ở các đại hội điểm đảng bộ cấp huyện không có đại biểu tự ứng cử, không có đại biểu đề cử thêm người ngoài danh sách đề cử do cấp ủy triệu tập đại hội chuẩn bị; chưa có phản ánh về việc vi phạm Điều 13 Quy chế bầu cử trong Đảng.
Việc tổ chức thí điểm bầu bí thư cấp ủy trực tiếp tại đại hội được thực hiện nghiêm túc, bảo đảm được yêu cầu ngày càng cao về phát huy dân chủ trong Đại hội; bí thư được bầu trực tiếp tại đại hội trúng cử với tỷ lệ phiếu bầu cao (trên 95%), góp phần khẳng định uy tín và trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy.
Nhìn chung, Đại hội điểm đảng bộ cấp huyện về cơ bản đã thực hiện được các yêu cầu, nội dung theo Chỉ thị số 36-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
Những vấn đề cần rút kinh nghiệm
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật trên, việc chỉ đạo, tổ chức Đại hội điểm Đảng bộ cấp huyện có những hạn chế, vướng mắc cần rút kinh nghiệm.
Ở một số đảng bộ, việc chuẩn bị văn kiện còn chưa bảo đảm tính khái quát. Báo cáo kiểm điểm của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy còn trùng lắp với báo cáo chính trị. Một số chỉ tiêu, giải pháp chưa đồng bộ chưa khoa học và thiếu tính khả thi.
Thời gian dành cho thảo luận, đóng góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện tại đại hội còn ít, ý kiến phát biểu tại đại hội chưa nhiều không cân đối với thời gian bầu cử. Việc đóng góp ý kiến vào dự thảo văn kiện Đại hội đảng bộ cấp trên trực tiếp còn chung chung; góp ý vào báo cáo chính trị của đảng bộ còn mang tính một chiều, hình thức, nặng về báo cáo thành tích của địa phương đơn vị.
Việc thảo luận về tiêu chuẩn, cơ cấu cấp ủy cấp trên trực tiếp còn nhiều hạn chế, hoặc thảo luận chung chung; cá biệt có nơi không tổ chức thảo luận nội dung này.
Ở một số nơi, tuy cấp ủy triệu tập đại hội chuẩn bị nhân sự bảo đảm được tỷ lệ đổi mới, tỷ lệ nữ, trẻ theo quy định, nhưng kết quả bầu cử không đạt yêu cầu, nhất là về tỷ lệ nữ, trẻ tham gia ban thường vụ cấp ủy.
Quy trình, thủ tục thí điểm bầu trực tiếp bí thư cấp ủy tại đại hội còn thiếu thống nhất. Một số cấp ủy đề nghị Trung ương hướng dẫn cách thức xử lý trong trường hợp vi phạm Điều 13, Quy chế bầu cử trong Đảng tại đại hội đảng bộ các cấp.
Tập trung chỉ đạo đại hội đảng bộ cấp huyện
Để tổ chức thành công đại hội đảng bộ cấp huyện, cấp tỉnh, các cơ quan liên quan cần sớm nghiên cứu, đề xuất giải quyết những vướng mắc về: quy trình, thủ tục thí điểm bầu trực tiếp bí thư cấp ủy tại đại hội; về số dư trong trường hợp số lượng cần bầu là hai người (bầu phó bí thư cấp ủy); về cách thức xử lý trong trường hợp vi phạm Điều 13, Quy chế bầu cử trong Đảng tại đại hội đảng bộ các cấp; về số lượng ủy viên ủy ban kiểm tra cấp ủy cấp huyện.
Ban Thường vụ cấp ủy cấp tỉnh cần tổ chức tốt việc rút kinh nghiệm đại hội điểm; tập trung chỉ đạo các cấp ủy trực thuộc trong việc chuẩn bị và triển khai tổ chức đại hội đảng bộ cấp huyện, nhất là với các đảng bộ thực hiện thí điểm bầu trực tiếp bí thư cấp ủy tại đại hội.
Cấp ủy triệu tập đại hội cần chuẩn bị tốt các nội dung của đại hội theo quy định; phát huy dân chủ, trí tuệ của đại hội để nâng cao chất lượng thảo luận, đóng góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện. Thời gian đại hội cần được bố trí cân đối nội dung về nhân sự và văn kiện.
Cấp ủy các cấp cần bám sát nội dung, yêu cầu Chỉ thị số 36- CT/TW của Bộ Chính trị, Hướng dẫn số 26-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương và Quy chế bầu cử trong Đảng để bảo đảm thực hiện đúng yêu cầu về tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng cấp ủy viên; bảo đảm tỷ lệ nữ, trẻ tham gia cấp ủy và ban thường vụ cấp ủy; nâng cao tỷ lệ cấp ủy viên công tác tại cơ sở xã, phường, thị trấn./.
Ban Tổ chức Trung ương cho biết, qua tổng hợp báo cáo của các đoàn công tác dự đại hội và báo cáo của 58/67 tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh ủy) cho thấy Ban thường vụ tỉnh ủy đã cụ thể hóa các quy định, hướng dẫn của Trung ương, ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn việc xây dựng văn kiện, nhân sự đại hội; thành lập các tổ công tác trực tiếp phối hợp với cấp ủy triệu tập đại hội trong việc chuẩn bị các nội dung của đại hội.
Dự thảo báo cáo chính trị và báo cáo kiểm điểm của ban chấp hành đảng bộ được chuẩn bị công phu, bám sát chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm, tình hình của đảng bộ.
Việc thảo luận, đóng góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện của đảng bộ, văn kiện đại hội đảng bộ cấp trên trực tiếp, văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng tại đại hội được thực hiện bằng nhiều hình thức: thảo luận tại hội trường, thảo luận tại đoàn đại biểu; chuẩn bị bài phát biểu, tham luận trước và in thành tài liệu đại hội để đại biểu nghiên cứu, theo dõi. Bình quân mỗi đại hội có từ 10-15 ý kiến phát biểu tại hội trường; hàng trăm lượt ý kiến phát biểu tại các đoàn đại biểu.
Công tác chuẩn bị nhân sự được cấp ủy triệu tập đại hội thực hiện theo đúng quy trình, quy định và hướng dẫn của Trung ương và của cấp ủy cấp trên.
Phương án nhân sự cấp ủy, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra cấp ủy cơ bản bảo đảm được các yêu cầu về tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng. Tỷ lệ đổi mới cấp ủy, tỷ lệ cấp ủy viên là nữ, trẻ, công tác tại cơ sở xã, phường, thị trấn và là người dân tộc thiểu số được quan tâm.
Việc bầu cử đã được thực hiện đúng trình tự và thủ tục theo quy định của Quy chế bầu cử trong Đảng. Việc bầu cử cấp ủy, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra cấp ủy; bầu đoàn đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên hầu hết bầu một lần đủ số lượng theo quy định, cơ bản bảo đảm được yêu cầu về cơ cấu, tỷ lệ đổi mới cấp ủy, tỷ lệ cấp ủy viên là nữ, trẻ.
Kết quả bầu cử ở đại hội điểm đảng bộ cấp huyện cho thấy: Tỷ lệ đổi mới cấp ủy, nữ, trẻ cơ bản đạt yêu cầu (tỷ lệ đổi mới cấp ủy bình quân 32,42%, cấp ủy viên nữ bình quân 21,24%; tỷ lệ cấp ủy viên trẻ chiếm 13,57%). Tỷ lệ cấp ủy viên là người dân tộc thiểu số phù hợp với đặc điểm cơ cấu dân tộc và điều kiện cụ thể của địa phương (huyện Văn Quan - Lạng Sơn đạt 90%; huyện Chợ Đồn - Bắc Kạn đạt 8 7,2%; huyện Đăk Glei - Kon Tum đạt 55,8%...). Một số nơi có số lượng cấp ủy viên công tác tại cơ sở xã, phường, thị trấn đạt tỷ lệ cao như Sơn Hòa - Phú Yên 27,9%; Đăk Glei - Kon Tum 34,1%.
Qua tổng hợp báo cáo của các địa phương, đơn vị và theo dõi trực tiếp của các đoàn công tác của Ban Tổ chức Trung ương, việc bầu cử ở các đại hội điểm đảng bộ cấp huyện không có đại biểu tự ứng cử, không có đại biểu đề cử thêm người ngoài danh sách đề cử do cấp ủy triệu tập đại hội chuẩn bị; chưa có phản ánh về việc vi phạm Điều 13 Quy chế bầu cử trong Đảng.
Việc tổ chức thí điểm bầu bí thư cấp ủy trực tiếp tại đại hội được thực hiện nghiêm túc, bảo đảm được yêu cầu ngày càng cao về phát huy dân chủ trong Đại hội; bí thư được bầu trực tiếp tại đại hội trúng cử với tỷ lệ phiếu bầu cao (trên 95%), góp phần khẳng định uy tín và trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy.
Nhìn chung, Đại hội điểm đảng bộ cấp huyện về cơ bản đã thực hiện được các yêu cầu, nội dung theo Chỉ thị số 36-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
Những vấn đề cần rút kinh nghiệm
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật trên, việc chỉ đạo, tổ chức Đại hội điểm Đảng bộ cấp huyện có những hạn chế, vướng mắc cần rút kinh nghiệm.
Ở một số đảng bộ, việc chuẩn bị văn kiện còn chưa bảo đảm tính khái quát. Báo cáo kiểm điểm của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy còn trùng lắp với báo cáo chính trị. Một số chỉ tiêu, giải pháp chưa đồng bộ chưa khoa học và thiếu tính khả thi.
Thời gian dành cho thảo luận, đóng góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện tại đại hội còn ít, ý kiến phát biểu tại đại hội chưa nhiều không cân đối với thời gian bầu cử. Việc đóng góp ý kiến vào dự thảo văn kiện Đại hội đảng bộ cấp trên trực tiếp còn chung chung; góp ý vào báo cáo chính trị của đảng bộ còn mang tính một chiều, hình thức, nặng về báo cáo thành tích của địa phương đơn vị.
Việc thảo luận về tiêu chuẩn, cơ cấu cấp ủy cấp trên trực tiếp còn nhiều hạn chế, hoặc thảo luận chung chung; cá biệt có nơi không tổ chức thảo luận nội dung này.
Ở một số nơi, tuy cấp ủy triệu tập đại hội chuẩn bị nhân sự bảo đảm được tỷ lệ đổi mới, tỷ lệ nữ, trẻ theo quy định, nhưng kết quả bầu cử không đạt yêu cầu, nhất là về tỷ lệ nữ, trẻ tham gia ban thường vụ cấp ủy.
Quy trình, thủ tục thí điểm bầu trực tiếp bí thư cấp ủy tại đại hội còn thiếu thống nhất. Một số cấp ủy đề nghị Trung ương hướng dẫn cách thức xử lý trong trường hợp vi phạm Điều 13, Quy chế bầu cử trong Đảng tại đại hội đảng bộ các cấp.
Tập trung chỉ đạo đại hội đảng bộ cấp huyện
Để tổ chức thành công đại hội đảng bộ cấp huyện, cấp tỉnh, các cơ quan liên quan cần sớm nghiên cứu, đề xuất giải quyết những vướng mắc về: quy trình, thủ tục thí điểm bầu trực tiếp bí thư cấp ủy tại đại hội; về số dư trong trường hợp số lượng cần bầu là hai người (bầu phó bí thư cấp ủy); về cách thức xử lý trong trường hợp vi phạm Điều 13, Quy chế bầu cử trong Đảng tại đại hội đảng bộ các cấp; về số lượng ủy viên ủy ban kiểm tra cấp ủy cấp huyện.
Ban Thường vụ cấp ủy cấp tỉnh cần tổ chức tốt việc rút kinh nghiệm đại hội điểm; tập trung chỉ đạo các cấp ủy trực thuộc trong việc chuẩn bị và triển khai tổ chức đại hội đảng bộ cấp huyện, nhất là với các đảng bộ thực hiện thí điểm bầu trực tiếp bí thư cấp ủy tại đại hội.
Cấp ủy triệu tập đại hội cần chuẩn bị tốt các nội dung của đại hội theo quy định; phát huy dân chủ, trí tuệ của đại hội để nâng cao chất lượng thảo luận, đóng góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện. Thời gian đại hội cần được bố trí cân đối nội dung về nhân sự và văn kiện.
Cấp ủy các cấp cần bám sát nội dung, yêu cầu Chỉ thị số 36- CT/TW của Bộ Chính trị, Hướng dẫn số 26-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương và Quy chế bầu cử trong Đảng để bảo đảm thực hiện đúng yêu cầu về tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng cấp ủy viên; bảo đảm tỷ lệ nữ, trẻ tham gia cấp ủy và ban thường vụ cấp ủy; nâng cao tỷ lệ cấp ủy viên công tác tại cơ sở xã, phường, thị trấn./.
Đề nghị giáng chức nhiều cán bộ trong vụ thay thế cây xanh Hà Nội  (21/07/2015)
Thỏa thuận lịch sử và bước chuyển giai đoạn  (21/07/2015)
Đừng tự bịt mắt!  (21/07/2015)
Công bố báo cáo cập nhật về kinh tế Việt Nam  (21/07/2015)
Quân đội Campuchia khánh thành công trình do Việt Nam viện trợ  (20/07/2015)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay