Liên đoàn Luật sư Việt Nam cần thực hiện tốt vai trò là cầu nối giữa Đảng và Nhà nước và giới luật sư
Dự Đại hội có Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cùng đại diện các ban, ngành trung ương, đại diện Đại sứ quán và tổ chức quốc tế cùng 390 đại biểu là các luật sư đại diện cho hơn 9.000 luật sư trên cả nước.
Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng gửi lẵng hoa chúc mừng Đại hội.
Phát biểu với các luật sư tại Đại hội, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhiệt liệt biểu dương và chúc mừng những kết quả đạt được của Liên đoàn trong nhiệm kỳ qua; chỉ ra những mặt còn hạn chế cần tích cực khắc phục trong nhiệm kỳ này.
Nhắc lại những nhiệm vụ đã được đặt ra tại Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề nghị Liên đoàn Luật sư Việt Nam cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức từ trung ương đến địa phương, đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động, thực hiện chế độ tự quản, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của luật sư và tổ chức hành nghề luật sư, đẩy mạnh công tác đào tạo, phát triển đội ngũ luật sư.
Chủ tịch nước lưu ý mỗi luật sư cần phải tự giác rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, gương mẫu tuân thủ pháp luật, nỗ lực học tập, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp để đủ năng lực tham gia các tổ chức quốc tế và tham gia giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế. Đồng thời, nghiên cứu đề xuất với cơ quan có thẩm quyền tiếp tục hoàn thiện luật pháp, góp phần tạo hành lang pháp lý, thuận lợi cho luật sư, tổ chức luật sư hoạt động; xây dựng cơ chế để luật sư thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên tòa xét xử các vụ án hình sự, phát huy vai trò của luật sư ngay trong giai đoạn điều tra nhằm bảo đảm cho mọi công dân có nhu cầu đều được luật sư trợ giúp pháp lý và được bào chữa khi bị xét xử về hình sự.
Liên đoàn Luật sư Việt Nam cần thực hiện tốt vai trò là cầu nối giữa Đảng và Nhà nước và giới luật sư; đại diện cho ý chí, nguyện vọng, trí tuệ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của giới luật sư; bảo đảm các hoạt động của luật sư thực hiện đúng đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước; mở rộng hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế với các tổ chức luật sư trong khu vực và trên thế giới.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề nghị Đại hội tập trung trí tuệ, thảo luận, trao đổi thẳng thắn, cởi mở, dân chủ, kỷ cương, đánh giá đúng thực chất các kết quả, hạn chế và nguyên nhân trong việc thực hiện nghị quyết nhiệm kỳ qua; quyết định phương hướng hoạt động của Liên đoàn Luật sư nhiệm kỳ tiếp theo; sáng suốt lựa chọn bầu vào Hội đồng Luật sư toàn quốc, Ban Thường vụ và các chức danh lãnh đạo của Liên đoàn Luật sư Việt Nam những người đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, có bề dày kinh nghiệm và bản lĩnh cao trong hoạt động tư pháp, hoạt động luật sư; có khả năng tập hợp, đoàn kết luật sư cả nước, hết lòng vì sự phát triển tổ chức luật sư nói riêng và đất nước nói chung.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định Đảng và Nhà nước sẽ tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện để Liên đoàn và giới luật sư Việt Nam hoàn thành sức mạng cao cả của mình.
Nhiệm kỳ I (2009 - 2014), Liên đoàn Luật sư Việt Nam bước đầu đã thực hiện tốt vai trò là ngôi nhà chung tập hợp, đoàn kết giới luật sư Việt Nam; thực hiện công tác tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật sư; làm tốt vai trò là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước, xã hội và giới luật sư. Vị thế của Liên đoàn đã bước đầu được khẳng định cả ở trong nước và quốc tế. Những kết quả của nhiệm kỳ I đã đặt nền móng, tạo cơ sở vững chắc cho việc hoàn thiện và phát triển tổ chức, hoạt động của Liên đoàn và các thành viên Liên đoàn trong những nhiệm kỳ tiếp theo; tạo niềm tin cho đội ngũ luật sư vào tổ chức của mình và triển vọng phát triển của nghề luật sư.
Theo báo cáo của các Đoàn luật sư, từ tháng 5-2009 đến nay, số lượng vụ việc luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, cung cấp dịch vụ pháp lý khác cho các cá nhân, tổ chức là 77.129 vụ án hình sự, 65.263 vụ án dân sự, 5.486 vụ án kinh tế, 272.365 vụ tư vấn trong các vụ việc khác, 89.491 dịch vụ pháp lý khác, 37.827 vụ việc trợ giúp pháp lý miễn phí... Nhìn chung, số lượng dịch vụ pháp lý của luật sư năm sau tăng hơn năm trước./.
Hơn 40 nước tham gia Diễn đàn toàn cầu chống tội phạm mạng  (18/04/2015)
G20 lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới  (18/04/2015)
Hungary ủng hộ Việt Nam sớm hoàn tất đàm phán FTA với EU  (18/04/2015)
WEF Đông Á: Đặt niềm tin vào chủ nghĩa khu vực mới của Đông Á  (18/04/2015)
Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh gặp gỡ đội ngũ trí thức tiêu biểu  (18/04/2015)
Nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9  (17/04/2015)
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên