Tuyển sinh đại học 2014: Sẽ không có nhiều thay đổi
Đây là thông tin được lãnh đạo các trường đại học khẳng định hôm nay, ngày 28-12, trong Hội nghị Tổng kết giáo dục đại học năm học 2012-2013 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại Hà Nội.
Theo lịch công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2014 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố hôm nay, kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng theo phương thức ba chung do Bộ này tổ chức vẫn có 3 đợt thi. Cụ thể như sau:
Đợt 1 dành cho các trường đại học thi khối A, A1, V, diễn ra vào hai ngày 4 và 5-7-2014.
Đợt 2 dành cho các trường đại học thi khối B, C, D, N, H, T, R, M, K, diễn ra vào hai ngày 9 và 10-7-2014.
Đợt 3 thi vào các trường cao đẳng, diễn ra trong hai ngày 15 và 16-7-2014.
Thí sinh bắt đầu nộp hồ sơ từ ngày 10-3 đến hết ngày 10-4 (theo tuyến sở giáo dục đào tạo) và từ ngày 11 đến ngày 17-4-2014 (nếu nộp trực tiếp tại các trường đại học, cao đẳng).
Như vậy, so với các năm trước, thời gian diễn ra các đợt thi không có gì thay đổi.
Phó Hiệu trưởng Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh Lưu Thanh Tâm cho biết: "Chúng tôi vẫn quyết định tham gia kỳ thi ba chung trong năm tới do thấy có nhiều ưu điểm: Đề thi chung nên đánh giá được mặt bằng chất lượng thí sinh, giảm gánh nặng cho trường trong việc ra đề, công tác bảo mật đề thi tốt hơn, giảm kinh phí cho trường và việc thi cử do Bộ thực hiện nhiều năm nay đã có tính chuyên nghiệp hơn".
Ủng hộ chủ trương tự chủ tuyển sinh nhưng Giám đốc Đại học Đà Nẵng Trần Văn Nam cho biết, trước mắt, trong mùa thi tới, Đại học Đà Nẵng vẫn thi theo ba chung. “Việc tổ chức thi riêng, chúng tôi sẽ nghiên cứu”, ông Nam nói.
Sẽ tiếp tục ba chung trong năm tới cũng là ý kiến của Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội Mai Hồng Quỳ. Theo bà Quỳ, tuyển sinh riêng là hợp lý và phù hợp với trường đào tạo đặc thù như Đại học Luật, tuy nhiên, việc tự chủ sẽ cần có lộ trình nên tới đây, trường vẫn tiếp tục thi ba chung.
Ngay cả trường đã xây dựng phương án tuyển sinh riêng như Đại học Quốc gia Hà Nội cũng cho biết vẫn thi ba chung trong năm tới. Đây cũng là ý kiến của Đại học Quy Nhơn.
Lý giải cho sự lựa chọn này, lãnh đạo các đại học cho biết việc ra đề thi là khâu khó nhất khi thực hiện tuyển sinh riêng.
“Có trường có thể tự ra đề nhưng có trường không tự ra đề được. Đại học Quy Nhơn dù có gốc là trường sư phạm, đội ngũ giảng viên các ngành học cơ bản tốt nhưng ra đề thi cũng là một thách thức, chưa nói tới các trường đào tạo chuyên ngành khác”, Hiệu trưởng Đại học Quy Nhơn chia sẻ.
Còn Hiệu trưởng Đại học Hàng Hải (Hải Phòng) Lương Công Nhớ thì cho rằng việc thực hiện ba chung đang rất ổn vì Bộ đã giúp các trường thực hiện nhiều khâu, từ ra đề đến chấm thi, thậm chí ban hành cả quy trình tổ chức thi, trường chỉ cần lo thực hiện nghiêm túc. Lãnh đạo Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cũng không ngần ngại chia sẻ: “Thi chung, trường nhà hơn. Tôi thích ba chung”.
Các trường ngoài công lập là nhóm trường tha thiết với tuyển sinh riêng nhiều nhất. Tất cả 17 trường gửi đề án tuyển sinh riêng về Bộ Giáo dục và Đào tạo đều là trường ngoài công lập.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo các trường này, thí sinh vốn vẫn ưu tiên số một cho các trường công lập do học phí thấp hơn. Bộ lại quy định kết quả kỳ thi riêng không được sử dụng đối với các trường thi tuyển ba chung, thí sinh vì thế càng không mặn mà.
"Vì thế, nếu thi riêng, trường ngoài công lập có thể sẽ có rất ít thí sinh đăng ký. Khi đó, dù thiếu chỉ tiêu nhưng theo quy định của Bộ, trường cũng không được phép dùng kết quả kỳ thi ba chung để xét tuyển. Nguy cơ "cháy" chỉ tiêu là rất lớn", Phó chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập Trần Xuân Nhĩ phân tích.
Có lẽ vì thế, tại Hội nghị sáng nay, nhiều trường ngoài công lập cho biết sẽ vẫn thi theo ba chung.
Lãnh đạo Đại học Duy Tân khẳng định không chỉ năm 2014 mà trường sẽ tham gia thi ba chung đến khi nào Bộ không còn tổ chức ba chung nữa. Tương tự, các trường Đại học Quảng Bình, Đại học Quang Trung (Quy Nhơn), Đại học Kinh doanh và Công nghệ cũng cho biết trong ba năm tới vẫn thi chung với kỳ thi của Bộ.
“Việc thi ba chung sẽ giúp cho trường thuận lợi hơn về nhiều mặt: trường được Bộ hỗ trợ cho đề thi, việc thi cử đảm bảo nghiêm túc, chất lượng và nguồn tuyển sẽ dồi dào hơn”, ông Nguyễn Minh Châu, Hiệu trưởng Đại học Quang Trung chia sẻ.
Như vậy, có thể thấy trong năm 2014, các trường đại học, cao đẳng công lập, nơi chiếm tới 90% số sinh viên, vẫn thi theo ba chung. Các trường ngoài công lập dù muốn nhưng có lẽ cũng ít trường dám mạo hiểm thi riêng. Kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm tới vì thế có thể nói sẽ gần như không có nhiều thay đổi trong phương thức tổ chức thi.
Năm 2014 theo đó trên thực tế sẽ chỉ là năm Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh động về tinh thần để các trường đại học cao đẳng cũng như học sinh và các trường trung học phổ thông có sự chuẩn bị cho việc tuyển sinh riêng dự kiến bắt đầu vào năm 2017./.
Cảnh báo về những “phao cứu sinh” của kinh tế thế giới  (28/12/2013)
Đà Nẵng: Gắn biển tên đường Đại tướng Võ Nguyên Giáp  (28/12/2013)
Thủ tướng Hun Sen và Phu nhân thăm thành phố Đà Nẵng  (28/12/2013)
Bộ Công an tăng cường hợp tác toàn diện với Bộ An ninh Lào  (28/12/2013)
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan tiếp Đoàn nữ lái xe Trường Sơn  (28/12/2013)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên