Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 13-4-2009 đến 19-4-2009)
TCCSĐT - 1. CHDCND Triều Tiên tuyên bố rút khỏi đàm phán sáu bên và khởi động lại các cơ sở hạt nhân
Ngày 14-4-2009, phản ứng trước tuyên bố của Chủ tịch Hội đồng bảo an Liên hợp quốc lên án vụ phóng tên lửa ngày 5-4-2009 của CHDCND Triều Tiên, Bình Nhưỡng đã tuyên bố rút khỏi đàm phán sáu bên về giải giáp hạt nhân và khởi động lại chương trình vũ khí hạt nhân của nước này. Ngay lập tức, Trung Quốc, Nga và Nhật Bản cùng lên tiếng kêu gọi Bình Nhưỡng kiềm chế và trở lại bàn đàm phán. Trong khi đó, ngày 14-4-2009, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Li Xang Hi cho rằng, tên lửa mà CHDCND Triều Tiên phóng hôm 5-4-2009 dường như có mang theo vệ tinh và đã thực hiện tách hai tầng cuối cùng đúng như kế hoạch. Ngoại trưởng Mỹ Hi-la-ry Clin-tơn đã gọi việc Bình Nhưỡng ngừng hợp tác với IAEA là bước làm không hợp lý. Còn phát ngôn viên chính thức của Bộ Ngoại giao Mỹ Rô-bớt Uốt (Robert Wood) ghi nhận sự cần thiết đưa Bắc Triều Tiên trở lại bàn đàm phán sáu bên. Ngày 15-4-2009, các thanh sát viên IAEA đã dừng mọi nhiệm vụ giám sát và rời cơ sở hạt nhân ở tổ hợp Dông Piên của CHDCND Triều Tiên theo yêu cầu của nước này.
2. I-ran đưa đề xuất mới giải quyết vấn đề hạt nhân
Ngày 15-4-2009, Tổng thống I-ran Ma-mút A-ma-đi-nê-giát cho biết I-ran sẽ sớm công bố gói đề xuất mới tới Nhóm 5+1 (gồm 5 nước Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Đức) nhằm tháo gỡ những bất đồng liên quan đến chương trình hạt nhân của Tê-hê-ran. Theo Tổng thống A-ma-đi-nê-giát, I-ran sẽ tiến hành các cuộc đàm phán trên cơ sở gói đề xuất mới vì chúng bảo đảm cho hòa bình và công lý trên thế giới. Đây là "phiên bản" của những biện pháp mà Tê-hê-ran đưa ra tháng 5-2008, trong đó thể hiện nỗ lực của I-ran trong việc giải quyết các vấn đề của thế giới. Khi đó, I-ran đã đề nghị thành lập các tổ hợp về làm giàu u-ra-ni và chế tạo nhiên liệu hạt nhân và một tổ hợp như vậy đặt tại I-ran. Phía Mỹ rất hoan nghênh đề xuất này của I-ran. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Rô-bớt Út (Robert Wood) cho biết “Mỹ sẵn sàng thương lượng với I-ran mà không cần bất cứ điều kiện tiên quyết nào” và rằng, “I-ran cần chứng minh cho cộng đồng quốc tế thấy rõ chương trình hạt nhân của họ là hoàn toàn vì mục đích hòa bình”.
3. Nga - Mỹ đàm phán hiệp ước mới thay thế START-I
Ngày 16-4-2009, Bộ Ngoại giao Nga thông báo, ngày 24-4-2009 tại Rô-ma (I-ta-li-a), Nga và Mỹ sẽ chính thức bắt đầu lại các cuộc đàm phán về một hiệp ước hạt nhân mới thay thế Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược giai đoạn I (START-I) sắp hết hạn. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga cho biết, việc khởi động tiến trình đàm phán về một START mới được thực hiện theo chỉ thị của Tổng thống Nga Đ.Mét-vê-đép và Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma. Sau cuộc thương lượng ở Rô-ma, các nhà đàm phán hai bên sẽ nhóm họp thường xuyên và vấn đề này cũng sẽ được đưa ra thảo luận tại cuộc gặp ngoại trưởng hai nước vào tháng 5-2009. Việc ký kết hiệp ước mới tiếp nối Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược (START-I) là một ưu tiên của Mát-xcơ-va trong quan hệ với chính quyền mới tại Mỹ - vốn từng hứa hẹn sẽ "điều chỉnh lại" quan hệ với Nga.
4. Tổng thống Nga lên án NATO tập trận với Gru-di-a
Ngày 17-4-2009, Tổng thống Nga Đ.Mét-vê-đép đã lên án "quyết định nguy hiểm" của NATO khi tiến hành các cuộc tập trận tại Gru-di-a vào tháng 5-2009. Theo ông Mét-vê-đép, các quyết định như vậy "nhằm phô trương sức mạnh" và sẽ cản trở nỗ lực nối lại các mối tiếp xúc đầy đủ giữa Nga và NATO. Phía NATO cho rằng, các cuộc tập trận này có sự tham gia của 1.300 lính từ 19 nước và đã được hoạch định trước khi xảy ra cuộc xung đột Nga và Gru-di-a tháng 8-2008. Ông Rô-gô-din, đại diện của Nga tại NATO cho biết, hợp tác quân sự giữa Nga và NATO vẫn bị đóng băng do hậu quả của cuộc xung đột Nga - Gru-di-a năm ngoái. Ông này cũng bác bỏ lập luận của NATO cho rằng các cuộc tập trận đã được hoạch định từ năm 2008. Theo ông, tập trận tại một đất nước nơi chiến tranh vừa chấm dứt là không thể chấp nhận được./.
5. Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ năm của các nước châu Mỹ
Ngày 17-4-2009, tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ năm của các nước châu Mỹ (OAS) ở Tri-ni-dát và Tô-ba-gô, Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma cùng lãnh đạo các nước Mỹ La-tinh và vùng Ca-ri-bê thảo luận về việc hợp tác phát triển các nguồn năng lượng, đối phó với hiểm họa thay đổi khí hậu toàn cầu cũng như chống lại các hoạt động buôn lậu vũ khí và ma tuý đang đe doạ khu vực. Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma cũng tuyên bố trước 33 lãnh đạo khác của châu Mỹ rằng, chính quyền của ông muốn có một sự khởi đầu mới với Cu-ba nhằm chấm dứt cuộc xung đột về hệ tư tưởng kéo dài suốt nửa thế kỷ qua ở Tây bán cầu. Trước khi diễn ra Hội nghị, Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma đã ký quyết định nới lỏng một phần lệnh cấm vận thương mại của Mỹ chống Cu-ba suốt 47 năm qua, tạo tín hiệu tích cực từ cả hai phía về sự tái lập quan hệ lịch sử giữa Mỹ và Cu-ba - hai đối thủ thời "chiến tranh lạnh". Nhân dịp này, Tổng thống Hu-gô Cha-vét tuyên bố sẽ đưa đại sứ của nước này trở lại Mỹ.
6. Diễn đàn châu Á Bác Ngao
Hội nghị hằng năm BFA lần thứ tám (từ ngày 17 đến 19-4-2009 tại Hải Nam, Trung Quốc) diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới đang chịu tác động mạnh của khủng hoảng tài chính toàn cầu, hầu hết các nền kinh tế phát triển lâm vào suy thoái, các nền kinh tế đang phát triển cũng gặp nhiều khó khăn. Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), năm 2009, tăng trưởng kinh tế châu Á (trừ Nhật Bản) dự kiến chỉ đạt 2,7%, thấp hơn cả thời kỳ khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á (1997-1998). Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã và đang đặt ra những thách thức nghiêm trọng đối với hệ thống kinh tế và trật tự tài chính - tiền tệ quốc tế được thiết lập từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Tuy cũng chịu tác động mạnh của khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng Trung Quốc nói riêng và châu Á nói chung vẫn đứng trước cơ hội tăng cường hợp tác tài chính, thương mại và đầu tư trong khu vực, nhằm ngăn chặn những tác động của khủng hoảng và tạo dựng chỗ đứng phù hợp trong trật tự kinh tế thế giới sau khủng hoảng. Trong bối cảnh đó, Hội nghị BFA năm nay, với chủ đề "Châu Á: Nỗ lực vượt qua khủng hoảng", tập trung thảo luận việc đối phó những thách thức của châu Á trước tác động của khủng hoảng tài chính - tiền tệ hiện nay và triển vọng cũng như các xu hướng kinh tế - xã hội dài hạn của khu vực và quốc tế.
7. Thái Lan kéo dài tình trạng khẩn cấp tại Băng-cốc
Việt Nam sẽ công bố báo cáo nhân quyền tại Liên hợp quốc  (21/04/2009)
Nhật Bản tổ chức trọng thể Lễ đón Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh  (21/04/2009)
Tuyên bố chung Việt Nam - Nhật Bản về quan hệ đối tác chiến lược vì hoà bình và phồn vinh ở châu Á  (21/04/2009)
Thêm 100 triệu người có nguy cơ rơi vào cảnh đói nghèo  (20/04/2009)
Hồi ức của một chiến sĩ Điện Biên  (20/04/2009)
Lễ Công bố Quyết định "Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam"  (20/04/2009)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên