Một số khuyến nghị về phát triển giao thông nông thôn ở Hà Tĩnh
TCCSĐT - Thực trạng của hệ thống giao thông nông thôn ở tỉnh Hà Tĩnh, đặc biệt những hạn chế đã bộc lộ khi hiện thực hóa chính sách phát triển giao thông nông thôn trong khuôn khổ chương trình xây dựng nông thôn mới đặt ra yêu cầu tìm kiếm giải pháp để tăng cường hiệu quả thực hiện chính sách.
Định hướng phát triển giao thông nông thôn của tỉnh Hà Tĩnh
Mục tiêu chiến lược phát triển giao thông nông thôn trong giai đoạn từ nay đến 2020 và sau năm 2020 của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh xác định:
- 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã.
- Xóa bỏ 100% cầu khỉ, thay thế bằng cầu bê tông xi măng hoặc kết cấu thép định hình.
- 35 - 80% mặt đường được cứng hóa tùy theo từng vùng và loại đường.
Giai đoạn đến 2020, tiếp tục đầu tư phát triển bền vững mạng lưới giao thông nông thôn, để đạt mục tiêu:
- 100% đường huyện vào cấp, đạt tiêu chuẩn cấp IV, V được quy định tại tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4054-2005.
- 100% đường xã đạt tiêu chuẩn cấp VI (TCVN 4054-2005) hoặc đường giao thông nông thôn loại A được quy định tại tiêu chuẩn 22TCN - 210-92.
- 100% đường huyện, đường xã được bảo trì theo kế hoạch.
- Vĩnh cửu hoá cầu cống trên đường giao thông nông thôn.
- Phát triển giao thông nội đồng để đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hoá sản xuất, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp.
Theo đánh giá của Sở Giao thông vận tải, hệ thống đường giao thông nông thôn Hà Tĩnh hiện nay còn thiếu cả về số lượng và yếu cả về chất lượng. Mặc dù mạng lưới giao thông nông thôn phân bố tương đối dày đặc trên phạm vi cả tỉnh, nhưng cũng đang còn những vấn đề cần phải được giải quyết, như sự chưa cân đối giữa nguồn vốn cho đầu tư phát triển và cho bảo trì đường giao thông nông thôn, đặc biệt thiếu vốn cho các vùng nông thôn khó khăn, nghèo nhất. Bên cạnh đó, việc sử dụng vốn trong các dự án đầu tư giao thông nông thôn cũng còn phải xem xét thêm về hiệu quả, do còn có lãng phí.
Về hiện trạng đường giao thông nông thôn, các kết quả nghiên cứu cho thấy, có sự chênh lệch đáng kể về tiếp cận giữa các huyện trong toàn tỉnh, tính cả về số lượng và chất lượng. Theo đó, khả năng tiếp cận tốt nhất và phục vụ tốt nhất là mạng lưới đường giao thông nông thôn khu vực ngoại thành, tiếp đó là khu vực gần các thị trấn, thị xã. Còn khó khăn nhất là khu vực phía Tây, phía Nam của tỉnh.
Bên cạnh đó, tỷ lệ đường bộ giao thông nông thôn được nhựa hoá, bê tồng, xi măng hoá chưa đáp ứng được chỉ tiêu đặt ra trong chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo. Thêm vào đó, tỷ lệ đường bộ giao thông nông thôn đi lại được quanh năm chưa cao, trong đó, tỷ lệ đường đất còn lớn, đã gây khó khăn và trở ngại cho việc đi lại của nhân dân và vận chuyển phục vụ nông nghiệp trong mùa mưa.
Quy mô xây dựng đường giao thông nông thôn còn nhỏ hẹp, thiếu về số lượng, kém về chất lượng và hạn chế về tải trọng. Đặc biệt, tiêu chuẩn thiết kế đường giao thông nông thôn không còn phù hợp và không đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của các chủng loại phương tiện vận tải có tải trọng lớn và nhu cầu đi lại ngày càng cao của nhân dân.
Công tác bảo trì đường giao thông nông thôn cũng còn nhiều bất cập. Thực tế đã cho thấy, vấn đề bảo trì đường giao thông nông thôn vẫn còn nhiều khúc mắc cần tìm cách giải quyết. Thực tế hiện nay là nguồn kinh phí dành cho bảo trì đường giao thông nông thôn còn ở mức rất khiêm tốn, chỉ đáp ứng được khoảng 25% nhu cầu về bảo trì đường xá, thể hiện rõ sự mất cân đối giữa đầu tư phát triển và duy tu bảo dưỡng. Bên cạnh đó, nhiều địa phương vẫn dành sự ưu tiên về nguồn kinh phí cho việc mở đường mới hoặc nâng cấp các đường cũ đã xuống cấp, cho nên kinh phí dành cho bảo trì đường giao thông nông thôn đang khai thác càng trở nên khó khăn, dẫn đến tình trạng mạng lưới đường giao thông nông thôn xuống cấp nhanh chóng, làm giảm hiệu quả đầu tư trong việc phát triển đường giao thông nông thôn.
Về đường thuỷ nội địa, hầu hết các tuyến đường sông phục vụ giao thông nông thôn dường như chưa được đầu tư, không có điều kiện để khảo sát về luồng lạch, cũng không có kinh phí duy tu nạo vét lòng sông, thuyền bè không thể hoạt động an toàn vào ban đêm do thiếu hệ thống dẫn luồng và việc kết nối giữa vận chuyển đường thuỷ nội địa giao thông nông thôn với đường bộ giao thông nông thôn còn chưa thuận lợi. Các bến đò, bến đậu thiếu các trang thiết bị. Đội tàu thuyền thì cũ kỹ, thiếu kinh phí duy tu bảo trì nên dễ gây ra các sự cố. Năng suất vận chuyển của phương tiện thấp, đội ngũ những người lái tàu, chở đò hầu hết không được đào tạo, không có chứng chỉ, mà chỉ điều khiển phương tiện theo kinh nghiệm, do đó nguy cơ tai nạn giao thông đường thuỷ là điều khó tránh.
Công tác quản lý và cơ chế, chính sách phát triển giao thông nông thôn vẫn còn những điểm chưa phù hợp. Mô hình và năng lực quản lý giao thông nông thôn của cấp huyện và cấp xã cần được tiếp tục kiện toàn và nâng cao. Trong giai đoạn vừa qua, với chính sách “Nhà nước và nhân dân cùng làm” trong sự nghiệp phát triển giao thông nông thôn, hệ thống giao thông nông thôn đã có bước phát triển khá mạnh, song cũng đã đến lúc cần được xem xét lại cho phù hợp với tình hình và đòi hỏi của giai đoạn phát triển mới. Công tác quản lý giao thông đường thuỷ nội địa còn lỏng lẻo, thiếu các chính sách phù hợp. Một số vấn đề cần phải quan tâm và giải quyết tiếp như chính sách huy động và quản lý sử dụng vốn đầu tư phát triển giao thông nông thôn; cơ chế, chính sách bảo trì theo kế hoạch; chính sách hỗ trợ các thành phần kinh tế tham gia phát triển giao thông nông thôn và cung cấp dịch vụ vận tải; chính sách về sử dụng vật liệu và nhân lực tại chỗ trong phát triển giao thông nông thôn;…
Một trong những điều kiện quan trọng để góp phần xoá đói, giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam, là phát triển nhanh và bền vững hệ thống giao thông nông thôn. Hà Tĩnh cũng không nằm ngoài quy luật đó, vì vậy nhu cầu phát triển giao thông nông thôn lại càng được đặt ra, với mục tiêu cao hơn, đó là tạo ra bước phát triển vượt bậc để đưa nông thôn Việt Nam cùng tiến lên và hoà nhập với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chính vì vậy, theo chiến lược phát triển giao thông nông thôn của tỉnh đến năm 2020, giao thông nông thôn còn rất nhiều vấn đề phải giải quyết và cần được cụ thể hoá bằng những chính sách và kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, để có thể đưa nông thôn Hà Tĩnh phát triển.
Một số khuyến nghị về thực hiện chính sách phát triển giao thông nông thôn ở tỉnh Hà Tĩnh
Quán triệt nguyên tắc vì lợi ích của người dân trong hoạch định và thực hiện chính sách phát triển giao thông nông thôn
Mọi chủ trương phát triển đều nhằm mục đích đem lại lợi ích cho nhân dân. Do đó, cần giữ vững và quán triệt nguyên tắc này trong quá trình hoạch định chính sách công cũng như việc thực thi chính sách phát triển giao thông nông thôn. Đẩy mạnh chủ trương “xã hội hóa” vấn đề này và với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm để đem lại lợi ích to lớn nhất cho nhân dân. Cần thực hiện đa dạng hóa và linh hoạt các nguồn huy động, hình thức huy động và phương thức huy động để phát triển hạ tầng giao thông đường bộ phù hợp với từng loại đường. Đối với đường trục xã, liên xã, đây là loại đường có yêu cầu quy mô và cấp kỹ thuật cao nhất trong các loại đường bộ ở nông thôn vì vậy nguồn lực chính để huy động để xây dựng là từ đầu tư của Nhà nước, tín dụng, doanh nghiệp, tức là Nhà nước cần tăng cường hỗ trợ để đầu tư xây dựng các tuyến đường thuộc loại này. Đối với đường trục thôn, liên thôn và đường ngõ xóm: Nhà nước có chính sách đầu tư, hỗ trợ, tạo động lực ban đầu kích thích sự quyết tâm của cộng đồng dân cư, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để cộng đồng dân cư đóng góp và giao cho cộng đông dân cư tự thực hiện thi công các tuyến đường đó. Đối với đường trục chính nội đồng: thực hiện tốt chính sách hỗ trợ của Nhà nước hiện nay như tỉnh hỗ trợ: 1 triệu đồng/ha, huyện Hương Khê 100.000 đồng/ha, huyện Can Lộc 100.000 đồng/ha, đồng thời người dân góp đất: từ 5 - 20 m2/sào, 200.000 - 300.000 đồng/sào, để thực hiện giao thông thủy lợi nội đồng trong công tác chỉnh trang đồng ruộng dồn điền đổi thửa; mặt khác thực hiện tốt các chương trình, dự án, đề án để phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa đặc biệt là giao thông nội đồng.
Tạo điều kiện để người dân chủ động tham gia thực thi và giám sát chính sách
Cần có sự thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, xuất phát từ nhu cầu của cộng đồng, tạo được sự đoàn kết chặt chẽ của cả hệ thống chính trị và cộng đồng dân cư. Trên cơ sở đó, cần thực hiện tích cực hơn nữa công tác tuyên truyền để tăng cường huy động các nguồn lực cho việc thực hiện Chương trình nói chung và cho mục tiêu phát triển giao thông nông thôn nói riêng. Đặc biệt cần tiếp tục tăng vốn nhà nước để thực hiện các chính sách hỗ trợ cho các địa phương làm đường, từng bước đáp ứng yêu cầu của cơ sở, tiếp đó tăng cường vận động, tuyên truyền và khuyến khích người dân, hộ gia đình tự nguyện góp tiền, đất, nhân công và giải phóng mặt bằng để mở rộng và chỉnh trang các tuyến đường giao thông thôn, xóm. Xây dựng chiến lược và lộ trình cụ thể để triển khai kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông đường bộ nông thôn nói chung và huy động vốn nói riêng phù hợp với điều kiện của tỉnh cũng như từng tuyến đường ở từng địa phương.
Xây dựng đội ngũ cán bộ thực thi chính sách và quản lý giao thông nông thôn
Tăng cường năng lực, nhân lực cho cán bộ trực tiếp quản lý giao thông nông thôn, có chương trình đào tạo, tập huấn hằng năm cho cán bộ quản lý giao thông nông thôn các cấp. Quan tâm bồi dưỡng về nghiệp vụ, chuyên môn cũng như phương thức quản lý các công trình, quản lý vốn và quản trị nhân lực... cho đội ngũ cán bộ quản lý giao thông nông thôn.
Thêm vào đó, cần có chính sách tiền lương và các chế độ ưu đãi đối với người lao động trong điều kiện lao động đặc thù, đặc biệt là công tác quản lý, bảo trì giao thông nông thôn ở các vùng sâu, vùng xa, vùng địa hình khó khăn.
Có chương trình, kế hoạch hằng năm về bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ làm chính sách, đặc biệt đó là chính sách về tiêu chí giao thông trong chương trình Nông thôn mới, bảo đảm phù hợp với từng giai đoạn và thực tiễn./.
Chương trình “Xuân quê hương 2015”  (13/01/2015)
Thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập  (13/01/2015)
Đẩy mạnh các hoạt động đoàn kết hữu nghị nhân dân Việt Nam - Lào  (13/01/2015)
Làm rõ trách nhiệm liên quan đến sai phạm của bà Châu Thị Thu Nga  (13/01/2015)
Các quốc gia ASEAN tăng cường hội nhập về lĩnh vực năng lượng  (13/01/2015)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay