Công bố báo cáo cập nhật về kinh tế Việt Nam
Báo cáo cho biết, kinh tế Việt Nam phục hồi nhờ công nghiệp và xây dựng có mức tăng trưởng cao, trong khi nông nghiệp và dịch vụ (từ thương mại bán buôn, bán lẻ) có mức tăng trưởng thấp. Tăng trưởng dựa vào cầu trong nước đồng thời với các hoạt động đầu tư và tiêu dùng khởi sắc.
Xuất khẩu các mặt hàng gia công chế biến vẫn tăng trưởng ở mức cao nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu tăng chậm lại do sụt giảm xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp (gạo, cà phê, cao su, thủy sản…), nguyên liệu (dầu thô, than…). Tuy nhiên, nhập khẩu tăng nhanh gây thâm hụt thương mại và chuyển xuất khẩu thuần sang trạng thái âm. Thâm hụt thương mại là nguyên nhân đẩy cán cân thanh toán vãng lai chuyển sang trạng thái âm trong quý I - 2015.
Lạm phát duy trì ở mức thấp phần nhiều là do sụt giảm giá hàng hóa nhiên liệu và lương thực, thực phẩm. Thâm hụt ngân sách trung bình 5 năm qua đã trên mức 5% GDP (so với mức 1,1% trong giai đoạn 2003 - 2008). Các khoản chi ngoài ngân sách cũng gia tăng nhanh chóng.
Theo báo cáo, rủi ro nợ công hiện được đánh giá ở mức thấp nhưng các biện pháp tài khóa tình thế (miễn, giảm, gia hạn nộp thuế, hỗ trợ, kích cầu…) đã làm giảm dư địa tài khóa. Nợ công tăng nhanh trong vài năm gần đây tiếp tục là mối quan ngại. Nợ trong nước tăng nhanh (phát hành trái phiếu trong nước) làm tăng lãi suất bình quân và giảm thời hạn, chu kỳ đáo hạn của các khoản nợ.
Thực hiện vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng nhưng cam kết mới về FDI giảm đáng kể. Nợ công gia tăng, nợ nước ngoài ở mức ổn định, tỷ lệ đảo nợ cao. Dự trữ ngoại hối tăng nhưng còn ở mức thấp (tính theo tháng nhập khẩu)… Ngoài ra, các hiệp định thương mại song phương và khu vực đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đẩy nhanh cải cách cơ cấu kinh tế trong nước.
Trong bối cảnh lạm phát thấp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã dần nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ các hoạt động kinh tế, đồng thời điều chỉnh tỷ giá để bảo đảm tính cạnh tranh của nền kinh tế. Trong khi đó, cân đối ngân sách của Việt Nam vẫn là mối quan ngại. Nợ công tăng nhanh trong những năm gần đây và chi phí trả nợ có thể là gánh nặng ngày càng tăng cho ngân sách.
Cùng với đó, tiến độ cơ cấu lại nền kinh tế chưa tương xứng với kỳ vọng, đặc biệt là trong việc cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước và một phần trong cải cách ngân hàng. Tốc độ cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước dường như đang chậm lại. Đến hết quý I mới cổ phần hóa được 29 doanh nghiệp nhà nước so với mục tiêu 289 doanh nghiệp đề ra trong cả năm 2015. Việc thực hiện nghiêm túc các quy định pháp lý và pháp quy về quản lý và quản trị doanh nghiệp nhà nước ban hành năm 2014 và tăng tỷ lệ sở hữu của khu vực tư nhân với doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa cần tiếp tục được coi là một ưu tiên chính.
Ông X. Ma-ha-gian (Sandeep Mahajan), Kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam, cho biết: “Cải cách ngân hàng đã có nhiều tiến triển, đặc biệt trong lĩnh vực mua bán và sáp nhập. Nhiều vụ sáp nhập và mua lại các ngân hàng nhỏ được thực hiện bởi các ngân hàng thương mại có quy mô lớn. Tuy nhiên, việc thiếu một khung pháp lý đầy đủ và phù hợp cho việc xử lý nợ xấu và Công ty quản lý tài sản (VAMC) có vốn nhỏ và năng lực hạn chế đang tiếp tục là trở ngại cho việc xử lý nợ xấu”.
Bên cạnh đó, trong chuyên mục về thị trường lao động tại Việt Nam, báo cáo mô tả chi tiết về sự dịch chuyển lớn trong bức tranh về việc làm trong vòng 25 năm qua.
Trước đây, cơ cấu việc làm tại Việt Nam chủ yếu là nông nghiệp hộ gia đình, việc làm trong các hợp tác xã và doanh nghiệp nhà nước, nhưng đến nay đã có sự dịch chuyển việc làm sang các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ, việc làm trong các doanh nghiệp gia đình ngoài nông nghiệp, doanh nghiệp tư nhân trong nước và nước ngoài. Báo cáo cũng nhận định rằng, các quy định và thể chế về lao động có khả năng là một nhân tố quan trọng trong tăng trưởng tiền lương/tiền công ở khu vực tư nhân.
Báo cáo đưa ra những gợi ý về việc tiếp tục chuyển đổi thị trường lao động của Việt Nam, trong đó có các biện pháp chủ động tăng cường hệ thống quan hệ lao động công nghiệp, cân bằng giữa việc bảo đảm sự linh hoạt trong thị trường lao động với việc duy trì bền vững tăng trưởng về năng suất và quản lý những rủi ro về mặt xã hội trong một nền kinh tế có định hướng thị trường rõ nét hơn.
Cho rằng Việt Nam còn thiếu các thể chế thích hợp để đàm phán và giải quyết tranh chấp liên quan tới lao động, Báo cáo đưa ra một số gợi ý chính sách để giải quyết những điểm yếu này nhằm khuyến khích phát triển một thị trường lao động hiệu quả hơn./
Quân đội Campuchia khánh thành công trình do Việt Nam viện trợ  (20/07/2015)
Chủ tịch nước tiếp đại sứ chào từ biệt kết thúc nhiệm kỳ công tác  (20/07/2015)
Phê duyệt kịch bản chương trình kỷ niệm 70 năm Quốc khánh 02-9  (20/07/2015)
Phu nhân Phó Tổng thống Hoa Kỳ thăm Văn Miếu Quốc Tử Giám  (20/07/2015)
Cuộc họp Tham khảo Chính trị Việt Nam - Lào lần thứ nhất  (20/07/2015)
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua thỏa thuận hạt nhân Iran  (20/07/2015)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay