"Quốc hội mong muốn nghe thấy nhiều sáng kiến hơn là lời phàn nàn"
Đúng 8 giờ 30 sáng nay (20-10), Quốc hội khóa XIII đã khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ tám - Kỳ họp cuối cùng của khóa với các nội dung mang tầm quan trọng đặc biệt trong công tác xây dựng pháp luật, giám sát, quyết định những vấn đề quan trọng về kinh tế - xã hội của đất nước.
Đặc biệt, đây là Kỳ họp đầu tiên diễn ra tại Trụ sở Nhà Quốc hội - Hội trường Ba Đình mới khai trương sau 5 năm xây dựng. Hai phần ba thời lượng của kỳ họp dành cho công tác xây dựng pháp luật, thời gian còn lại các đại biểu sẽ tập trung đánh giá tình hình kinh tế xã hội năm 2014, kế hoạch 2015, xem xét quá trình tái cơ cấu kinh tế cũng như nhiều vấn đề thời sự quan trọng khác của đất nước.
Bên lề Quốc hội, Đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn Thành phố Hồ Chí Minh) đã có những chia sẻ với báo chí xung quanh những vấn đề trên.
- Lần đầu tiên Quốc hội họp ở một tòa nhà mới khang trang và hiện đại, vậy cảm xúc của đồng chí lúc này như thế nào?
Đại biểu Trần Hoàng Ngân: Lần này, Quốc hội họp trong hội trường mới, đặc biệt, phòng họp mang tên Diên Hồng. Tôi nghĩ rằng, kinh tế Việt Nam trong gần 4 năm qua ở mức đáy và đã đến lúc phải chắp cánh bay lên.
Nước ta đã có một thời gian dài tăng trưởng (từ năm 1991 đến 2010), bình quân 7,3%/năm, tuy nhiên 4 năm qua cũng mới chỉ đạt 5,6%. Như vậy, vấn đề bây giờ là phải hiến kế thế nào để có giải pháp giúp nền kinh tế Việt Nam chắp cánh bay cao trở lại.
Nói đến Hội nghị Diên Hồng là hội nghị hiến kế, đưa ra những giải pháp mới. Tôi có niềm tin là trong kỳ họp Quốc hội này chúng ta sẽ nghe nhiều hơn những sáng kiến, giải pháp mang tính đột phá nhất cho đất nước phát triển hơn là nghe những phàn nàn trước đây về quá khứ, nói nhiều về tật xấu, lãng phí, tham nhũng.
- Là một đại biểu Quốc hội được tiếp xúc với cử tri, vậy theo đồng chí cử tri đã gửi gắm điều gì ở kỳ họp Quốc hội lần này?
Đại biểu Trần Hoàng Ngân: Mỗi đại biểu đều thể hiện tâm huyết của mình vì trước khi đến cuộc họp này, đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri và cử tri gửi gắm vào đó nhiều, nhất là việc làm sao để nâng cao đời sống, phúc lợi của người dân cũng như chăm sóc tốt hơn cuộc sống người dân hiện nay, bảo đảm chữ “An”: an toàn giao thông, an bình, yên tâm trong sinh hoạt hằng ngày và làm sao đời sống người dân ngày càng phát triển.
Nhân đây, tôi cũng chia sẻ một con số về sự cải thiện giữa tăng trưởng kinh tế và đời sống người dân. Năm 1991, GDP đầu người của Việt Nam là 143 USD/năm và chúng ta đứng ở vị trí 184, thấp nhất thế giới. Đến năm 2012, GDP đạt khoảng 1.600 USD/người/năm, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 155 và năm 2013, GDP đạt bình quân 1.911 USD/người, đứng thứ 132. Như vậy, đã có sự cải thiện về thứ hạng.
- Tại kỳ họp lần này, đồng chí sẽ tập trung vào những vấn đề gì để kiến nghị lên Quốc hội?
Đại biểu Trần Hoàng Ngân: Kỳ họp này cần phải suy nghĩ về những giải pháp để làm sao kinh tế tăng trưởng trở lại và đã đến lúc cần phải có sự đột phá. Theo tôi là có cơ sở. Đó là, muốn tăng trưởng bền vững, phải bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Như vậy, trong 4 năm qua chúng ta đã tập trung ổn định kinh tế vĩ mô thì đã đến lúc phải tăng trưởng. Giải pháp nào đạt tăng trưởng chính là mục tiêu các đại biểu Quốc hội cần phải đưa ra trong kỳ họp này.
Theo tôi, một trong những giải pháp quan trọng của Quốc hội là phải tiếp tục hoàn thiện thể chế, phải đưa ra được những luật đi vào thực tiễn, phù hợp với nhu cầu đòi hỏi của nền kinh tế đang phát sinh.
Ví dụ, chúng ta nói cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Vậy luật Đầu tư công phải thể chế hóa, Luật quản lý vốn phải quản lý được vốn của doanh nghiệp Nhà nước, vì doanh nghiệp là nơi sử dụng nhiều tài sản của quốc gia. Luật này phải làm sao gắn trách nhiệm của doanh nghiệp đóng góp vào sự tăng trưởng, nguồn thu của ngân sách.
Và nền kinh tế phải chắp cánh trên cơ sở thế mạnh của Việt Nam là ở nền nông nghiệp hiện đại và ngành du lịch phát triển trên cơ sở danh lam, thắng cảnh của Việt Nam, nhiều di sản thế giới, di tích lịch sử, bờ biển dài và đẹp… Không có lý do gì Việt Nam không phát triển ngành du lịch để thu hút ngoại tệ, góp phần vào tăng trưởng.
- Luật Đầu tư công đã được Quốc hội thông qua, vậy theo đồng chí làm thế nào để phát huy được và đưa luật này vào cuộc sống?
Đại biểu Trần Hoàng Ngân: Luật Đầu tư công ban hành trong kỳ họp trước, vấn đề quan trọng là việc thể chế, cụ thể hóa để làm sao gắn được với trách nhiệm của người cấp phép đầu tư cũng như cơ quan thẩm định đầu tư, phê duyệt đầu tư phải gắn với trách nhiệm đó và để dự án đó đi vào cuộc sống.
Trong quá trình phát triển nền kinh tế cần phải tiếp tục đầu tư công, nhưng người dân mong muốn thà không làm thì thôi nhưng đã làm thì phải có hiệu quả, chống lãng phí và phải có một sự giám sát không phải chỉ của đại biểu Quốc hội mà của toàn bộ hệ thống chính trị để luật đó đi vào hiệu quả.
Như chúng ta thấy Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp sửa đổi, Luật quản lý vốn nhà nước của các doanh nghiệp nhà nước… sẽ tiếp tục được thông qua tại kỳ họp Quốc hội lần này. Đó là những luật rất quan trọng góp phần thúc đẩy tinh thần của các doanh nhân, thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh trong thời gian tới và để có nguồn thu./.
Khai mạc trọng thể Kỳ họp lần thứ tám, Quốc hội Khóa XIII  (20/10/2014)
Không “đầu tư”  (20/10/2014)
Nhập khẩu của Việt Nam - Thực tiễn, vấn đề và giải pháp  (20/10/2014)
Nhập khẩu của Việt Nam - Thực tiễn, vấn đề và giải pháp  (20/10/2014)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 13 đến ngày 19-10-2014  (20/10/2014)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển