Các chương trình bình ổn giá sẽ kéo dài trước và sau Tết nhằm tháo gỡ khó khăn cung - cầu của người dân
23:33, ngày 25-12-2013
TCCSĐT - Tết Nguyên đán đang đến gần, người dân rất quan tâm tới tình hình giá cả cuối năm và hiệu quả của các chương trình bình ổn giá. Để giải đáp các câu hỏi của người dân, chiều 25-12-2013, tại Hà Nội, Cổng thông tin điện tử của Chính phủ đã tổ chức buổi Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Bình ổn thị trường - tháo gỡ khó khăn cung cầu dịp Tết.
Chương trình có sự tham gia của các khách mời: Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa; Giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh Lê Ngọc Đào Phó và Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) Chu Xuân Kiên.
Chủ trương bình ổn giá của Chính phủ trong những năm qua đã được các cơ quan, ban, ngành và địa phương triển khai mạnh mẽ, để lại dấu ấn tích cực cho người tiêu dùng, được đông đảo nhân dân ủng hộ. Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân, quá trình thực hiện vẫn còn tồn tại một số bất cập, như: nguồn cung chưa đáp ứng được nhu cầu người dân trong dịp Tết; ít tiếp cận được đối tượng hưởng lợi chính là người nghèo, số điểm bình ổn còn hạn chế, số lượng doanh nghiệp đăng ký tham gia chưa nhiều.
Giải đáp về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa cho biết, Bộ Công thương đã có hướng dẫn triển khai theo hướng gợi mở, từ đó đến nay chương trình đã được triển khai ở nhiều nơi. Hiện nay chương trình đã có nhiều doanh nghiệp tham gia, với nhiều cơ cấu; các nhóm mặt hàng, nhiều địa điểm bán hàng khác nhau. Số lượng doanh nghiệp tham gia tùy theo từng địa phương nhưng số lượng các doanh nghiệp tham gia chương trình mỗi năm đều tăng.
Trước đây chỉ có các nhà phân phối lưu thông hàng hóa mới được hỗ trợ nhưng hiện nay tất cả các doanh nghiệp lưu thông, vận tải, phân phối hàng hóa tham gia chương trình đều đã được hỗ trợ. Năm 2011, có 6.400 điểm bán bình ổn giá, đến năm 2012 đã có 8.000 điểm. Ngoài ra, chương trình còn có các điểm bán hàng lưu động, không chỉ ở thành phố lớn, vùng sâu, vùng xa mà còn đến các khu công nghiệp. Một điểm mới nữa là số doanh nghiệp không tham gia nhận ứng vốn cũng đã tăng lên; thời gian các doanh nghiệp tham gia bán hàng tại các địa điểm bình ổn giá kéo dài trước và sau tết.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tham gia các chương trình bình ổn giá đều đã có cam kết bán hàng đến sát tết. Ví dụ như tại thành phố Hồ Chí Minh, các doanh nghiệp đã cam kết bán đến sát 30 tết và mở cửa sớm sau tết. Hơn nữa, bình ổn giá tập trung vào các mặt hàng thiết yếu thì nay các nhóm hàng đã được mở rộng. Việc lựa chọn các mặt hàng tùy thuộc vào nhu cầu của các địa phương. Ngoài ra, các địa phương đã chú ý phối hợp với nhau trong việc cân đối, lưu thông hàng hóa, tạo ra sự liên kết mới. Đây là điểm rất hay.
Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa nêu rõ: Năm 2013 với sự điều hành quyết liệt của Chính phủ trong việc kìm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, cung cầu đã được cân đối. Cũng theo Thứ trưởng, cần có đánh giá nguồn cung - cầu để có biện pháp điều phối. Bộ Công thương đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương cân đối cung cầu cả nước, đặc biệt là về lương thực thực phẩm. Xác định nhu cầu văn hóa tiêu dùng của người dân, đặc biệt là trong dịp tết, các đơn vị đã chuẩn bị hàng hóa để cung cấp đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước, có dự trữ nếu cân đối không đầy đủ. Việc cung cấp hàng hóa trong dịp Tết mỗi địa phương có cách làm khác nhau nhưng nếu thiếu hàng vẫn có thể điều chuyển được. Bên cạnh các chương trình bình ổn giá, cuối năm sẽ có đợt giảm giá sâu cho người người nghèo. Mặc dù không thể bao phủ tất cả các mặt hàng nhưng Bộ sẽ cố gắng điều tiết các mặt hàng thiết yếu. Hiện nay khâu chuẩn bị của các địa phương là tương đối yên tâm.
Đối với công tác cung ứng hàng hóa cho các tỉnh miền Trung bị thiệt hại nặng nề trong đợt mưa bão vừa qua, Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa khẳng định: Bộ Công thương đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ ngành để cung ứng, điều phối cung cấp hàng hóa cho người dân miền Trung trong thời gian bị bão lũ. Rút kinh nghiệm từ các năm trước, việc phối kết hợp đã tốt hơn. Theo báo cáo của khu cực Bắc Trung Bộ về Bộ Công thương cho thấy khu vực đã chuẩn bị hàng hóa tương đối đầy đủ. Đầu tháng 01-2014, đoàn công tác của các bộ sẽ làm việc với các tỉnh Bắc Trung Bộ về việc điều phối cung cấp hàng hóa.
Đối với tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng trốn thuế vẫn đang diễn ra ở nhiều nơi, Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa cho biết, Bộ Công thương đã có Chỉ thị tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát vấn đề này. Thời gian qua lực lượng quản lý thị trường đã có nhiều chiến công, tham gia tích cực trong việc kiểm tra, kiểm soát thị trường. Công tác bình ổn giá thị trường luôn gắn với công tác quản lý. Hiện Bộ Công thương và các Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn đang tập trung phối hợp tham gia kiểm tra, kiểm soát an toàn thực phẩm, hàng hóa. Chương trình bình ổn giá thị trường luôn gắn với cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Hiện hàng Việt Nam có chất lượng cao đã đến được nhiều vùng miền trên cả nước với trọng tâm là làm sao để hàng hóa Việt Nam, hàng bình ổn giá thị trường ngày càng có nhiều người sử dụng.
Tại buổi đối thoại, các khách mời cũng trao đổi và trả lời nhiều câu hỏi của độc giả liên quan đến công tác chuẩn bị hàng hóa trong dịp Tết; chất lượng hàng hóa các mặt hàng; những đổi mới của chương trình bình ổn thị trường năm 2014; những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn; cũng như dự báo về tình hình thị trường Tết năm nay, giá cả của các mặt hàng thiết yếu; tình trạng khan hiếm hàng Tết; nhu cầu, tâm lý tích trữ hàng hóa của người dân; hiệu quả của chương trình bình ổn giá…/.
Chủ trương bình ổn giá của Chính phủ trong những năm qua đã được các cơ quan, ban, ngành và địa phương triển khai mạnh mẽ, để lại dấu ấn tích cực cho người tiêu dùng, được đông đảo nhân dân ủng hộ. Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân, quá trình thực hiện vẫn còn tồn tại một số bất cập, như: nguồn cung chưa đáp ứng được nhu cầu người dân trong dịp Tết; ít tiếp cận được đối tượng hưởng lợi chính là người nghèo, số điểm bình ổn còn hạn chế, số lượng doanh nghiệp đăng ký tham gia chưa nhiều.
Giải đáp về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa cho biết, Bộ Công thương đã có hướng dẫn triển khai theo hướng gợi mở, từ đó đến nay chương trình đã được triển khai ở nhiều nơi. Hiện nay chương trình đã có nhiều doanh nghiệp tham gia, với nhiều cơ cấu; các nhóm mặt hàng, nhiều địa điểm bán hàng khác nhau. Số lượng doanh nghiệp tham gia tùy theo từng địa phương nhưng số lượng các doanh nghiệp tham gia chương trình mỗi năm đều tăng.
Trước đây chỉ có các nhà phân phối lưu thông hàng hóa mới được hỗ trợ nhưng hiện nay tất cả các doanh nghiệp lưu thông, vận tải, phân phối hàng hóa tham gia chương trình đều đã được hỗ trợ. Năm 2011, có 6.400 điểm bán bình ổn giá, đến năm 2012 đã có 8.000 điểm. Ngoài ra, chương trình còn có các điểm bán hàng lưu động, không chỉ ở thành phố lớn, vùng sâu, vùng xa mà còn đến các khu công nghiệp. Một điểm mới nữa là số doanh nghiệp không tham gia nhận ứng vốn cũng đã tăng lên; thời gian các doanh nghiệp tham gia bán hàng tại các địa điểm bình ổn giá kéo dài trước và sau tết.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tham gia các chương trình bình ổn giá đều đã có cam kết bán hàng đến sát tết. Ví dụ như tại thành phố Hồ Chí Minh, các doanh nghiệp đã cam kết bán đến sát 30 tết và mở cửa sớm sau tết. Hơn nữa, bình ổn giá tập trung vào các mặt hàng thiết yếu thì nay các nhóm hàng đã được mở rộng. Việc lựa chọn các mặt hàng tùy thuộc vào nhu cầu của các địa phương. Ngoài ra, các địa phương đã chú ý phối hợp với nhau trong việc cân đối, lưu thông hàng hóa, tạo ra sự liên kết mới. Đây là điểm rất hay.
Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa nêu rõ: Năm 2013 với sự điều hành quyết liệt của Chính phủ trong việc kìm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, cung cầu đã được cân đối. Cũng theo Thứ trưởng, cần có đánh giá nguồn cung - cầu để có biện pháp điều phối. Bộ Công thương đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương cân đối cung cầu cả nước, đặc biệt là về lương thực thực phẩm. Xác định nhu cầu văn hóa tiêu dùng của người dân, đặc biệt là trong dịp tết, các đơn vị đã chuẩn bị hàng hóa để cung cấp đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước, có dự trữ nếu cân đối không đầy đủ. Việc cung cấp hàng hóa trong dịp Tết mỗi địa phương có cách làm khác nhau nhưng nếu thiếu hàng vẫn có thể điều chuyển được. Bên cạnh các chương trình bình ổn giá, cuối năm sẽ có đợt giảm giá sâu cho người người nghèo. Mặc dù không thể bao phủ tất cả các mặt hàng nhưng Bộ sẽ cố gắng điều tiết các mặt hàng thiết yếu. Hiện nay khâu chuẩn bị của các địa phương là tương đối yên tâm.
Đối với công tác cung ứng hàng hóa cho các tỉnh miền Trung bị thiệt hại nặng nề trong đợt mưa bão vừa qua, Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa khẳng định: Bộ Công thương đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ ngành để cung ứng, điều phối cung cấp hàng hóa cho người dân miền Trung trong thời gian bị bão lũ. Rút kinh nghiệm từ các năm trước, việc phối kết hợp đã tốt hơn. Theo báo cáo của khu cực Bắc Trung Bộ về Bộ Công thương cho thấy khu vực đã chuẩn bị hàng hóa tương đối đầy đủ. Đầu tháng 01-2014, đoàn công tác của các bộ sẽ làm việc với các tỉnh Bắc Trung Bộ về việc điều phối cung cấp hàng hóa.
Đối với tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng trốn thuế vẫn đang diễn ra ở nhiều nơi, Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa cho biết, Bộ Công thương đã có Chỉ thị tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát vấn đề này. Thời gian qua lực lượng quản lý thị trường đã có nhiều chiến công, tham gia tích cực trong việc kiểm tra, kiểm soát thị trường. Công tác bình ổn giá thị trường luôn gắn với công tác quản lý. Hiện Bộ Công thương và các Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn đang tập trung phối hợp tham gia kiểm tra, kiểm soát an toàn thực phẩm, hàng hóa. Chương trình bình ổn giá thị trường luôn gắn với cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Hiện hàng Việt Nam có chất lượng cao đã đến được nhiều vùng miền trên cả nước với trọng tâm là làm sao để hàng hóa Việt Nam, hàng bình ổn giá thị trường ngày càng có nhiều người sử dụng.
Tại buổi đối thoại, các khách mời cũng trao đổi và trả lời nhiều câu hỏi của độc giả liên quan đến công tác chuẩn bị hàng hóa trong dịp Tết; chất lượng hàng hóa các mặt hàng; những đổi mới của chương trình bình ổn thị trường năm 2014; những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn; cũng như dự báo về tình hình thị trường Tết năm nay, giá cả của các mặt hàng thiết yếu; tình trạng khan hiếm hàng Tết; nhu cầu, tâm lý tích trữ hàng hóa của người dân; hiệu quả của chương trình bình ổn giá…/.
Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác Thi đua - Khen thưởng năm 2013, triển khai nhiệm vụ năm 2014  (25/12/2013)
Chính phủ họp chuyên đề, cho ý kiến về 5 dự án luật  (25/12/2013)
Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn  (25/12/2013)
Xây dựng trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ pháp luật  (25/12/2013)
Phát huy vai trò của Tham tán thương mại trong xu thế hội nhập  (25/12/2013)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên