2015 là năm mang tính dấu mốc trong chiều dài quan hệ Việt-Mỹ
Về những kết quả nổi bật đạt được trong quan hệ giữa hai nước thời gian qua, Đại sứ Phạm Quang Vinh cho rằng quan hệ đối tác toàn diện được xác lập trong chuyến thăm Mỹ tháng 7-2013 của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là khuôn khổ quan trọng, định hướng cho quan hệ hai nước.
Đánh giá về năm 2014, Đại sứ nêu rõ hơn một năm qua, hai bên đã khởi động và triển khai tích cực cả 9 lĩnh vực ưu tiên đề ra trong quan hệ đối tác toàn diện, đã có một số tiến bộ được dư luận sở tại cho là mang tính đột phá, nhưng dư địa hợp tác còn nhiều, vẫn còn có những trở ngại nên để làm sâu sắc quan hệ đối tác toàn diện, sẽ còn cả chặng đường phía trước.
Những kết quả đã đạt được rất có ý nghĩa và đã góp phần đẩy mạnh đà phát triển quan hệ hai nước. Đáng chú ý là quan hệ chính trị-ngoại giao tiếp tục được tăng cường với một loạt các cuộc gặp, chuyến thăm ở các cấp giữa hai nước trong năm 2014: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Tổng thống Barack Obama bên lề Hội nghị Cấp cao diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và Cấp cao Đông Á (EAS); 13 chuyến thăm Việt Nam của các lãnh đạo quốc hội Mỹ như Chủ tịch thường trực Thượng viện Patrick Leahy và các Thượng nghị sĩ John McCain, Benjamin Cardin, Bob Corker....; các chuyến thăm Mỹ của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh...
Ngoài ra, còn có nhiều hoạt động trao đổi các đoàn cấp bộ, ngành, địa phương, triển khai 11 cơ chế đối thoại trên các lĩnh vực về chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, phát triển, dân chủ nhân quyền, lao động.
Đại sứ Phạm Quang Vinh nêu rõ quan hệ kinh tế tiếp tục là điểm sáng nổi bật trong hợp tác hai nước. Mỹ tiếp tục là đối tác kinh tế và thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Đặc biệt, tổng kim ngạch thương mại hai nước năm 2014 ước đạt khoảng 35-36 tỷ USD; trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ hơn 28 tỷ USD, tăng 19% so với năm trước đó.
Mỹ cũng là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ bảy vào Việt Nam, với khoảng 700 dự án và tổng vốn gần 10,7 tỷ USD, chưa kể đầu tư của doanh nghiệp Mỹ qua nước thứ ba. Trong khuôn khổ đàm phán chung, hai bên cũng đạt được những tiến triển thực chất trong đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), sắp tới việc đàm phán này cần tiến tới một TPP bảo đảm phù hợp với trình độ phát triển và lợi ích của các bên tham gia.
Hợp tác về khoa học-công nghệ có đột phá mới với việc Hiệp định Hạt nhân dân sự 123 đã chính thức có hiệu lực từ ngày 10-9-2014, mở ra cơ hội lớn cho hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực hạt nhân dân sự. Mỹ tiếp tục cam kết và triển khai hợp tác tích cực với Việt Nam về việc giải quyết các vấn đề do chiến tranh để lại như các dự án tẩy độc tại các khu vực bị nhiễm dioxin, với tổng trị giá 15 triệu USD hay dự án 7,5 triệu USD hỗ trợ những người bị khuyết tật do hậu quả chiến tranh.
Đại sứ cho biết hợp tác giáo dục và giao lưu nhân dân tiếp tục được mở rộng. Việt Nam dẫn đầu về số lượng sinh viên học ở Mỹ trong các nước ASEAN với tổng số hơn 16.000 sinh viên, đứng thứ tám trong số tất cả các nước có sinh viên đang học tập tại Mỹ. Trong năm 2014, số lượng khách du lịch Mỹ đến Việt Nam cũng tiếp tục tăng, đạt 443.000 lượt khách, đứng thứ tư trong số các nước có nhiều khách du lịch vào Việt Nam.
Hợp tác an ninh-quốc phòng tiếp tục được thúc đẩy trên cơ sở triển khai Biên bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng (tháng 9-2011). Việc Mỹ chính thức tuyên bố bãi bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam được đánh giá cao và Việt Nam đề nghị Mỹ nên sớm dỡ bỏ hoàn toàn, phù hợp với đúng khuôn khổ quan hệ đối tác toàn diện hai nước.
Hai bên cũng đã trao đổi nhiều đoàn quốc phòng, đáng chú ý là chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên của Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, Tướng Martin Dempsey tháng 8-2014. Hợp tác trong lĩnh vực cảnh sát biển được mở rộng, hai bên đang triển khai gói hỗ trợ 18 triệu USD dành cho Việt Nam nhằm nâng cao năng lực hàng hải.
Bên cạnh đó cũng cần kể đến sự hợp tác, phối hợp có hiệu quả giữa hai nước trong các diễn đàn đa phương tại khu vực và quốc tế, nhất là Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), EAS, APEC... Đáng chú ý, trong năm nay lần đầu tiên Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng Mỹ-ASEAN đã được tổ chức.
Tuy nhiên, Đại sứ Phạm Quang Vinh lưu ý khi nhìn vào mỗi lĩnh vực, hiện vẫn còn nhiều dư địa để thúc đẩy hợp tác. Mặt khác, quan hệ hai nước vẫn còn một số khó khăn, nhất là việc Mỹ tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp và rào cản thương mại như áp đặt cơ chế giám sát cá da trơn; áp dụng các chính sách vệ sinh thực phẩm đối với hàng hoa quả và mật ong...
Bên cạnh đó, hai bên vẫn còn khác biệt trong vấn đề dân chủ, nhân quyền. Với những khác biệt đó, Đại sứ khẳng định Việt Nam chủ trương đối thoại thẳng thắn và hợp tác xây dựng trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau. Vừa qua, có nhiều quan chức chính giới, Quốc hội Mỹ thăm Việt Nam, họ đều đã hiểu thêm về chính sách và sự phát triển của đất nước, trong đó có cả những vấn đề liên quan đến tự do, dân chủ, nhân quyền.
Nhìn tổng thể, quan hệ hai nước trong hơn một năm qua đã phát triển tích cực, tạo đà để hai bên tiếp tục đưa quan hệ đối tác toàn diện đi vào chiều sâu trong năm 2015 và những năm sau.
Về những mục tiêu và ưu tiên trong quan hệ giữa hai nước, Đại sứ Phạm Quang Vinh xác định năm 2015 là một năm có ý nghĩa rất quan trọng, mang tính dấu mốc trong chiều dài quan hệ Việt Nam-Mỹ và là năm vừa là kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vừa là cơ hội để tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hai nước, vì lợi ích của nhân dân hai nước và vì hòa bình, an ninh, thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới.
Theo Đại sứ, việc đầu tiên và hàng đầu là làm sao để triển khai hiệu quả và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam-Mỹ, trên cả 9 lĩnh vực ưu tiên đã được xác định. Trong mỗi lĩnh vực, vẫn còn nhiều "dư địa" mới hợp tác giữa hai nước. Trong đó, chắc chắn phải làm sao đẩy mạnh hơn nữa hợp tác về các lĩnh vực như kinh tế, khoa học-kỹ thuật và giáo dục, tạo ra những đột phá mới, dấu mốc mới trong từng lĩnh vực này.
Năm 2015 là năm kỷ niệm trong quan hệ, như vậy hai nước cần tổ chức kỷ niệm sao cho thực chất, hiệu quả. Việc tiếp tục trao đổi đoàn ở các cấp, qua đó tăng cường thêm hiểu biết, thúc đẩy các cơ hội, thỏa thuận hợp tác, tạo ra những điểm nhấn có ý nghĩ trong năm kỷ niệm.
Hai nước cũng cần lên kế hoạch tổ chức "Những ngày Việt Nam tại Mỹ," qua đó không chỉ để kỷ niệm, mà còn giúp chính giới cũng như nhân dân hai nước tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy hơn nữa quan hệ.
Đại sứ quán và các cơ quan đại diện Việt Nam tại Mỹ sẽ tích cực phục vụ và tham gia các hoạt động này, đồng thời cũng sẽ tích cực phối hợp với các cơ quan sở tại để tổ chức các hoạt động trao đổi, quảng bá và kỷ niệm trải rộng trong năm, cả ở thủ đô và các địa phương của Mỹ.
Về vai trò của cộng đồng người Việt tại Mỹ, Đại sứ Phạm Quang Vinh cho biết cộng đồng người Việt Nam tại Mỹ có khoảng 2 triệu người, chiếm gần một nửa trong tổng số hơn 4 triệu người Việt Nam ở nước ngoài và là cộng đồng người Việt lớn nhất bên ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Do hoàn cảnh lịch sử, phần lớn cộng đồng người Việt đến định cư tại Mỹ sau năm 1975, sau này cũng có nhiều người đến Mỹ để học tập, làm việc, kinh doanh hay đoàn tụ gia đình.
Trải qua 40 năm định cư trên nước Mỹ, tuy quan điểm còn có điểm khác biệt, nhưng đại bộ phận bà con luôn gắn bó, hướng về quê hương, đất nước và đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của đất nước và là cầu nối cho quan hệ hợp tác hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
Kiều bào rất phấn khởi về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với kiều bào, đặc biệt là Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị. Qua 10 năm triển khai, vừa qua Việt Nam đã kiểm điểm, rút bài học kinh nghiệm và đề ra các chính sách là cơ sở chỉ đạo để triển khai tốt công tác cộng đồng.
Như vậy nhiệm vụ của Đại sứ quán là phải tiếp tục triển khai và đưa chính sách của ta đến với kiều bào, thúc đẩy hơn nữa sự gắn bó của kiều bào đối với đất nước; hiểu và nắm được những tâm tư, nguyện vọng của kiều bào, từ đó giúp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc mà kiều bào gặp phải.
Trong vấn đề này, Đại sứ Phạm Quang Vinh nhấn mạnh đến việc tranh thủ chất xám của kiều bào, làm thế nào để có những cơ chế, chính sách sử dụng hiệu quả chuyên gia, trí thức Việt Nam ở nước ngoài. Rất nhiều trí thức người Việt tâm huyết, trăn trở với các vấn đề của đất nước và muốn đóng góp tri thức cho đất nước./.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 01-2015  (04/01/2015)
Hà Nội: Khánh thánh 4 công trình trọng điểm quốc gia  (04/01/2015)
Tấp nập các hoạt động du lịch trong kỳ nghỉ đầu năm mới  (04/01/2015)
Hàn Quốc: Kim ngạch xuất khẩu đạt mức cao kỷ lục trong năm 2014  (04/01/2015)
Kinh tế thế giới 2015 sẽ tiếp đà phục hồi, song chưa thật vững  (04/01/2015)
Kinh tế thế giới 2015 sẽ tiếp đà phục hồi, song chưa thật vững  (04/01/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển