"Triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh vùng Tây Bắc"
17:44, ngày 15-01-2014
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị, Tây Bắc là vùng có nhiều đồng bào dân tộc cùng sinh sống, tình hình tôn giáo, dân tộc phức tạp, vì vậy các tỉnh trong vùng cần tổ chức triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự vùng Tây Bắc; bảo đảm giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị tổng kết công tác năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ công tác trọng tâm năm 2014 của Ban Chỉ đạo Tây Bắc diễn ra tại Sơn La, sáng 15-01-2014, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Thường trực Ban chỉ đạo cùng các bộ, ngành cần tăng cường các hoạt động chiều sâu; giải quyết các vấn đề nổi cộm; đẩy mạnh sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc biểu dương những kết quả mà chính quyền và nhân dân các tỉnh Tây Bắc đã đạt được trong thời gian qua. Tây Bắc là vùng khó khăn nhất cả nước, nhưng chính quyền địa phương và nhân dân đã cố gắng tìm mọi giải pháp để xây dựng kết cấu hạ tầng, xóa đói giảm nghèo. Đặc biệt dưới sự lãnh đạo của Đảng, tinh thần chiến đấu của lực lượng vũ trang được phát huy đã góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Ban Chỉ đạo Tây Bắc cần liên hệ với thông điệp đầu năm của Thủ tướng đối với cả nước, từ đó căn cứ vào đặc thù của vùng để xây dựng các chương trình hoạt động hiệu quả. Đó là tăng cường dân chủ, đẩy mạnh cải cách thể chế ở từng địa phương và từng vùng.
Đẩy nhanh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng giá trị gia tăng đi liền với phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới. Khảo sát, đánh giá và đề xuất các giải pháp phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế vùng; xây dựng quy hoạch, kế hoạch liên kết vùng về phát triển rừng; rà soát các cơ chế, chính sách hiện hành đối với đồng bào di cư tự do đáp ứng yêu cầu thực tiễn, góp phần ổn định dân cư đồng thời triển khai nghiên cứu ứng dụng các chương trình khoa học, công nghệ phát triển bền vững vùng Tây Bắc. Từ đó đưa Tây Bắc tiến lên một bước mới.
Trong bối cảnh vùng Tây Bắc còn nhiều khó khăn, thách thức như môi trường đầu tư kinh doanh còn thấp; tỉ lệ đói nghèo cao; an ninh lương thực chưa ổn định Phó Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo Tây Bắc và các địa phương trong vùng tăng cường củng cố, xây dựng hệ thống chính trị các địa bàn trọng yếu; phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong công tác bảo đảm an ninh chính trị vùng Tây Bắc. Đẩy mạnh thông tin, quảng bá tiềm năng thế mạnh, thu hút các dự án đầu tư nước ngoài vào vùng; thúc đẩy các hoạt động đối ngoại; thúc đẩy các hoạt động thương mại ở nước ngoài.
Phó Thủ tướng lưu ý, Tết Giáp Ngọ đã đến gần, các địa phương cần chăm lo cho các đối tượng chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, bảo đảm cho nhân dân được đón Tết đầm ấm, vui vẻ. Năm 2013, Ban Chỉ đạo Tây Bắc đã phối hợp với các bộ, ngành và các địa phương giải quyết các vấn đề phức tạp, nảy sinh liên quan đến an ninh, trật tự, dân tộc, tôn giáo; có một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế - xã hội của vùng và địa phương. Nhờ đó, tình hình chính trị - xã hội từng bước được ổn định, kinh tế toàn vùng có sự chuyển biến mạnh mẽ.
Báo cáo tại Hội nghị về kết quả công tác năm vừa qua, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc Trương Xuân Cừ cho biết, kinh tế toàn vùng tiếp tục ổn định và phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 9,4%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 21,5 triệu đồng, tăng gần 3 triệu đồng so với năm 2012. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 21.028 tỷ đồng, tăng 18% so với năm trước. Sản xuất nông nghiệp đạt kết quả khá, sản lượng lương thực đạt gần 4,1 triệu tấn, bình quân đầu người đạt gần 470kg.
Chương trình phát triển cây cao su tiếp tục được triển khai; tổng diện tích cao su được trồng mới trong năm là 11.500ha, đưa tổng diện tích cao su trong toàn vùng lên trên 56.600ha. Công tác giáo dục và đào tạo được quan tâm thực hiện; chính sách phát triển giáo dục dân tộc và chính sách đối với các trường bán trú được triển khai tích cực. Mạng lưới trường, lớp học được mở rộng, cơ sở vật chất được tăng cường; tỷ lệ phòng học kiên cố đạt gần 64%. Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, chính sách hỗ trợ y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách được triển khai tích cực. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khám chữa bệnh được chú trọng đầu tư; tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 36,1%, tăng 3,7% so với năm 2012.
An ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội trong vùng được bảo đảm, tình hình trên hai tuyến biên giới Việt - Trung, Việt - Lào cơ bản ổn định. Thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân được củng cố, tăng cường; hoạt động tuyên truyền lập “Nhà nước Mông” của những phần tử xấu từng bước được đẩy lùi, nhiều đối tượng cầm đầu bị bóc gỡ, cô lập và vô hiệu hóa. Các địa phương đã thể chế hóa pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và hướng dẫn của trung ương để đồng bào có đạo tham gia các hoạt động tôn giáo thuận lợi. Công tác quản lý, nắm bắt tình hình hoạt động của tôn giáo được tăng cường.
Các chương trình, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục được thực hiện có hiệu quả, nhất là các chương trình hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ đời sống, các hạng mục xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội đã góp phần thay đổi nhanh diện mạo đời sống xã hội nông thôn; đời sống của đồng bào dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn được cải thiện đáng kể. Qua đó, đưa tỷ lệ hộ nghèo trong toàn vùng còn 22,5%, giảm 3% so với năm 2012.
Tại Hội nghị, nhiều tham luận đã được đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Y tế; Bộ Công an trình bày nhằm xây dựng vùng Tây Bắc phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Lãnh đạo các tỉnh Điện Biên, Hà Giang, Tuyên Quang đã kiến nghị nhiều vấn đề trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Trong dịp này, Ban Chỉ đạo Tây Bắc đã tặng bằng khen cho 12 tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc, đóng góp vào sự phát triển vùng Tây Bắc./.
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc biểu dương những kết quả mà chính quyền và nhân dân các tỉnh Tây Bắc đã đạt được trong thời gian qua. Tây Bắc là vùng khó khăn nhất cả nước, nhưng chính quyền địa phương và nhân dân đã cố gắng tìm mọi giải pháp để xây dựng kết cấu hạ tầng, xóa đói giảm nghèo. Đặc biệt dưới sự lãnh đạo của Đảng, tinh thần chiến đấu của lực lượng vũ trang được phát huy đã góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Ban Chỉ đạo Tây Bắc cần liên hệ với thông điệp đầu năm của Thủ tướng đối với cả nước, từ đó căn cứ vào đặc thù của vùng để xây dựng các chương trình hoạt động hiệu quả. Đó là tăng cường dân chủ, đẩy mạnh cải cách thể chế ở từng địa phương và từng vùng.
Đẩy nhanh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng giá trị gia tăng đi liền với phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới. Khảo sát, đánh giá và đề xuất các giải pháp phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế vùng; xây dựng quy hoạch, kế hoạch liên kết vùng về phát triển rừng; rà soát các cơ chế, chính sách hiện hành đối với đồng bào di cư tự do đáp ứng yêu cầu thực tiễn, góp phần ổn định dân cư đồng thời triển khai nghiên cứu ứng dụng các chương trình khoa học, công nghệ phát triển bền vững vùng Tây Bắc. Từ đó đưa Tây Bắc tiến lên một bước mới.
Trong bối cảnh vùng Tây Bắc còn nhiều khó khăn, thách thức như môi trường đầu tư kinh doanh còn thấp; tỉ lệ đói nghèo cao; an ninh lương thực chưa ổn định Phó Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo Tây Bắc và các địa phương trong vùng tăng cường củng cố, xây dựng hệ thống chính trị các địa bàn trọng yếu; phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong công tác bảo đảm an ninh chính trị vùng Tây Bắc. Đẩy mạnh thông tin, quảng bá tiềm năng thế mạnh, thu hút các dự án đầu tư nước ngoài vào vùng; thúc đẩy các hoạt động đối ngoại; thúc đẩy các hoạt động thương mại ở nước ngoài.
Phó Thủ tướng lưu ý, Tết Giáp Ngọ đã đến gần, các địa phương cần chăm lo cho các đối tượng chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, bảo đảm cho nhân dân được đón Tết đầm ấm, vui vẻ. Năm 2013, Ban Chỉ đạo Tây Bắc đã phối hợp với các bộ, ngành và các địa phương giải quyết các vấn đề phức tạp, nảy sinh liên quan đến an ninh, trật tự, dân tộc, tôn giáo; có một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế - xã hội của vùng và địa phương. Nhờ đó, tình hình chính trị - xã hội từng bước được ổn định, kinh tế toàn vùng có sự chuyển biến mạnh mẽ.
Báo cáo tại Hội nghị về kết quả công tác năm vừa qua, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc Trương Xuân Cừ cho biết, kinh tế toàn vùng tiếp tục ổn định và phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 9,4%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 21,5 triệu đồng, tăng gần 3 triệu đồng so với năm 2012. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 21.028 tỷ đồng, tăng 18% so với năm trước. Sản xuất nông nghiệp đạt kết quả khá, sản lượng lương thực đạt gần 4,1 triệu tấn, bình quân đầu người đạt gần 470kg.
Chương trình phát triển cây cao su tiếp tục được triển khai; tổng diện tích cao su được trồng mới trong năm là 11.500ha, đưa tổng diện tích cao su trong toàn vùng lên trên 56.600ha. Công tác giáo dục và đào tạo được quan tâm thực hiện; chính sách phát triển giáo dục dân tộc và chính sách đối với các trường bán trú được triển khai tích cực. Mạng lưới trường, lớp học được mở rộng, cơ sở vật chất được tăng cường; tỷ lệ phòng học kiên cố đạt gần 64%. Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, chính sách hỗ trợ y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách được triển khai tích cực. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khám chữa bệnh được chú trọng đầu tư; tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 36,1%, tăng 3,7% so với năm 2012.
An ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội trong vùng được bảo đảm, tình hình trên hai tuyến biên giới Việt - Trung, Việt - Lào cơ bản ổn định. Thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân được củng cố, tăng cường; hoạt động tuyên truyền lập “Nhà nước Mông” của những phần tử xấu từng bước được đẩy lùi, nhiều đối tượng cầm đầu bị bóc gỡ, cô lập và vô hiệu hóa. Các địa phương đã thể chế hóa pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và hướng dẫn của trung ương để đồng bào có đạo tham gia các hoạt động tôn giáo thuận lợi. Công tác quản lý, nắm bắt tình hình hoạt động của tôn giáo được tăng cường.
Các chương trình, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục được thực hiện có hiệu quả, nhất là các chương trình hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ đời sống, các hạng mục xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội đã góp phần thay đổi nhanh diện mạo đời sống xã hội nông thôn; đời sống của đồng bào dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn được cải thiện đáng kể. Qua đó, đưa tỷ lệ hộ nghèo trong toàn vùng còn 22,5%, giảm 3% so với năm 2012.
Tại Hội nghị, nhiều tham luận đã được đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Y tế; Bộ Công an trình bày nhằm xây dựng vùng Tây Bắc phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Lãnh đạo các tỉnh Điện Biên, Hà Giang, Tuyên Quang đã kiến nghị nhiều vấn đề trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Trong dịp này, Ban Chỉ đạo Tây Bắc đã tặng bằng khen cho 12 tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc, đóng góp vào sự phát triển vùng Tây Bắc./.
Công an cần xây dựng phong cách chiến sỹ của nhân dân  (15/01/2014)
"Sơn La phải phát huy mạnh mẽ nguồn lực tại chỗ"  (15/01/2014)
Lễ tiếp nhận và thượng cờ trên tàu ngầm HQ 182 - Hà Nội  (15/01/2014)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên