Bảo đảm an ninh tôn giáo, ổn định hệ thống chính trị cơ sở, phát triển kinh tế - xã hội 3 vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ
TCCSĐT - Ngày 08-11-2014, tại tỉnh Yên Bái, Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ tổ chức Hội nghị giao ban nhằm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2014 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới.
Đến dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc; đồng chí Vũ Văn Ninh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ. Tham dự Hội nghị còn có lãnh đạo của 3 ban chỉ đạo, lãnh đạo các bộ, ngành, các tỉnh vùng Tây Bắc.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, 3 ban chỉ đạo cơ bản đã hoàn thành nhiệm vụ do Trung ương Đảng, Chính phủ giao. Đồng chí nhấn mạnh, giải quyết vấn đề dân tộc, tôn giáo đang là một thách thức mang tính thời đại, là vấn đề mà tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới đều quan tâm để giữ gìn sự đoàn kết và chung sống hòa bình. Đây cũng là vấn đề quan trọng, mang tính thời sự và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của 3 vùng chiến lược Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, vì vậy, Hội nghị lần này lựa chọn chủ đề trọng tâm để bàn thảo là: “An ninh tôn giáo”.
Tại Hội nghị, các đại biểu tham dự trao đổi nhiều kinh nghiệm hết sức bổ ích trong công tác bảo đảm, phát huy quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào, đi đôi với công tác đấu tranh với các hoạt động tôn giáo trái pháp luật, các hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo của các thế lực thù địch nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, gây những mẫu thuẫn xã hội trong các vùng.
Trong năm 2014, 3 ban chỉ đạo tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quyết định quan trọng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, công tác dân tộc, tôn giáo và xây dựng hệ thống chính trị cơ sở tại 3 vùng chiến lược trên. Qua đó, tham mưu kịp thời và hiệu quả nhiều cơ chế, chính sách và biện pháp phát huy được những tiềm năng, lợi thế của từng vùng trong phát triển; cũng như xử lý kịp thời những vấn đề “nóng”, mới phát sinh, nhất là liên quan tới vấn đề tôn giáo, tạo môi trường ổn định cho phát triển. Tiêu biểu là triển khai Chương trình khoa học, công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc năm 2014, với các đề tài được lựa chọn nghiên cứu có nội dung phù hợp, thiết thực; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham mưu với Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách đặc thù, ưu đãi phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2020; tham mưu để Chính phủ cho phép hai tỉnh Kom Tum và Đắk Nông được áp dụng cơ chế đặc thù trong đầu tư mạng lưới điện nông thôn khu vực biên giới giai đoạn 2014 - 2020 và miễn phần đóng góp 15% nguồn vốn của tỉnh; ban hành Quy chế thí điểm liên kết đồng bằng sông Cửu Long, Đề án liên kết vùng trong sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng nông sản chủ lực vùng đồng bằng sông Cửu Long; đề xuất biện pháp giải quyết tình hình người dân di cư tự do; đấu tranh xóa bỏ nhiều tà đạo, các hoạt động tôn giáo trái pháp luật, hoạt động lợi dụng tôn giáo để thực hiện các mưu đồ chính trị phản động của các thế lực thù địch trong và ngoài nước...
Ba ban chỉ đạo cũng tích cực triển khai các hoạt động liên kết phát triển kinh tế tại mỗi vùng, tập trung xây dựng các quy hoạch vùng, liên kết phát triển kinh tế du lịch, phát triển nông, lâm, thủy sản gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm... theo hướng bền vững.
Tại Hội nghị, các đại biểu tham dự cũng thẳng thắn chỉ ra những khó khăn, tồn tại, hạn chế trong quá trình hoạt động của 3 ban chỉ đạo. Trong thời gian tới, 3 ban chỉ đạo thống nhất tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, nắm tình hình tại các địa phương, kịp thời phát hiện những vấn đề mới phát sinh trên các lĩnh vực, kịp thời tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chính phủ có các biện pháp giải quyết hiệu quả. Tập trung thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW, ngày 30-5-2014, của Bộ Chính trị, về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; chỉ đạo các địa phương phát triển kinh tế, tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng bền vững; triển khai thực hiện tốt liên kết phát triển kinh tế ở mỗi vùng...
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Vũ Văn Ninh đánh giá cao sự phối hợp tích cực, chặt chẽ và có hiệu quả của 3 ban chỉ đạo với cấp ủy, chính quyền các địa phương trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa bàn. Tuy nhiên, thời gian tới, quan hệ phối hợp công tác trên cần xây dựng thành những quy chế phối hợp cụ thể. Ba vùng chiến lược trên đều có nhiều lợi thế phát triển, song chưa được khai thác hiệu quả, nên cần có những cơ chế, chính sách phù hợp với đặc thù của từng vùng, để giúp đưa 3 vùng còn khó khăn nhất của cả nước này từng bước đi lên, tiến kịp với cả nước. Chú trọng liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp, tránh tình trạng nông sản sản xuất ra nhiều nhưng không tiêu thụ được, ảnh hưởng tới đời sống của người nông dân; đẩy mạnh liên kết giữa các địa phương trong vùng, giữa các vùng trong cả nước, tránh cạnh tranh nội bộ vùng giữa các tỉnh có lợi thế giống nhau, có thể triệt tiêu những động lực, tiềm năng phát triển. Đồng chí Vũ Văn Ninh đề nghị, 3 ban chỉ đạo cần đặc biệt chú trọng việc bảo đảm an ninh chính trị ở các vùng, nhất là các vấn đề liên quan tới công tác dân tộc, tôn giáo trong năm 2015 - năm có nhiều sự kiện chính trị đặc biệt của đất nước và diễn ra đại hội đảng bộ các cấp.
Kết luận Hội nghị, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc một lần nữa đánh giá cao sự cố gắng của 3 ban trong việc hoàn thành tốt nhiệm vụ do Trung ương Đảng, Chính phủ phân công, nhất là trong lĩnh vực an ninh tôn giáo, trong việc đôn đốc giải quyết, triệt phá kịp thời nhiều âm mưu của kẻ xấu lợi dụng vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng để gây mâu thuẫn xã hội; giải quyết những bất cập của tình trạng di dân tự do, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng; củng cố hệ thống chính trị cơ sở; công tác an sinh xã hội ở các vùng khó khăn… Ba ban chỉ đạo cũng có nhiều nỗ lực trong việc củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức để nâng cao hiệu quả hoạt động. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc lưu ý, muốn thực hiện tốt công tác an ninh tôn giáo, cần giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề, từ nâng cao chất lượng công tác cán bộ cơ sở làm công tác tôn giáo, đến việc nêu cao quyết tâm chính trị, gắn với bản lĩnh công tác và phương pháp giải quyết tốt của cán bộ tại 3 ban chỉ đạo khi giải quyết các vấn đề về tôn giáo; đặc biệt quan tâm việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, thực hiện hiệu quả các chính sách xóa đói, giảm nghèo…
Bên cạnh đó, hoạt động của 3 ban chỉ đạo cũng còn những vấn đề cần khắc phục, như: Ba ban có chức năng, nhiệm vụ nặng nề, địa bàn rộng lớn, nhưng đội ngũ cán bộ còn mỏng, nguồn lực hạn chế; công tác phối hợp, chế độ báo cáo, thông tin của các bộ, ban, ngành, địa phương với các ban chỉ đạo còn chưa đầy đủ…
Trong thời gian tới, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc đề nghị 3 ban chỉ đạo cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:
Một là, tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, nắm tình hình ở các địa phương, chỉ đạo giải quyết kịp thời, không để xảy ra những “điểm nóng” về an ninh trật tự, không để tình trạng bất ngờ xảy ra; tập trung theo dõi, phát hiện những vấn đề phát sinh từ việc tổ chức đại hội đảng bộ các cấp trên địa bàn 3 vùng để báo cáo kịp thời Trung ương.
Hai là, đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, kiên quyết đấu tranh với các hoạt động truyền đạo trái pháp luật, tiến tới xóa bỏ tà đạo, đạo lạ, đặc biệt là các tổ chức lợi dụng danh nghĩa tôn giáo để khuếch trương thanh thế, lôi kéo người dân chống đối chính quyền.
Ba là, tập trung chỉ đạo nhiệm vụ phát triển kinh tế, tái cơ cấu nông nghiệp, đào tạo lao động, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, nhân rộng mô hình tốt về xóa đói, giảm nghèo trong 3 vùng; chú trọng việc nhân rộng gương điển hình tiên tiến của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, gương cán bộ tiêu biểu trong 3 vùng. Tăng cường công tác an ninh biên giới, an ninh đối ngoại, an ninh chính trị và bảo đảm trật tự an toàn ở 3 vùng.
Thứ tư, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để đồng bào hiểu, hưởng ứng, đồng thuận và thực hiện những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nghiên cứu có những chương trình đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền cho riêng 3 vùng.
Thứ năm, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, kiện toàn bộ máy tổ chức của 3 ban chỉ đạo, đặc biệt quan tâm công tác cán bộ của các ban với những chính sách phù hợp.
Hội nghị giao ban 3 ban chỉ đạo năm 2015 sẽ được tổ chức tại Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, với chủ đề: “Bảo đảm an ninh biên giới, an ninh đối ngoại”./.
Cùng ngày, để ghi nhận những thành tích của Ban Chỉ đạo Tây Bắc, nhân dịp kỷ niệm 10 năm Ngày thành lập Ban, Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì cho Ban Chỉ đạo Tây Bắc. |
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 03 đến ngày 09-11-2014  (10/11/2014)
Suy và ngẫm  (10/11/2014)
Khởi công Dự án Trạm biến áp 110kV Yên Phong 3 và đường dây đấu nối  (10/11/2014)
Chủ tịch nước tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị đối ngoại Trung Quốc  (09/11/2014)
Khai mạc Hội nghị các nhà lãnh đạo và giới doanh nghiệp APEC  (09/11/2014)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Trung Quốc dự Hội nghị APEC  (09/11/2014)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên