Việt Nam tham gia Đại hội thế giới về giáo dục mầm non
Từ ngày 16 đến 18-10, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam Nguyễn Thị Nghĩa đã tham dự Đại hội Thế giới lần thứ 4 và Gặp gỡ Quốc tế lần thứ 14 về Giáo dục mầm non tổ chức tại thành phố công nghiệp Monterrey, thủ phủ bang miền Bắc Nuevo Leon của Mexico.
Tham dự đại hội có hơn 1.500 đại biểu đến từ 31 quốc gia trên thế giới và 32 bang của Mexico.
Theo phóng viên TTXVN tại Mexico, trong bài phát biểu trình bày tại đại hội, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa trình bày một số vấn đề liên quan đến chính sách quốc gia và sự phát triển giáo dục mầm non ở Việt Nam, tập trung vào hệ thống giáo dục mầm non, các ưu tiên của chính phủ đối với loại hình giáo dục này; những kết quả đạt được trong thời gian qua; một số khó khăn và những giải pháp phát triển giáo dục mầm non trong những năm tới.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa, Việt Nam là quốc gia đầu tiên tại châu Á và thứ hai trên thế giới ký công ước Quốc tế về quyền trẻ em. Chính phủ Việt Nam luôn dành sự ưu tiên cho phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Giáo dục mầm non được đưa vào hệ thống giáo dục quốc dân từ 1998, song hành với việc ban hành nhiều chính sách về giáo dục mầm non phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước và những chính sách này đã tác động đến trẻ em, giáo viên, và cơ sở giáo dục mầm non.
Đề cập đến những thành tựu đạt được trong thời gian qua, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa cho biết mạng lưới trường lớp được củng cố, mở rộng và phân bổ đến hầu hết các địa bàn dân cư và bước đầu đáp ứng được nhu cầu gửi con của các gia đình. Hiện cả nước có trên 13.700 trường, trong đó gần 12.100 trường công lập (chiếm 88%).
Chương trình giáo dục mầm non được xây dựng theo hướng chương trình khung quốc gia, bảo đảm liên thông với chương trình tiểu học và được triển khai ở hầu hết các cơ sở giáo dục mầm non. Mọi hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em được thực hiện theo quan điểm toàn diện, tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm, tăng cường các hoạt động vui chơi, cơ hội trải nghiệm và khám phá cũng như hình thành các kỹ năng sống của trẻ...
Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa cho rằng việc thiếu mặt bằng để mở rộng cơ sở trường lớp, nhất là vùng cao, thành phố và thị xã dẫn đến thiếu phòng học hiện là thách thức lớn nhất của sự nghiệp giáo dục mầm non tại Việt Nam. Bên cạnh đó, chất lượng giáo dục chăm sóc trẻ chưa đồng đều giữa các vùng miền, thiếu giáo viên theo quy định và ngân quỹ cho giáo dục mầm non còn hạn chế vẫn là những khó khăn lớn, đòi hỏi sự nỗ lực cao hơn của toàn xã hội.
Liên quan đến những giải pháp phát triển giáo dục mầm non, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa chỉ rõ sự cần thiết phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các ngành, các cấp, gia đình và cộng đồng đối với giáo dục mầm non. Cần ưu tiên nguồn lực, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm ngân sách, dành quỹ đất cho giáo dục mầm non, đồng thời hoàn thiện chính sách đối với trẻ mẫu giáo, tăng cường đào tại giáo viên giỏi, đổi mới nội dung chương trình và phương pháp giảng dậy, đẩy mạnh xã hội hóa và da dạng hóa loại hình trường lớp và tích cực huy động các nguồn lực xã hội để thúc đẩy sự nghiệp giáo dục mầm non trên toàn quốc.
Bên lề các hoạt động chính thức của hai hội nghị nói trên, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa cũng dành thời gian tiếp xúc với một số đoàn quốc tế, trao đổi kinh nghiệm về giáo dục mầm non với một số chuyên gia đầu ngành của nước sở tại và quốc tế, thăm hỏi một số Trung tâm giáo dục mầm non, thăm Trung tâm châm cứu Hồ Chí Minh tại thành phố Monterrey và được đồng chí Tổng bí thư Đảng Lao động, nghị sĩ liên bang Alberto Anaya Gutierrez tiếp thân mật./.
Ra mắt Chi hội phụ nữ Trung tâm thương mại Moskva tại Nga  (20/10/2014)
"Quốc hội mong muốn nghe thấy nhiều sáng kiến hơn là lời phàn nàn"  (20/10/2014)
Khai mạc trọng thể Kỳ họp lần thứ tám, Quốc hội Khóa XIII  (20/10/2014)
Không “đầu tư”  (20/10/2014)
Nhập khẩu của Việt Nam - Thực tiễn, vấn đề và giải pháp  (20/10/2014)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển