WB: Nhiều nước đang phát triển chỉ tăng trưởng 2,1%
Trong năm nay, ở các nước OECD, tăng trưởng giảm 3%, trong khi ở các nước thu nhập cao khác thì tăng trưởng giảm 2%.
Cập nhật Báo cáo Triển vọng Kinh tế toàn cầu mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng GDP tại các nước đang phát triển sẽ giảm xuống còn khoảng 2,1% năm 2009 so với mức 5,8% năm 2008. WB đã giảm dự báo tăng trưởng này xuống chỉ còn một nửa so với mức dự báo đưa ra vào tháng 11-2008, cho thấy tình hình tài chính và kinh tế thế giới đang đi xuống rất nhanh.
Bản cập nhật báo cáo cũng dự báo tăng trưởng toàn cầu giảm 1,7% năm nay. Đây sẽ là mức tăng trưởng chậm nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai.
Dự báo này cũng cho rằng tăng trưởng có thể phục hồi nhẹ vào năm 2010 vì hoạt động sáp nhập tài chính, thiệt hại tài chính và ảnh hưởng còn lại của cuộc khủng hoảng sẽ vẫn làm giảm các hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, tốc độ cũng như thời điểm phục hồi còn chưa rõ.
“Ở các nước đang phát triển, chúng ta thấy rất rõ rằng suy thoái hiện nay đang ảnh hưởng lên những người nghèo nhất, không chỉ làm cho họ rủi ro hơn trước những cú sốc – mà còn làm giảm cơ hội của họ, cũng như hy vọng của họ.” ông Justin Yifu Lin, Chuyên gia Kinh tế trưởng, Phó Chủ tịch WB phụ trách Kinh tế Phát triển nói.
Thương mại thế giới sẽ giảm 6,1% năm 2009, là mức giảm thấp nhất trong lịch sử. Giá dầu, hiện ở mức là 47 USD/thùng, dự đoán sẽ giảm khoảng 50% so với mức 2008. Giá các loại hàng hóa khác cũng sẽ thấp, giảm khoảng 30% so với 2008.
Nhu cầu tài chính từ bên ngoài của các nước đang phát triển sẽ tăng lên đến khoảng 1,3 nghìn tỉ USD vào năm 2009, và với dòng tiền suy giảm hiện nay, điều này có nghĩa là sẽ thiếu khoảng từ 270 đến 700 tỉ USD.
Dự kiến tăng trưởng GDP năm 2010 là 2,3%, nhưng nếu xảy ra khủng hoảng cán cân thanh toán tại các nước đang phát triển, chỉ số này khó có thể đạt được và sẽ ảnh hưởng lên quá trình phục hồi kinh tế thế giới. Một rủi ro nữa là phục hồi thị trường tín dụng có thể chậm hơn vì các vấn đề trong ngành tài chính, sẽ làm chậm quá trình điều chỉnh của khu vực kinh tế thực và kéo dài suy thoái kinh tế.
Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì suy giảm đầu tư và thương mại toàn cầu. GDP dự kiến tăng trưởng khoảng 5,3%, chủ yếu do tăng trưởng của Trung Quốc dự kiến giảm xuống còn 6,5%, và một số nước khác trong khu vực có thể rơi vào suy thoái./.
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3: Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu là nhóm giải pháp gốc  (01/04/2009)
Làm sao để giải quyết giữa đảo nợ và vay mới?  (01/04/2009)
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3: Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu là nhóm giải pháp gốc  (01/04/2009)
Xuất khẩu gạo 3 tháng đầu năm tăng hơn 71%  (31/03/2009)
Từ 1-4-2009, cán bộ, công chức làm công tác thống kê được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề  (31/03/2009)
Thành lập Trường Đại học Phan Thiết  (31/03/2009)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay