Không “đầu tư”
TCCS - Tôi sinh vào năm Canh Tý. Nếu tính theo dương lịch thì đến tháng 10 này tôi vừa tròn 55 tuổi. Cái tuổi của tôi có người bảo là sướng, có người nói vất vả, chả biết đâu mà lần. Đồng trang lứa có người đã làm đến chức chủ tịch, bí thư tỉnh ủy; có anh thoát ly quê hương làm đến chức thứ trưởng, vụ trưởng. So sánh thì cũng vô cùng. Quan điểm của tôi là mình phấn đấu đạt được đến đâu bằng chính năng lực của mình mới là điều đáng tự hào; cuộc đời muốn cho thanh thản, tránh được những cú “sốc”, hãy “nhìn xuống” hoặc “nhìn ngang” chứ đừng “nhìn lên”, nhiều khi nghĩ ngợi quá sinh ra bệnh tật. Chính vì vậy, trải qua bao thăng trầm, chết hụt mấy lần ở chiến trường, rồi về quê phấn đấu từ cái chức cán bộ xã, lên đến cán bộ nhiều lĩnh vực trên huyện, đến nay, giữ cái chức phó bí thư thường trực huyện ủy, đã là thành đạt hơn nhiều người khác rồi. Nhiều người bảo công danh, quyền lực là do “số”. Nhưng cũng có không ít người cho rằng, ta phải xuất hiện đúng lúc và biết “chớp” thời cơ dù thời cơ đâu dễ “chớp”. Và thời cơ đã đến với tôi thật.
Chả là vừa qua cả đồng chí bí thư huyện ủy và đồng chí chủ tịch ủy ban nhân dân (UBND) huyện đều đến tuổi nghỉ hưu trong cùng một tháng. Trước đó 3 tháng, cấp trên đã có thông báo về ngày, tháng hai đồng chí này bàn giao dần công việc để nghỉ hưu, nhưng bàn giao cho ai thì chưa biết (thực chất thì công việc ở cái huyện nghèo này cũng không có gì nhiều để bàn giao). Ai cũng nghĩ đây là cơ hội để tôi thành “chủ nhân” của một trong hai cái “ghế” trống đó. Một số cán bộ trên tỉnh, trong huyện, bạn bè, gặp gỡ hoặc gọi điện chúc mừng con đường “quan lộ” của tôi có cơ phát triển. Có người còn mạnh dạn gợi ý rằng, muốn trở thành bí thư huyện ủy hoặc chủ tịch UBND huyện phải chịu khó “chạy”, phải đầu tư “một khoản” nhất định thì mới xong. Có cán bộ của ban tổ chức tỉnh ủy, khi gặp tôi ở hội nghị cũng động viên, ghé tai nói nhỏ:
- Trong thời điểm này ông phải mở một đợt vận động, “chạy đua”: xin gặp lãnh đạo này; đến nhà cấp trên kia để “lo lót” cấp trên; tranh thủ đồng cấp; hứa hẹn với cấp dưới;... thì mới “chắc ăn”.
Tôi hỏi lại: - Mỗi nơi phải “chạy” bao nhiêu, ông mách tôi với?
Anh cười, vỗ vai tôi với giọng kẻ cả:
- Cái này do anh quyết. Đây là lúc anh phát huy “tài ngoại giao” của mình. Không có một công thức sẵn đâu…
Rồi anh đọc tặng tôi một câu thơ được chế từ bài thơ “Thuyền và biển” của Xuân Quỳnh:
“Chỉ có tiền mới biết, anh hào phóng nhường nào/ Chỉ có tiền mới biết, anh đi đâu về đâu”.
Trong lúc tôi còn băn khoăn, do dự thì cấp trên đã bổ nhiệm một phó trưởng ban đảng của tỉnh ủy về làm bí thư huyện ủy. Có cán bộ còn nói với tôi rằng, cơ hội đối với tôi giờ chỉ còn một “ghế”, nhưng chiếc “ghế” này mới quan trọng vì “lính ủy ban hơn quan ban đảng”. Ối người cho rằng, làm “quan” bây giờ cũng như đi buôn ấy, “một vốn bốn lời”, phải “đầu tư” thì “lãi mẹ mới đẻ lãi con”!
Nhiều ngày đêm mất ăn, mất ngủ, cuối cùng tôi quyết định mang “đại sự” này ra bàn với vợ và mấy anh bạn chí cốt tốt bụng. Vợ tôi và mấy anh bạn, mỗi người một ý, nhưng đều thống nhất với nhau rằng: Giả sử “chạy” mà được cái chức chủ tịch UBND huyện thì cũng oai thật, cũng “mở mày mở mặt” với vợ con, họ hàng. Nhưng để “chạy” được thì theo nhiều người cần khá nhiều tiền, rồi lễ lạt, tết nhất, ma chay, cưới xin… mình đều phải chi một khoản đáng kể đối với những người mình đã “chịu ơn”. Cố lắm vay được khoản tiền lớn như vậy, liệu có sức trả lãi rồi hoàn “vốn” không khi mà ở cái huyện thuần nông này, trên địa bàn không có lấy một khu công nghiệp hay một doanh nghiệp có doanh thu 1 hoặc 2 tỷ đồng/năm. Rồi tới đây, tại Đại hội Đảng bộ huyện, mình không trúng cấp ủy, không được cơ cấu làm chủ tịch huyện nữa thì sao? Biết “chạy” ai, chỗ nào? Đưa tiền cho họ, liệu họ có cầm không; cầm rồi họ có ủng hộ mình không? Nếu như họ không cầm rồi tố cáo mình hối lộ, “chạy chức”, “chạy quyền”, họ kỷ luật mình thì lúc đó “mất cả chì lẫn chài”. Thôi tốt nhất là sống và làm việc cho trong sạch, có trách nhiệm để được mọi người tôn trọng, quý mến.
Vợ tôi khuyên vậy. Mấy chiến hữu cũng khuyên vậy và tôi quyết định: không “đầu tư”!
Có vẻ như nhiều người không “đầu tư” hay sao ấy, mà cho đến nay, chủ tịch UBND huyện đã nghỉ hưu được gần 2 tháng mà chưa thấy có chủ tịch mới về huyện?
Nhập khẩu của Việt Nam - Thực tiễn, vấn đề và giải pháp  (20/10/2014)
Nhập khẩu của Việt Nam - Thực tiễn, vấn đề và giải pháp  (20/10/2014)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 13 đến ngày 19-10-2014  (20/10/2014)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự phiên khai mạc Hội nghị EROPA 2014  (20/10/2014)
- Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia
- Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên
- Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
- Kỳ họp thứ 51 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
- Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tổng Bí thư Tô Lâm dự gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Những vấn đề môi trường cấp bách hiện nay: Thực trạng và giải pháp