Thỏa thuận lịch sử và bước chuyển giai đoạn
TCCSĐT - Sau 13 năm đàm phán, 5 nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Đức và Iran đã đạt được thoả thuận cuối cùng về giải pháp cho vấn đề hạt nhân của Iran. Những phức tạp, trắc trở và thăng trầm trong quá trình đàm phán suốt 13 năm qua, tính nhạy cảm về mọi phương diện của vấn đề hạt nhân của Iran cũng như bối cảnh tình hình chính trị an ninh chung hiện tại trên thế giới và đặc biệt ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi và Vùng Vịnh đã làm cho ý nghĩa lịch sử và tác động sâu sắc của sự kiện này càng thêm nổi bật.
Thỏa thuận này được coi là lịch sử bởi nó giúp giải quyết được một trong những vấn đề thời sự chính trị dai dẳng bao năm nay của thế giới, giúp hóa giải được nguy cơ xảy ra đụng độ quân sự và sẽ làm thay đổi cơ bản cục diện tình hình ở khu vực cũng như quan hệ của Iran với phương Tây và các nước trong khu vực. Việc đạt được thỏa thuận về giải pháp chính trị cho vấn đề hạt nhân của Iran có thể coi là thời khắc huy hoàng của đàm phán ngoại giao. Nó khẳng định khả năng của ngoại giao có thể xử lý ổn thỏa các vấn đề khó khăn của thế giới trong bối cảnh chiến tranh và xung đột bạo lực vẫn tiếp diễn trên thế giới. Nó là một trong những thành quả đối ngoại quan trọng nhất của Tổng thống Mỹ Barack Obama và của cả EU. Nó tạo nên bước chuyển giai đoạn cho Iran và quan hệ của Iran với các đối tác bên ngoài, cũng như cho cả khu vực Trung Đông, Bắc Phi và vùng Vịnh, cho thế giới Ả rập và Hồi giáo. Nó sẽ trở thành tiền lệ cho việc xử lý khủng hoảng chính trị an ninh trong thế giới hiện đại, đồng thời tác động không nhỏ tới những diễn biến tới đây trong vấn đề hạt nhân của Triều Tiên và quá trình giải quyết vấn đề ấy.
Thỏa thuận này đáp ứng yêu cầu, hay cũng có thể gọi là điều kiện của Iran là đảm bảo quyền tiếp tục nghiên cứu hạt nhân, sử dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích hòa bình, Liên hợp quốc chấm dứt các biện pháp bao vây, cấm vận và trừng phạt cũng như trả lại cho Iran khoản tiền 100 tỷ USD đang bị phong tỏa. Các bên coi thỏa thuận này là thắng lợi lớn của mình vì trong đó Iran cam kết không chế tạo vũ khí hạt nhân, triệt hạ số lượng lớn thiết bị làm giàu chất liệu phóng xạ uranium, chuyển ra nước ngoài khối lượng không nhỏ chất liệu phóng xạ đã được làm giàu, không xây dựng thêm lò phản ứng hạt nhân mới và đặt chương trình hạt nhân của mình dưới sự kiểm soát, giám sát của Liên hợp quốc và Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế.
Thỏa thuận này không dựa trên nền tảng là sự tin cậy lẫn nhau mà dựa trên các cơ chế kiểm tra, giám sát lẫn nhau. Như thế không hẳn là tốt nhưng cũng chẳng phải là xấu. Sự tin cậy lẫn nhau rồi sẽ dần được tạo dựng nếu các bên liên quan thực thi nghiêm chỉnh và đầy đủ những gì đã thỏa thuận.
Đối với Mỹ và phương Tây, thỏa thuận này giúp triệt tiêu khả năng Iran chế tạo vũ khí hạt nhân mà họ coi là mối đe doạ an ninh. Đồng thời, mở đường cho việc bình thường hóa và thúc đẩy quan hệ giữa họ với Iran. Sự bình thường hóa và cải thiện quan hệ giữa Iran và các nước phương Tây lại tác động trực tiếp tới chiến tranh, xung đột vũ trang và khủng bố ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi và vùng Vịnh. Nó mở ra cho Iran thời kỳ phát triển mới ở trong nước và vươn tới vai trò cường quốc khu vực về chính trị, kinh tế, quân sự và an ninh.
Thật ra, Israel và Ả rập Xê út chống đối quyết liệt thỏa thuận này không phải vì lo ngại khả năng Iran có vũ khí hạt nhân mà vì triển vọng tương lai của Iran sau khi có thỏa thuận, khi không còn bị bao vây cấm vận và trừng phạt cũng như sau khi bình thường hóa quan hệ với phương Tây. Tại Mỹ, Đảng Cộng hòa chống phá và phản đối thỏa thuận này không phải vì nội dung thỏa thuận mà vì không muốn để cho Tổng thống Barak Obama thành công về đối ngoại. Tại Iran, thỏa thuận này làm suy yếu phe bảo thủ và phân rẽ chính trường trong thời gian nhất định. Có thể thấy rằng, thế giới có một sự kiện lịch sử và các bên liên quan đã tạo bước ngoặt quyết định đối với tương lai./.
Đừng tự bịt mắt!  (21/07/2015)
Công bố báo cáo cập nhật về kinh tế Việt Nam  (21/07/2015)
Quân đội Campuchia khánh thành công trình do Việt Nam viện trợ  (20/07/2015)
Chủ tịch nước tiếp đại sứ chào từ biệt kết thúc nhiệm kỳ công tác  (20/07/2015)
Phê duyệt kịch bản chương trình kỷ niệm 70 năm Quốc khánh 02-9  (20/07/2015)
Phu nhân Phó Tổng thống Hoa Kỳ thăm Văn Miếu Quốc Tử Giám  (20/07/2015)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên