Thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực giữa Việt Nam và Na Uy
23:00, ngày 14-04-2015
Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Na Uy Erna Solberg sang thăm chính thức Việt Nam từ ngày 16 đến ngày18-4-2015.
Nằm trên bán đảo Scandinavia ở phía Tây Bắc châu Âu, Vương quốc Na Uy có khoảng gần 5,2 triệu dân. Chính trị, xã hội ổn định, lực lượng lao động của quốc gia này có trình độ khoa học - kỹ thuật và tay nghề cao.
Na Uy có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhất là về năng lượng (dầu khí, thủy điện), thủy hải sản và rừng. Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, đặc biệt là dầu khí có vai trò quan trọng nhất đối với Na Uy. Ước tính trữ lượng khí đốt của Na Uy là trên 3.000 tỷ m3 và trữ lượng dầu lửa khoảng 10 tỷ tấn. Xuất khẩu dầu khí chiếm hơn 50% giá trị xuất khẩu và trên 20% GDP. Na Uy chỉ đứng sau A-rập Xê-út (Saudi Arabia) và Nga về xuất khẩu dầu khí.
Đóng tàu và vận tải biển là một trong những ngành công nghiệp chủ yếu của Na Uy. Hiện Na Uy đứng thứ ba thế giới về cung cấp các dịch vụ cho khai thác dầu khí ở ngoài khơi. Bên cạnh đó, đánh bắt cá, nuôi trồng thủy sản và chế biến là hai ngành quan trọng nhất, nằm dọc theo bờ biển của Na Uy, chủ yếu nuôi hai loại cá hồi (thịt vàng và thịt đỏ) để xuất khẩu. Na Uy cũng có hàng trăm nhà máy chế biến hải sản dọc theo bờ biển.
Năm 2014, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Na Uy đạt 512 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 100.000 USD/năm. Na Uy hiện là một trong 10 nước đóng góp tài chính lớn nhất cho Liên hợp quốc và dành khoảng 1% GDP/năm cho viện trợ phát triển.
Việt Nam và Na Uy thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 11-1971. Trong suốt hơn 40 năm qua, quan hệ hai nước phát triển tích cực và dần đi vào chiều sâu trên rất nhiều lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Hai nước đã trao đổi nhiều đoàn ở các cấp.
Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Na Uy Erna Solberg đã có cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ ba tại Hà Lan vào tháng 3-2014 và bền lề Hội nghị cấp cao ASEM 10 tại Milan, Italia vào tháng 10-014; Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Na Uy Borge Brende cũng đã có cuộc tiếp xúc song phương bên lề Hội nghị cấp cao ASEM 10.
Hai bên có những cơ chế hợp tác hiệu quả như Tham vấn chính trị cấp Thứ trưởng Ngoại giao và Đối thoại nhân quyền cấp Vụ trưởng Bộ Ngoại giao nhằm tăng cường hiểu biết và hợp tác trong các lĩnh vực cụ thể.
Na Uy tích cực hỗ trợ Việt Nam trong công cuộc đổi mới, xóa đói giảm nghèo và hội nhập quốc tế. Hai nước phối hợp hiệu quả tại các diễn đàn và tổ chức quốc tế như: Liên hợp quốc, tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Trong quan hệ thương mại, trao đổi hai chiều giữa Việt Nam và Na Uy năm 2014 đạt 307,8 triệu USD, tăng 28% so với năm 2013. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Na Uy gồm hàng dệt may, giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ, hạt điều. Việt Nam nhập khẩu chủ yếu là thủy sản, máy mọc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, phân bón các loại, các sản phẩm hóa chất, sắt thép.
Tháng 5-2012, Việt Nam và Khối Mậu dịch tự do châu Âu EFTA gồm Na Uy, Thụy Sĩ, Iceland và Liechtenstein khởi động đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA). Phiên đàm phán thứ 11 mới diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 13 đến ngày 16-01-2012. Trước đó, tháng 7-2012, khối EFTA đã công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam.
Tính đến hết tháng 02-2015, Na Uy có 30 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 121 triệu USD, xếp thứ 37/101 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Hiện có khoảng 40 doanh nghiệp Na Uy đang hoạt động tại Việt Nam, tập trung chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Hà Nội, Khánh Hòa, Bình Dương và Hải Phòng.
Các dự án của Na Uy chủ yếu tập trung trong lĩnh vực chế biến gỗ, vật liệu xây dựng và trang trí nội thất; nông lâm nghiệp, thủy sản, thông tin và truyền thông. Vốn đầu tư của Na Uy chủ yếu theo hình thức 100% vốn nước ngoài, hiện đang hoạt động tại 07 địa phương. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có dự án đầu tư trực tiếp sang Na Uy.
Quan hệ hợp tác phát triển Việt Nam - Na Uy được nối lại kể từ hai bên ký Hiệp định khung về hợp tác phát triển vào tháng 10-1996. Na Uy hiện là một trong những nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam trong Chương trình Liên hợp quốc về giảm phát khí thải nhà kính do mất rừng và suy thoái rừng (UN-REDD).
Tháng 12-2012, hai bên ký Tuyên bố chung về "Hợp tác thực hiện sáng kiến REDD+ cho những nước đang phát triển." Na Uy đã cam kết tiếp tục tài trợ hơn 30 triệu USD cho Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn 2 (2013 - 2015) đang bắt đầu triển khai thí điểm tại sáu tỉnh gồm Lào Cai, Bắc Kạn, Hà Tĩnh, Bình Thuận, Lâm Đồng và Cà Mau.
Bên cạnh đó, các dự án trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, y tế, quản lý tài nguyên thiên nhiên, năng lượng tái tạo... do Na Uy tài trợ cũng đang được triển khai hiệu quả, góp phần hỗ trợ Việt Nam hoàn thành trước thời hạn các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc.
Tổng viện trợ của Na Uy dành cho Việt Nam đạt hơn 320 triệu USD. Năm 2014, ngoài khoản cam kết cho dự án UN-REDD, Na Uy viện trợ khoảng 10 triệu USD cho Việt Nam. Khối lượng viện trợ của Na Uy tuy nhỏ nhưng thủ tục và quy trình viện trợ rất linh hoạt, phù hơp với những quy định của Việt Nam.
Bên cạnh đó, Na Uy cũng có Chương trình tín dựng ưu đãi cho các dự án cấp nước, xử lý nước thải và chất thải rắn tại các tỉnh ở Việt Nam.
Hợp tác văn hóa giữa Việt Nam và Na Uy ngày càng được tăng cường trong thời gian qua. Từ năm 2007, Na Uy bắt đầu viện trợ cho lĩnh vực văn hóa tại Việt Nam thông qua Dự án Transposition kết nối 12 tổ chức nghệ thuật (Nhà hát, Nhạc viện...), tổ chức các chương trình hòa nhạc chung, các lớp tập huấn, các chuyến tu nghiệp ngắn ngày cho học sinh, sinh viên và các nghệ sĩ, hỗ trợ công tác giảng dạy âm nhạc, giúp phát triển thư viện và lưu trữ tư liệu, cũng như hỗ trợ bảo dưỡng nhạc cụ.
Dự án Transposition giai đoạn 2 (2012 - 2015) tập trung hợp tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng quản lý nghệ thuật cho Việt Nam thông qua việc tổ chức các hội thảo ở Việt Nam.
Na Uy cung cấp học bổng cho lưu học sinh Việt Nam theo chương trình học bổng sinh viên quốc tế, hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ giảng viên và cán bộ nghiên cứu thuộc các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam. Hằng năm Na Uy có chương trình học bổng dành cho đào tạo cử nhân và thạc sỹ trong các trường đại học tại Na Uy hoặc ở một số nước khác, trong đó có Việt Nam.
Từ năm 2005, Việt Nam miễn thị thực dưới 15 ngày cho công dân Bắc Âu, trong đó có Na Uy. Khách du lịch Na Uy đến Việt Nam trong năm 2014 đạt hơn 22.700 người, tăng 7,3% so với năm 2013. Hiện nay cộng đồng người Việt tại Na Uy có khoảng hơn 20.000 người, đông nhất Bắc Âu, trong đó 90% có quốc tịch Na Uy, 60% có công ăn việc làm ổn định.
Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Na Uy Erna Solberg nhằm trao đổi các phương hướng, biện pháp cụ thể thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và các lĩnh vực như thích ứng với biến đổi khí hậu, quản lý nước, năng lượng tái tạo, nông nghiệp, kinh tế biển, dầu khí, đóng tàu; thúc đẩy hoàn tất đàm phán Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Khối Mậu dịch tự do châu Âu (EFTA) trong năm 2015; thúc đẩy hợp tác hiện thực hóa các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) và xây dựng các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) giai đoạn sau năm 2015./.
Na Uy có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhất là về năng lượng (dầu khí, thủy điện), thủy hải sản và rừng. Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, đặc biệt là dầu khí có vai trò quan trọng nhất đối với Na Uy. Ước tính trữ lượng khí đốt của Na Uy là trên 3.000 tỷ m3 và trữ lượng dầu lửa khoảng 10 tỷ tấn. Xuất khẩu dầu khí chiếm hơn 50% giá trị xuất khẩu và trên 20% GDP. Na Uy chỉ đứng sau A-rập Xê-út (Saudi Arabia) và Nga về xuất khẩu dầu khí.
Đóng tàu và vận tải biển là một trong những ngành công nghiệp chủ yếu của Na Uy. Hiện Na Uy đứng thứ ba thế giới về cung cấp các dịch vụ cho khai thác dầu khí ở ngoài khơi. Bên cạnh đó, đánh bắt cá, nuôi trồng thủy sản và chế biến là hai ngành quan trọng nhất, nằm dọc theo bờ biển của Na Uy, chủ yếu nuôi hai loại cá hồi (thịt vàng và thịt đỏ) để xuất khẩu. Na Uy cũng có hàng trăm nhà máy chế biến hải sản dọc theo bờ biển.
Năm 2014, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Na Uy đạt 512 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 100.000 USD/năm. Na Uy hiện là một trong 10 nước đóng góp tài chính lớn nhất cho Liên hợp quốc và dành khoảng 1% GDP/năm cho viện trợ phát triển.
Việt Nam và Na Uy thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 11-1971. Trong suốt hơn 40 năm qua, quan hệ hai nước phát triển tích cực và dần đi vào chiều sâu trên rất nhiều lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Hai nước đã trao đổi nhiều đoàn ở các cấp.
Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Na Uy Erna Solberg đã có cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ ba tại Hà Lan vào tháng 3-2014 và bền lề Hội nghị cấp cao ASEM 10 tại Milan, Italia vào tháng 10-014; Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Na Uy Borge Brende cũng đã có cuộc tiếp xúc song phương bên lề Hội nghị cấp cao ASEM 10.
Hai bên có những cơ chế hợp tác hiệu quả như Tham vấn chính trị cấp Thứ trưởng Ngoại giao và Đối thoại nhân quyền cấp Vụ trưởng Bộ Ngoại giao nhằm tăng cường hiểu biết và hợp tác trong các lĩnh vực cụ thể.
Na Uy tích cực hỗ trợ Việt Nam trong công cuộc đổi mới, xóa đói giảm nghèo và hội nhập quốc tế. Hai nước phối hợp hiệu quả tại các diễn đàn và tổ chức quốc tế như: Liên hợp quốc, tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Trong quan hệ thương mại, trao đổi hai chiều giữa Việt Nam và Na Uy năm 2014 đạt 307,8 triệu USD, tăng 28% so với năm 2013. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Na Uy gồm hàng dệt may, giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ, hạt điều. Việt Nam nhập khẩu chủ yếu là thủy sản, máy mọc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, phân bón các loại, các sản phẩm hóa chất, sắt thép.
Tháng 5-2012, Việt Nam và Khối Mậu dịch tự do châu Âu EFTA gồm Na Uy, Thụy Sĩ, Iceland và Liechtenstein khởi động đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA). Phiên đàm phán thứ 11 mới diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 13 đến ngày 16-01-2012. Trước đó, tháng 7-2012, khối EFTA đã công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam.
Tính đến hết tháng 02-2015, Na Uy có 30 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 121 triệu USD, xếp thứ 37/101 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Hiện có khoảng 40 doanh nghiệp Na Uy đang hoạt động tại Việt Nam, tập trung chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Hà Nội, Khánh Hòa, Bình Dương và Hải Phòng.
Các dự án của Na Uy chủ yếu tập trung trong lĩnh vực chế biến gỗ, vật liệu xây dựng và trang trí nội thất; nông lâm nghiệp, thủy sản, thông tin và truyền thông. Vốn đầu tư của Na Uy chủ yếu theo hình thức 100% vốn nước ngoài, hiện đang hoạt động tại 07 địa phương. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có dự án đầu tư trực tiếp sang Na Uy.
Quan hệ hợp tác phát triển Việt Nam - Na Uy được nối lại kể từ hai bên ký Hiệp định khung về hợp tác phát triển vào tháng 10-1996. Na Uy hiện là một trong những nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam trong Chương trình Liên hợp quốc về giảm phát khí thải nhà kính do mất rừng và suy thoái rừng (UN-REDD).
Tháng 12-2012, hai bên ký Tuyên bố chung về "Hợp tác thực hiện sáng kiến REDD+ cho những nước đang phát triển." Na Uy đã cam kết tiếp tục tài trợ hơn 30 triệu USD cho Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn 2 (2013 - 2015) đang bắt đầu triển khai thí điểm tại sáu tỉnh gồm Lào Cai, Bắc Kạn, Hà Tĩnh, Bình Thuận, Lâm Đồng và Cà Mau.
Bên cạnh đó, các dự án trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, y tế, quản lý tài nguyên thiên nhiên, năng lượng tái tạo... do Na Uy tài trợ cũng đang được triển khai hiệu quả, góp phần hỗ trợ Việt Nam hoàn thành trước thời hạn các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc.
Tổng viện trợ của Na Uy dành cho Việt Nam đạt hơn 320 triệu USD. Năm 2014, ngoài khoản cam kết cho dự án UN-REDD, Na Uy viện trợ khoảng 10 triệu USD cho Việt Nam. Khối lượng viện trợ của Na Uy tuy nhỏ nhưng thủ tục và quy trình viện trợ rất linh hoạt, phù hơp với những quy định của Việt Nam.
Bên cạnh đó, Na Uy cũng có Chương trình tín dựng ưu đãi cho các dự án cấp nước, xử lý nước thải và chất thải rắn tại các tỉnh ở Việt Nam.
Hợp tác văn hóa giữa Việt Nam và Na Uy ngày càng được tăng cường trong thời gian qua. Từ năm 2007, Na Uy bắt đầu viện trợ cho lĩnh vực văn hóa tại Việt Nam thông qua Dự án Transposition kết nối 12 tổ chức nghệ thuật (Nhà hát, Nhạc viện...), tổ chức các chương trình hòa nhạc chung, các lớp tập huấn, các chuyến tu nghiệp ngắn ngày cho học sinh, sinh viên và các nghệ sĩ, hỗ trợ công tác giảng dạy âm nhạc, giúp phát triển thư viện và lưu trữ tư liệu, cũng như hỗ trợ bảo dưỡng nhạc cụ.
Dự án Transposition giai đoạn 2 (2012 - 2015) tập trung hợp tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng quản lý nghệ thuật cho Việt Nam thông qua việc tổ chức các hội thảo ở Việt Nam.
Na Uy cung cấp học bổng cho lưu học sinh Việt Nam theo chương trình học bổng sinh viên quốc tế, hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ giảng viên và cán bộ nghiên cứu thuộc các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam. Hằng năm Na Uy có chương trình học bổng dành cho đào tạo cử nhân và thạc sỹ trong các trường đại học tại Na Uy hoặc ở một số nước khác, trong đó có Việt Nam.
Từ năm 2005, Việt Nam miễn thị thực dưới 15 ngày cho công dân Bắc Âu, trong đó có Na Uy. Khách du lịch Na Uy đến Việt Nam trong năm 2014 đạt hơn 22.700 người, tăng 7,3% so với năm 2013. Hiện nay cộng đồng người Việt tại Na Uy có khoảng hơn 20.000 người, đông nhất Bắc Âu, trong đó 90% có quốc tịch Na Uy, 60% có công ăn việc làm ổn định.
Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Na Uy Erna Solberg nhằm trao đổi các phương hướng, biện pháp cụ thể thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và các lĩnh vực như thích ứng với biến đổi khí hậu, quản lý nước, năng lượng tái tạo, nông nghiệp, kinh tế biển, dầu khí, đóng tàu; thúc đẩy hoàn tất đàm phán Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Khối Mậu dịch tự do châu Âu (EFTA) trong năm 2015; thúc đẩy hợp tác hiện thực hóa các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) và xây dựng các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) giai đoạn sau năm 2015./.
Nga sẽ không vận chuyển quá cảnh khí đốt qua U-crai-na sau năm 2019  (14/04/2015)
Ban Chỉ đạo tổng kết 10 thực hiện Nghị quyết 48-NQ/TW họp phiên thứ nhất  (14/04/2015)
Kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh  (14/04/2015)
Xử lý doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội để bảo vệ người lao động  (14/04/2015)
EC: Hy Lạp và Eurozone còn rất nhiều vấn đề cần dàn xếp  (14/04/2015)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên