Nghiêm trị những cán bộ vi phạm pháp luật, bao che cho buôn lậu, gian lận thương mại
Phát biểu tại phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia), sáng 08-4, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu nghiêm trị những cán bộ vi phạm pháp luật, có hành vi bao che cho buôn lậu, gian lận thương mại.
Ban Chỉ đạo 389 quốc gia thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ do Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm Trưởng ban, Bộ Tài chính là Cơ quan thường trực (thay cho Bộ Công Thương - thường trực của Ban Chỉ đạo 127 trước đó). Với việc nâng cấp Ban chỉ đạo thành Ban chỉ đạo quốc gia, do một Phó Thủ tướng làm trưởng ban, các thành viên đều là lãnh đạo của các bộ, ngành, sự ra mắt của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia được coi là mốc quan trọng để đẩy nhanh hiệu quả phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Tại phiên họp, các thành viên Ban Chỉ đạo đã nêu rõ những yếu kém, bất cập trong công tác này thời gian qua, đồng thời, cũng nêu phương hướng hành động cụ thể của từng ban, bộ, ngành thành viên, trách nhiệm của tập thể, cá nhân được giao nhiệm vụ.
Báo cáo do Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải trình bày cho thấy, tình hình buôn lậu, hàng giả vẫn diễn ra phức tạp; việc triệt phá những đường dây lớn còn hạn chế, chỉ mới xử lý khâu lưu thông mà chưa xử lý cái gốc là từ khâu nhập khẩu; số vụ được xử lý còn ít, hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan còn hạn chế. Cả năm 2013, các lực lượng chức năng phát hiện trên 32.000 vụ buôn lậu, buôn bán vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu với trị giá gần 430 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2012, số vụ giảm gần 8.500 vụ (trên 26%). Buôn lậu vẫn diễn ra ở các tuyến biên giới như Việt Nam - Trung Quốc (các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh…).
Đặc biệt, buôn lậu còn diễn ra ở tuyến biên giới biển, trong đó buôn lậu xăng dầu trên biển là vấn đề nóng trong năm 2013, đặc biệt là ở vùng biển Nam Định, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu. Trên biển cũng diễn ra buôn lậu gia súc, gia cầm, phân bón. Chỉ tính riêng trong năm 2013, các lực lượng cảnh sát biển, bộ đội Biên phòng, hải quan đã phát hiện, xử lý gần 940 vụ, thu phạt trên 150 tỷ đồng. Cũng theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, buôn lậu còn diễn ra trên các tuyến hàng không, trong các địa bàn nội địa…
Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an cho rằng buôn lậu diễn ra mạnh ở các tuyến biên giới, trong đó phức tạp nhất là tuyến biên giới phía Bắc, phía Nam, miền Trung, tiếp đến là hàng không, trên biển. Trong đó, ở tuyến biên giới phía Bắc chủ yếu buôn lậu gia cầm, thực phẩm không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Thượng tướng Lê Quý Vương cũng đề nghị đánh giá lại vấn đề tạm nhập tái xuất hàng hóa nhập khẩu để có sửa đổi, bổ sung kịp thời.
Góp ý vào phương hướng hoạt động của Ban Chỉ đạo, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Thành Cung đề nghị phải quy định rõ, mỗi địa bàn cần một lực lượng chịu trách nhiệm chính phối hợp với các lực lượng chuyên trách khác để quy trách nhiệm cụ thể khi xảy ra vụ việc hoặc không hoàn thành nhiệm vụ. Bên cạnh đó, nếu để tình trạng này xảy ra nghiêm trọng và nhức nhối ở địa phương thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm.
Khẳng định quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo trong buổi lễ ra mắt, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần đề cử những người có năng lực tham gia Ban chỉ đạo cấp tỉnh, thành phố. Từng thành viên Ban Chỉ đạo phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, phối hợp, giám sát lẫn nhau, xử lý nghiêm những vi phạm để xảy ra buôn lậu, gian lận thương mại.
Cho rằng, tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại vẫn đang này diễn ra ngày càng nghiêm trọng với quy mô lớn, phá hoại các hoạt động sản xuất trong nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe của nhân dân, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các cơ quan truyền thông đại chúng cần đẩy mạnh tuyên truyền rộng rãi, sâu đậm về vấn nạn hàng giả, hàng lậu, gian lận thương mại để nhân dân nâng cao nhận thức, tẩy chay những loại hàng hóa này nhằm bảo vệ sản xuất trong nước và giữ gìn sức khỏe cho chính bản thân mỗi người.
Ban Chỉ đạo 389 quốc gia có 21 thành viên. Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng là Phó Trưởng Ban Thường trực; Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Thành Cung, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương là các Phó Trưởng Ban. Các thành viên khác của Ban Chỉ đạo là lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương./.
Nghị sĩ Mỹ ghi nhận thành tích nhân quyền của Việt Nam  (08/04/2014)
Hội thảo lý luận và thực tiễn lần thứ hai giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào kết thúc tốt đẹp  (08/04/2014)
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Tài thao lược trong lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh  (08/04/2014)
Thị trường hàng hóa trong nước: Bối cảnh và những vấn đề đặt ra  (08/04/2014)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên